Tăng lương tối thiểu vùng: Cần hài hòa lợi ích giữa người lao động và doanh nghiệp

Quế Chi |

Trong bối cảnh người lao động gặp rất nhiều khó khăn, phải xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024 một cách hài hòa, vừa động viên người lao động, cải thiện đời sống của họ, vừa phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Ba thông số cần quan tâm

Phiên họp thứ nhất của Hội đồng Tiền lương Quốc gia thương lượng về lương tối thiểu vùng năm 2024 diễn ra vào ngày hôm nay (9.8) tại Quảng Ninh.

Trao đổi với phóng viên ngày 8.8, ông Lê Đình Quảng - Phó trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN), thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, Tổng LĐLĐVN đã chuẩn bị tất cả số liệu, trong đó có công bố khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023; lấy ý kiến của các chuyên gia, cán bộ công đoàn… “Năm nay chúng tôi không đưa ra phương án cụ thể trước khi diễn ra phiên họp; trong quá trình thương lượng, các thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia thuộc tổ chức công đoàn trên cơ sở thông tin đã chuẩn bị sẽ thống nhất với nhau để đưa ra phương án cụ thể”.

Ông Quảng cho biết, qua khảo sát về tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023, có những thông số cần quan tâm: Tăng % số người lao động không đảm bảo được nhu cầu chi tiêu tối thiểu do tác động của dịch COVID-19, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao khiến người lao động càng gặp nhiều khó khăn; tiền thuê nhà của người lao động là hơn 1,8 triệu đồng/tháng (kể cả tiền điện nước), cao hơn so với tính toán để xác định mức lương tối thiểu (số tiền này chiếm 23,6% tiền lương và 17,9% thu nhập hàng tháng của người lao động); tỉ lệ phi lương thực - thực phẩm trong thực tiễn khác xa với tỉ lệ để xác định mức lương tối thiểu hằng năm.

“Đây là 3 thông số Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần xem xét để có thương lượng, tính toán phù hợp với thực tiễn” - ông Quảng bày tỏ.

Theo ông Quảng, hiện nay đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn. Một trong những yếu tố để thương lượng tiền lương là khả năng chi trả của doanh nghiệp, nên phải xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng một cách hài hòa, vừa động viên người lao động vừa phù hợp với khả năng chi trả của doanh nghiệp, để doanh nghiệp phát triển bền vững.

Người lao động tình nguyện làm thêm giờ để thêm thu nhập

Khảo sát về tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của 3.000 người lao động năm 2023 tại 6 tỉnh, chủ yếu ở địa phương áp dụng lương tối thiểu vùng 1 do Ban Chính sách - Pháp luật (Tổng LĐLĐVN) phối hợp với Viện Công nhân và Công đoàn thực hiện cho thấy, đời sống của người lao động vẫn rất khó khăn.

Bà Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - cho biết, theo khảo sát, chỉ 24,5% người lao động cho biết tiền lương và thu nhập chỉ vừa đủ đáp ứng 100% chi tiêu cho cuộc sống; 75,5% người trả lời cho biết, thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu, có trường hợp thu nhập chỉ đáp ứng 45% nhu cầu chi tiêu.

“Chỉ 8,1% người lao động dư dật, có tích lũy từ tiền lương và thu nhập; 11,2% người lao động không đủ sống, ngoài thời gian làm việc tại doanh nghiệp họ phải làm thêm việc khác để kiếm thêm thu nhập” - bà Lan thông tin.

Tiền lương thấp khiến 17,3% người lao động được khảo sát phải thường xuyên vay nợ dẫn đến 3,1% người lao động thường xuyên bị đe doạ, khủng bố và 45,2% người vay nợ có tâm trạng lo lắng, bất an. 76,2% người tham gia khảo sát tình nguyện làm thêm giờ, thời gian làm thêm giờ trung bình mong muốn là 47,3 giờ/tháng.

Theo bà Lan, khi tăng lương tối thiểu, nhiều doanh nghiệp tìm cách cắt giảm chi phí khác, nên thực tế thu nhập của người lao động không tăng. Cụ thể, qua khảo sát cho thấy có 23,4% doanh nghiệp khi xác định mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp đã cắt bỏ 2 khoản phụ cấp nặng nhọc độc hại và phụ cấp đào tạo.

Theo ông Lê Đình Quảng: Trong phiên họp thứ 1 của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, thời điểm điều chỉnh lương tối thiểu vùng cũng là nội dung các bên phải thảo luận. Nếu lùi thời điểm tăng lương thì Nghị định 38 quy định về lương tối thiểu vùng (có hiệu lực từ 1.7.2022) sẽ mất 1,5 năm chưa điều chỉnh. Trong khi đó Nghị quyết 27 xác định hằng năm xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng. Hiện doanh nghiệp đang khó khăn, nên ý kiến doanh nghiệp đề nghị lùi thời gian điều chỉnh tiền lương cũng là một yếu tố cần thảo luận kỹ lưỡng để vừa đảm bảo quyền lợi người lao động, vừa đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Người lao động mong tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2024

Mạnh Cường |

Thu nhập của nhiều lao động được tính theo công thức lương cơ bản + phụ cấp + doanh số. Khi doanh số thấp hoặc không có, họ mới thấy tăng lương tối thiểu vùng vô cùng quan trọng.

Nóng chuyện tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

LƯƠNG HẠNH |

Câu chuyện tăng lương tối thiểu vùng lại một lần nữa “nóng” lên khi các cơ quan có thẩm quyền chưa đưa ra phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2024. Mức tăng, thời điểm áp dụng cần tính toán để đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Tăng lương tối thiểu vùng càng sớm càng tốt

Mạnh Cường - Minh Hương |

Trả lời báo chí mới đây, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho biết, theo khảo sát của Tổng LĐLĐVN, phần lớn người lao động muốn tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.1.2024 để bù đắp chi phí cuộc sống.

Kỳ vọng tăng lương tối thiểu vùng trong lần điều chỉnh sắp tới

Mạnh Cường |

Từ ngày 1.7.2022, mức lương tối thiểu vùng tăng 6% theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Vậy mức tăng này có đảm bảo mức sống cho người lao động hay không và kỳ vọng của người lao động như thế nào trong lần điều chỉnh sắp tới?

Kỷ niệm 94 năm xuất bản số báo Báo Lao Động đầu tiên

Báo Lao Động |

Trải qua 94 năm xây dựng và phát triển, Báo Lao Động đã tạo dựng được uy tín ngày càng cao trong xã hội, trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp và bạn đọc. Định vị là một tờ báo chững chạc, tin cậy, giữ vững tôn chỉ mục đích.

Người Nga ồ ạt bán USD và euro

Khánh Minh |

Gần nửa tỉ USD và euro đã được chuyển đổi thành đồng rúp Nga trong tháng 7.

Một xã của thị xã Sơn Tây có thể được lên thành phố

Lam Duy |

Trong trường hợp kế hoạch xây dựng thành phố phía Tây Hà Nội được thông qua, một phần xã Cổ Đông của thị xã Sơn Tây (Hà Nội) có thể sẽ được lên thành phố.

Bắt tạm giam Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa

Xuân Hùng |

Theo nguồn tin riêng của Lao Động, chiều 13.8, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt tạm giam ông Đinh Xuân Hướng, Bí thư Huyện ủy Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa.

Người lao động mong tăng lương tối thiểu vùng từ đầu năm 2024

Mạnh Cường |

Thu nhập của nhiều lao động được tính theo công thức lương cơ bản + phụ cấp + doanh số. Khi doanh số thấp hoặc không có, họ mới thấy tăng lương tối thiểu vùng vô cùng quan trọng.

Nóng chuyện tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

LƯƠNG HẠNH |

Câu chuyện tăng lương tối thiểu vùng lại một lần nữa “nóng” lên khi các cơ quan có thẩm quyền chưa đưa ra phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2024. Mức tăng, thời điểm áp dụng cần tính toán để đảm bảo khả năng chi trả của doanh nghiệp.

Tăng lương tối thiểu vùng càng sớm càng tốt

Mạnh Cường - Minh Hương |

Trả lời báo chí mới đây, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - cho biết, theo khảo sát của Tổng LĐLĐVN, phần lớn người lao động muốn tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1.1.2024 để bù đắp chi phí cuộc sống.

Kỳ vọng tăng lương tối thiểu vùng trong lần điều chỉnh sắp tới

Mạnh Cường |

Từ ngày 1.7.2022, mức lương tối thiểu vùng tăng 6% theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Vậy mức tăng này có đảm bảo mức sống cho người lao động hay không và kỳ vọng của người lao động như thế nào trong lần điều chỉnh sắp tới?