Chưa chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tại cuộc họp phiên thứ nhất năm 2023 để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 ở Hạ Long, sáng 9.8, Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất sẽ chốt mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 tại phiên họp tới, dự kiến vào tháng 11.2023.

Phát biểu kết luận phiên họp, sau khi lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, ông Lê Văn Thanh - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia - đề nghị đại diện các bên liên quan tiếp tục tiếp tục theo dõi, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội để đến kỳ họp vào quý 4.2023 sẽ xem xét đề xuất mức tăng cụ thể lương tối thiểu vùng cho phù hợp với thực tế.

Hội đồng tiền lương quốc gia đã bỏ phiếu thống nhất sẽ họp bàn và đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024, dự kiến vào tháng 11.2024.

Trao đổi với Lao Động bên lề phiên họp, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết, trong bối cảnh cả doanh nghiệp và người lao động đều rất khó khăn và cũng chưa có được những đánh giá toàn diện về tình hình tăng trưởng kinh tế từ nay đến cuối năm, đặc biệt là triển vọng 2024, trên cơ sở phân tích toàn diện và chia sẻ lẫn nhau, Hội đồng thống nhất sẽ họp lại vào khoảng tháng 11.2023 để bàn, đánh giá tình hình thực tế để từ đó đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng cho năm 2024.

Phiên thứ nhất năm 2023 của Hội đồng tiền lương quốc gia tại Hạ Long, sáng 9.8.2023. Ảnh: Nguyễn Hùng
Phiên thứ nhất năm 2023 của Hội đồng tiền lương quốc gia tại Hạ Long, sáng 9.8.2023. Ảnh: Nguyễn Hùng

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, quan điểm của Tổng LĐLĐ Việt Nam là rất chia sẻ với những khó khăn của doanh nghiệp, tuy nhiên, người lao động là đối tượng dễ bị tổn thương và hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Việc tăng lương vừa là động lực để thúc đẩy người lao động làm việc với năng suất cao, chất lượng tốt, nhưng trước hết là đảm bảo cho người lao động duy trì mức sống tối thiểu.

“Do vậy, thời gian tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp tục theo dõi tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lấy ý kiến của đông đảo đoàn viên, người lao động, từ đó đưa ra phương án lương phù hợp để kiến nghị với Hội đồng tiền lương quốc gia trong kỳ họp tới” - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chia sẻ - “Mục tiêu trong lần tăng tới là phải đảm bảo cao hơn mức sống tối thiểu của người lao động, nhất là trong bối cảnh nhiều khó khăn như hiện nay, với việc hầu hết các mặt hàng thiết yếu đều tăng giá, như: gạo, thịt, xăng dầu, điện…, qua đó, giúp người lao động giảm bớt được những khó khăn”.

Trước đó, cũng trong phiên họp này, ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Chính sách, pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam - căn cứ vào kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023, đã đề xuất tăng 5-6% mức lương tối thiểu vùng năm 2024 để bù đắp chỉ số trượt giá cho người lao động.

Theo kết quả khảo sát với gần 3.000 lao động ở 4 vùng với các loại hình doanh nghiệp do Tổng Liên đoàn thực hiện, có 17,3% công nhân lao động được khảo sát phải thường xuyên vay nợ dẫn đến 3,1% trong số đó thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng bất an.

Có 52,3% NLĐ có làm thêm giờ, số ngày làm thêm giờ trung bình 1 tháng là 10,71 ngày; số giờ làm thêm trung bình 1 ngày là 1,75 giờ.

Thu nhập trung bình của 2.982 NLĐ khảo sát đạt hơn 7,8 triệu đồng/tháng, trong đó tiền lương cơ bản chỉ chiếm 76,7% thu nhập hàng tháng của họ; 23,3% thu nhập khác khác đến từ tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp, phụ cấp của DN.

Có 24,5% NLĐ cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; còn lại 75,5% người trả lời cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của họ, thậm chí, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu chi tiêu.

Chỉ có 8,1% NLĐ có dư tích lũy từ tiền lương và thu nhập; 11,2% không thể đủ sống và ngoài thời gian làm việc tại DN họ phải làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập.

Tuy nhiên, tại phiên họp, đại diện một số doanh nghiệp cho biết, tình hình sản xuất, kinh doanh liên tục gặp khó khăn kéo dài do đơn hàng sụt giảm dẫn tới thu hẹp quy mô sản xuất, doanh thu giảm…

Theo thông lệ từ hơn 10 năm qua, lương tối thiểu vùng thường được điều chỉnh vào ngày 1.1 hàng năm. Từ năm 2020 đến giữa 2022, việc này tạm hoãn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Lần điều chỉnh gần nhất vào ngày 1.7.2022, với mức tăng 240.000-260.000 đồng tùy từng vùng. Hiện, mức lương tối thiểu vùng cáo nhất 4,68 triệu đồng, thuộc vùng I (TP HCM, Hà Nội, Bình Dương...) và thấp nhất vùng là vùng 4 với với 3,25 triệu đồng.

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 khoảng 5-6%

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tại cuộc họp phiên thứ nhất năm 2023 của Hội đồng tiền lương quốc gia sáng nay (9.8) ở TP.Hạ Long, đại diện tổ chức Công đoàn mong muốn điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng để bù đắp chỉ số trượt giá, với mức đề xuất tăng 5-6%

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần hài hòa lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp

Quế Chi |

Trong bối cảnh người lao động gặp rất nhiều khó khăn, phải xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 một cách hài hòa, vừa động viên người lao động, cải thiện đời sống của họ, vừa phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Lương tối thiểu vùng năm 2024 sẽ được điều chỉnh như thế nào?

Quế Chi |

Dự kiến ngày 9.8 tại Quảng Ninh sẽ diễn ra phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thương lượng về lương tối thiểu vùng năm 2024. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chưa ký văn bản gửi phương án đề xuất mức tăng cụ thể sang Hội đồng Tiền lương Quốc gia như các năm trước đây.

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Kpop và giải trí Hàn đang "tấn công" thị trường Việt Nam như thế nào?

Huyền Chi |

Với sự tương đồng về văn hóa, khoảng cách địa lý, Kpop và văn hóa Hàn Quốc nói chung ngày càng ảnh hưởng và được giới trẻ Việt Nam yêu thích.

Bãi tắm trăm tỉ đồng ở Đồ Sơn vì sao chưa đưa vào hoạt động?

Mai Chi |

Trong khi các bãi tắm cũ của Đồ Sơn (Hải Phòng) đông đúc, nước đục ngầu tại khu 1 và khu 2 thì bãi tắm khu 4 đã hoàn thiện với bãi cát dài, nước trong xanh nhưng lại đóng cửa không cho người dân vào, khiến nhiều người bức xúc, thắc mắc.

Người Nga ồ ạt bán USD và euro

Khánh Minh |

Gần nửa tỉ USD và euro đã được chuyển đổi thành đồng rúp Nga trong tháng 7.

Thực hư cao ốc 40 tầng không được cấp sổ hồng và huy động vốn ở Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Trước những lùm xùm về thông tin một dự án khu căn hộ nghỉ dưỡng cao cấp bên bờ vịnh Hạ Long, thuộc phường Hùng Thắng, TP.Hạ Long không được cấp sổ lâu dài đối với các căn hộ và chủ đầu tư không được huy động vốn, đại diện Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh hôm nay (13.8) cho biết đã có công văn trả lời chính thức về vấn đề này.

Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 khoảng 5-6%

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Tại cuộc họp phiên thứ nhất năm 2023 của Hội đồng tiền lương quốc gia sáng nay (9.8) ở TP.Hạ Long, đại diện tổ chức Công đoàn mong muốn điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng để bù đắp chỉ số trượt giá, với mức đề xuất tăng 5-6%

Tăng lương tối thiểu vùng: Cần hài hòa lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp

Quế Chi |

Trong bối cảnh người lao động gặp rất nhiều khó khăn, phải xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 một cách hài hòa, vừa động viên người lao động, cải thiện đời sống của họ, vừa phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Lương tối thiểu vùng năm 2024 sẽ được điều chỉnh như thế nào?

Quế Chi |

Dự kiến ngày 9.8 tại Quảng Ninh sẽ diễn ra phiên họp đầu tiên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thương lượng về lương tối thiểu vùng năm 2024. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chưa ký văn bản gửi phương án đề xuất mức tăng cụ thể sang Hội đồng Tiền lương Quốc gia như các năm trước đây.