Chi trả an sinh xã hội qua tài khoản VNeID - tiện và lợi hơn cho người dân

Nhóm PV |

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an triển khai giải pháp chi trả an sinh xã hội qua VNeID tại 6 địa phương gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. Việc này được thực hiện ngay trong tháng 1.2024, trước khi nhân rộng ra toàn quốc.

Thuận tiện nhưng còn băn khoăn

Thông tin Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong 6 địa phương triển khai thí điểm giải pháp chi trả an sinh xã hội qua tài khoản VNeID vào tháng 1.2024, có người dân hồ hởi đón nhận, nhưng cũng có người đưa ra những thắc mắc về công tác triển khai thực hiện.

Bà Trần Ngọc Diệp (giáo viên về hưu - ngụ tại Phường 8, TP Vũng Tàu) cho biết, hiện nay, tiền lương hưu đang được cơ quan chức năng chi trả qua hệ thống ngân hàng, vào thẳng số tài khoản đang sử dụng.

“Tôi chưa rõ việc chi trả qua tài khoản VNeID có thay đổi mới, hay yêu cầu tích hợp tài khoản ngân hàng vào không? Nhưng nếu có thì cũng là sự thuận tiện, một ứng dụng có thể quản lý nhiều tính năng như bằng lái, CCCD... sẽ mang đến tiện lợi hơn cho người dân” - bà Diệp cho biết.

Còn bà Ngọc Bích (kế toán viên về hưu - ngụ Phường 3, TP Vũng Tàu) cho biết, có nhiều thắc mắc về việc triển khai thực hiện chi trả chi phí an sinh xã hội qua VNeID.

Chẳng hạn, tài khoản VNeID của bà còn chưa được kích hoạt cấp độ II, dù đã đến công an phường để thực hiện một số lần nhưng đều bị lỗi hệ thống, nên chưa thể cài đặt, kích hoạt. Như vậy, bà Bích chưa thể sử dụng được tài khoản VNeID trên điện thoại.

“Tôi có người dì đã 84 tuổi, đang trong tình trạng sức khỏe không tốt như mắt mờ, tai nghễnh ngãng, khó khăn trong việc di chuyển. Do vậy không thể sử dụng điện thoại smartphone, cũng như sử dụng tài khoản ngân hàng. Các chi phí an sinh xã hội được ủy quyền để nhận thay tại bưu điện. Như vậy, nếu chuyển sang chi trả qua VNeID thì như thế nào để giải quyết cho các trường hợp này?” - bà Bích thắc mắc.

Những người được hỏi ý kiến đều không phản đối, nhưng có chung ý kiến cần phải triển khai đồng bộ, thực hiện dễ dàng, có thông báo, hướng dẫn cụ thể để đảm bảo quyền lợi về an sinh xã hội của mỗi người dân trên địa bàn.

Đồng loạt thí điểm triển khai

Sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng, tại cuộc họp hôm 5.1, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 06/CP của Thành phố đã có chỉ đạo về việc triển khai phương án chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt trên địa bàn.

Thành phố Hà Nội yêu cầu các sở, chính quyền địa phương khẩn trương hoàn thiện quy trình cấp tài khoản an sinh xã hội cho người dân thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp từ ngân sách Nhà nước.

Đồng thời, mở đợt cao điểm tập trung tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội thực hiện đăng ký tài khoản ngân hàng để thực hiện chi trả không dùng tiền mặt thuận tiện nhất; phấn đấu mục tiêu 100% đối tượng được đăng ký tài khoản, hoàn thành trước ngày 15.1.2024.

Đặc biệt, đối với các trường hợp đặc biệt, ốm đau, bệnh nặng không thể đi lại được mà không có nhu cầu chi trả qua tài khoản an sinh xã hội, thì chủ động tổ chức triển khai phương án chi trả đến tận địa chỉ người hưởng để chi trả miễn phí thông qua tổ chức dịch vụ bưu chính công ích, đảm bảo tận tình, chu đáo, đồng thời giảm tải áp lực cho cán bộ xã, phường, thị trấn tập trung vào công tác quản lý, thực hiện chính sách.

Còn tại Bình Dương, một trong 6 địa phương thực hiện thí điểm, ông Trịnh Đức Tài - Giám đốc Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội tỉnh - cho biết, tính đến ngày 5.1, có 19.405 đối tượng bảo trợ xã xội được chi trả an sinh không dùng tiền mặt. Trong khi đó, có 5.747 người có công được chi trả an sinh không dùng tiền mặt. Tất cả các đối tượng trên đều được chi trả qua tải khoản.

Đối với chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, cơ quan Bảo hiểm Xã hội Bình Dương cho biết, hiện có 35.420 người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, với số tiền chi trả hơn 187 tỉ đồng/tháng. Trong đó số người nhận tiền qua hình thức trực tiếp bằng tiền mặt là 4.399 người, chiếm 12,78%; số người nhận tiền qua tài khoản là 31.021 người, chiếm 87,22%.

Hiện nay, 100% các dịch vụ công thiết yếu đã được thực hiện theo Đề án 06 với tỉ lệ người dân tham gia đạt trên 90%. Đáng chú ý, Bình Dương đã triển khai 16 mô hình ứng dụng.

Một số mô hình phát huy hiệu quả rất tốt, ví dụ mô hình thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt cho người có công và bảo trợ xã hội.

Đã thực hiện chi trả 60% an sinh xã hội qua hệ thống ngân hàng

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Trần Quốc Khánh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, đối với vấn đề chi trả chế độ an sinh xã hội qua tài khoản VNeID, Sở đang phối hợp cùng các đơn vị để xây dựng kế hoạch, giải pháp triển khai.

Về an sinh xã hội, ngành Lao động, Thương binh và Xã hội chủ yếu chi trả cho các đối tượng được bảo trợ xã hội, người có công. Thực hiện theo đề án 06 của Chính phủ, đến nay đã có hơn 60% tổng số đối tượng được chi trả qua hệ thống ngân hàng, một số đối tượng được chi trả qua hệ thống bưu điện. Còn vấn đề lương hưu, bảo hiểm... thuộc thẩm quyền của Bảo hiểm Xã hội.

Để tiến hành chi trả an sinh xã hội qua VNeID, người được chi trả cần phải tích hợp tài khoản ngân hàng vào tài khoản định danh VNeID, qua đó cần sự phối hợp của ngành Công an và các đơn vị liên quan.

Đồng thời, đơn vị cũng đang chờ các chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị cấp trên để triển khai thực hiện. Thanh An

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

5 bước thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đảm bảo 100% người dân đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp Tết Nguyên đán 2024 được thực hiện chi trả chế độ an sinh xã hội qua tài khoản.

Hà Nội chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh xã hội dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải yêu cầu khẩn trương triển khai phương án chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt ngay trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đảm bảo đúng tiến độ, tạo thuận lợi nhất cho nhân dân.

Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc

PHƯƠNG ANH |

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thông qua các chính sách này đã tạo nền tảng phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các địa phương vùng đồng bào DTTS, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Tìm giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động

NHÓM PV |

Theo Bộ LĐTB&XH, giai đoạn 2016 - 2022 đã có 4,84 triệu người rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Đây là thực trạng đáng quan tâm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Chính phủ thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân, không để ai ở lại phía sau.

Sắp diễn ra tọa đàm '“Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động”

Bảo Bình |

Ngày 21.12, Báo Lao Động sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến '“Tìm giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động”.

Vận động được gần 7,5 tỉ đồng và 5 căn nhà qua giải golf An sinh xã hội

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Thông qua giải golf, các mạnh thường quân, nhà tài trợ đã đóng góp gần 7,5 tỉ đồng và 5 căn nhà đại đoàn kết cho Quỹ An sinh xã hội tỉnh, để chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Phát triển kinh tế xanh - cơ hội vàng để nâng cấp an sinh xã hội

HẠNH AN - QUỲNH CHI |

Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia đưa ra cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và không nằm ngoài xu thế chuyển sang kinh tế xanh theo hướng chuyển dịch công bằng. Quá trình chuyển đổi tác động đòi hỏi các bên liên quan cần có chính sách đảm bảo người lao động dễ tổn thương được tiếp cận với đào tạo lại và hỗ trợ chuyển sang công việc mới.

Lửa cháy ngùn ngụt ở xưởng sản suất mút xốp tại Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Tại thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương xảy ra vụ hỏa hoạn ở xưởng sản xuất mút xốp, khói lửa bốc cao ngùn ngụt uy hiếp nhiều nhà dân xung quanh. Lực lượng chức năng nhanh chóng điều động các phương tiện khống chế đám cháy.

5 bước thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt tại Hà Nội

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đảm bảo 100% người dân đã có tài khoản và mong muốn chi trả qua tài khoản trong dịp Tết Nguyên đán 2024 được thực hiện chi trả chế độ an sinh xã hội qua tài khoản.

Hà Nội chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng an sinh xã hội dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải yêu cầu khẩn trương triển khai phương án chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt ngay trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đảm bảo đúng tiến độ, tạo thuận lợi nhất cho nhân dân.

Phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc

PHƯƠNG ANH |

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo an sinh xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thông qua các chính sách này đã tạo nền tảng phát triển kinh tế và giảm nghèo ở các địa phương vùng đồng bào DTTS, trong đó có các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ.

Tìm giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động

NHÓM PV |

Theo Bộ LĐTB&XH, giai đoạn 2016 - 2022 đã có 4,84 triệu người rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Đây là thực trạng đáng quan tâm, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, mà còn ảnh hưởng đến mục tiêu, nỗ lực và quyết tâm của Đảng, Chính phủ thực hiện an sinh xã hội cho toàn dân, không để ai ở lại phía sau.

Sắp diễn ra tọa đàm '“Giải pháp đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động”

Bảo Bình |

Ngày 21.12, Báo Lao Động sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến '“Tìm giải pháp để đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động”.

Vận động được gần 7,5 tỉ đồng và 5 căn nhà qua giải golf An sinh xã hội

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Thông qua giải golf, các mạnh thường quân, nhà tài trợ đã đóng góp gần 7,5 tỉ đồng và 5 căn nhà đại đoàn kết cho Quỹ An sinh xã hội tỉnh, để chăm lo, hỗ trợ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

Phát triển kinh tế xanh - cơ hội vàng để nâng cấp an sinh xã hội

HẠNH AN - QUỲNH CHI |

Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia đưa ra cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và không nằm ngoài xu thế chuyển sang kinh tế xanh theo hướng chuyển dịch công bằng. Quá trình chuyển đổi tác động đòi hỏi các bên liên quan cần có chính sách đảm bảo người lao động dễ tổn thương được tiếp cận với đào tạo lại và hỗ trợ chuyển sang công việc mới.