“Chăm lo tốt cho người lao động, họ mới coi công ty như một gia đình”

Quế Chi |

Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp mong người lao động khi đến làm việc tại công ty đều coi đây là ngôi nhà thứ 2 của mình, là nơi đáng để tự hào. Để có được điều đó, doanh nghiệp luôn phải chăm lo tốt nhất cho người lao động, coi họ là tài sản quý giá.

Chăm lo để người lao động yên tâm sản xuất

Công ty Cổ phần XNK Bắc Giang (phường Trần Phú, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) có 556 cán bộ công nhân viên. Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, công ty vẫn đảm bảo đủ việc làm cho người lao động; 100% cán bộ, công nhân lao động được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc; không nợ lương người lao động. Định kỳ 6 tháng, 1 năm, công ty nâng lương cho cán bộ công nhân viên. Không chỉ vậy, trong 1 năm, công ty thưởng cho người lao động tổng cộng 2-3 tháng lương vào các dịp nghỉ lễ, Tết… Thu nhập bình quân của của người lao động công ty là 10,5 triệu đồng/tháng; riêng ở nhà máy khoảng 12 triệu đồng/tháng.

Nhà ăn tại nhà máy của công ty được đầu tư xây dựng hàng tỉ đồng, rất khang trang, sạch sẽ. Công nhân được ăn tuỳ ý, không giới hạn số lượng các món ăn tự chọn, miễn là không bỏ thừa thức ăn. “Bữa ăn có giá trị 20.000 đồng/suất, nhưng chỉ tính riêng tiền thức ăn, không tính chi phí nhân công, phí quản lý hay chi phí khác, nên rất chất lượng, hợp khẩu vị với công nhân” - một công nhân tại nhà máy cho biết.

Ông Hà Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.  Ảnh: Quế Chi
Ông Hà Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang. Ảnh: Quế Chi

Chia sẻ với phóng viên, ông Hà Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty - cho rằng, cần phải chăm lo tốt cho người lao động thì họ mới có sức khoẻ, không bị ốm đau, từ đó lao động sản xuất tốt hơn.

“Doanh nghiệp cần chăm lo tốt cho người lao động để họ yên tâm công tác, từ đó dốc hết sức mình, bỏ chất xám, sức lực để cống hiến cho tập thể mà họ làm việc. Ngoài ra, chăm lo tốt cho người lao động còn khiến người lao động cảm thấy được tin tưởng, yêu thương và muốn gắn bó lâu dài với nhà máy” – ông Hoa cho hay và nói thêm, chính sách tốt cho người lao động còn giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất. Vì vậy, thời gian qua, dù có sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp khác cũng như tác động của dịch COVID-19, nhưng công ty vẫn giữ được lượng người lao động ổn định, giữ được mối quan hệ lao động hài hoà.

Là một doanh nghiệp FDI, Công ty TNHH Luxshare ICT (Khu công nghiệp Vân Trung, tỉnh Bắc Giang) cũng chia sẻ quan điểm trên về chăm lo cho người lao động. Công ty này bắt đầu đầu tư vào Việt Nam từ năm 2015. Hiện tại công ty có 4 nhà xưởng tại Bắc Giang, thu hút 5 vạn công nhân lao động.

Trao đổi với phóng viên, ông Lý Chính Hùng - phụ trách đối ngoại của Công ty cho biết, mức lương của công nhân tại công ty luôn nằm trong top 1, 2 của tỉnh, nên có sức cạnh tranh, thu hút lao động tốt. Tỉ lệ nghỉ việc tại công ty chỉ khoảng 200-300 người/tháng - hầu hết là những công nhân mới vào làm vì thấy việc không phù hợp; còn những công nhân làm việc lâu năm chiếm phần nhỏ.

“Quan tâm, chăm lo đến người lao động khiến người lao động an tâm làm việc, cống hiến hết mình đối với công ty. Khi chăm lo tốt cho người lao động, công nhân mới coi công ty như một gia đình, từ đó mới có thể phát triển bản thân, giúp cho công ty cũng như chính bản thân công nhân ngày càng phát triển hơn. Tôi luôn hy vọng mọi công nhân viên coi việc vào tại công ty là một niềm vinh hạnh, tự hào của mỗi người” - ông Lý Chính Hùng chia sẻ.

Theo đại diện Công ty, chỉ khi người lao động làm việc lâu dài, ổn định thì doanh nghiệp mới có thể đào tạo một cách bài bản hơn cho người lao động cũng như phát triển một cách ổn định. “Nếu người lao động làm việc lâu dài thì doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí tuyển dụng, đào tạo, vì nếu tỉ lệ nghỉ việc, nhảy việc cao, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều chi phí tuyển dụng, đào tạo. Việc chăm sóc tốt đời sống cho công nhân lao động không chỉ tốt cho chính công nhân, doanh nghiệp mà còn tốt đối với cả lĩnh vực lao động của tỉnh Bắc Giang” - người phụ trách đối ngoại của công ty phân tích.

Ông Lý Chính Hùng - phụ trách đối ngoại Công ty TNHH Luxshare ICT.  Ảnh: Quế Chi
Ông Lý Chính Hùng - phụ trách đối ngoại Công ty TNHH Luxshare ICT. Ảnh: Quế Chi

Chia sẻ về phối hợp với tổ chức Công đoàn trong chăm lo cho người lao động, ông Lý Chính Hùng khẳng định, công ty luôn hỗ trợ hết mình với các hoạt động của công đoàn. “Chỉ cần Công đoàn cơ sở đưa ra các hoạt động dành cho đoàn viên, người lao động thì công ty đều hỗ trợ hết mình. Hoặc khi có bất kỳ phản ánh nào của công nhân, ví dụ về vấn đề nhà ăn, môi trường làm việc lên Công đoàn thì lãnh đạo công ty và bộ phận liên quan đều hỗ trợ hết mình để giải quyết” - ông Lý Chính Hùng nói.

Tạo động lực để người lao động gắn bó lâu dài

Theo TS Nguyễn Thị Thuỳ Yên, Trưởng Khoa Quan hệ Lao động và Công đoàn (Trường Đại học Công đoàn), đối với người sử dụng lao động, việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp là cơ sở để đem lại lợi ích, như: Có điều kiện thu hút nhân tài cho doanh nghiệp; tạo động lực khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, nỗ lực lao động, sản xuất. “Bởi khi quyền và lợi ích của người lao động được đảm bảo, người lao động sẽ có ý thức hơn trong lao động sản xuất, trong việc tiết kiệm, chống lãng phí, làm cho chi phí sản xuất giảm, giảm giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm” -  TS Nguyễn Thị Thuỳ Yên nói.

Ngoài ra, có mối quan hệ lao động hài hoà còn nâng cao uy tín và vị thế của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được đánh giá là một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, hoạt động đáng tin cậy, do vậy sẽ tăng niềm tin của các đối tác và khách hàng, từ đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiêu thụ được nhiều sản phẩm, sản xuất phát triển.

“Quan hệ lao động hài hoà ổn định, tiến bộ là biện pháp căn bản, lâu dài nhất để giảm thiểu các rủi ro do tranh chấp lao dộng, giảm thiểu ngừng việc, đình công, giúp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không bị đình trệ, hợp đồng với khách hàng được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng” - TS Nguyễn Thị Thuỳ Yên phân tích.

Theo TS Nguyễn Thị Thuỳ Yên, để có mối quan hệ lao động hài hoà, đối với người sử dụng lao động, họ phải xem người lao động là yếu tố cơ bản tạo động lực phát triển của doanh nghiệp, từ đó xây dựng các chiến lược phát triển công ty trên nền tảng xây dựng đời sống tinh thần, vật chất của người lao động. “Chia sẻ lợi nhuận để tăng thu nhập cho người lao động vừa là trách nhiệm, vừa là đạo lý. Điều đó sẽ tạo nên sự gắn kết bền chặt giữ doanh nghiệp và người lao động” - TS Nguyễn Thị Thuỳ Yên nhấn mạnh.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp tặng quà, chăm lo người lao động giữ ổn định sản xuất

HÀ ANH CHIẾN |

Tại Đồng Nai, thời gian qua nhiều doanh nghiệp sau khi công bố tiền thưởng Tết năm 2022 đã không đáp ứng được mong mỏi của người lao động, dẫn đến người lao động ngừng việc, thắc mắc về các chế độ lương, thưởng Tết. Do đó, để tăng thêm phúc lợi cho người lao động và nhằm tạo sự sẻ chia giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, công đoàn cơ sở đã phối hợp với doanh nghiệp về tận khu nhà trọ để thăm hỏi, trò chuyện với người lao động.

Gần 22 tỉ đồng chăm lo người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Lục Tùng |

KIÊN GIANG – LĐLĐ tỉnh Kiên Giang đã chăm lo người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 lần thứ 4 với số tiền gần 22 tỉ đồng.

Doanh nghiệp chủ động chăm lo người lao động trước dịch COVID-19

Lục Tùng |

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang Nguyễn Thiện Phú cho biết, với tinh thần “người lao động (NLĐ) là vốn quý của đơn vị”, nhiều doanh nghiệp ở An Giang đã chủ động chăm lo NLĐ trước dịch COVID-19. Hầu hết doanh nghiệp đều linh động áp dụng nhiều cách làm hay, sát với thực tiễn và phù hợp với nghề đặc thù của đơn vị mình.

Trung Quốc cấp lại visa du lịch từ 15.3

Thúy Ngọc |

Trung Quốc sẽ đón khách quốc tế trở lại sau ba năm kể từ khi COVID-19 bùng phát, bằng cách cấp lại tất cả các loại visa từ 15.3, trong đó có visa du lịch.

Sở GDĐT Hà Nội chỉ đạo khẩn cảnh báo bẫy lừa đảo "con đang cấp cứu"

Vân Trang |

Chiều 14.3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra văn bản yêu cầu các đơn vị thuộc Sở cảnh giác với thủ đoạn sử dụng mạng viễn thông để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Người dân vẫn phải xuất trình giấy xác nhận cư trú, UBND TPHCM chỉ đạo khẩn

MINH QUÂN |

UBND TPHCM chỉ đạo chấm dứt tình trạng yêu cầu người dân xuất trình giấy xác nhận thông tin về cư trú khi tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính; xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Thanh, kiểm tra toàn diện các dự án ở Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng

Trà Ban |

Nguồn tin riêng của Báo Lao Động ngày 14.3 cho biết, các dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam của ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Đất Quảng - golfer đánh nữ nhân viên phục vụ tại sân golf BRG Đà Nẵng hôm 6.12.2022 - đang bị thanh tra, kiểm tra toàn diện...

Vụ án Đông Á: Vay 1680 tỉ nhưng không công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm

Anh Tú - Phương Ngân |

TPHCM - Khai tại toà, cả hai bị cáo Trần Phương Bình và Phùng Ngọc Khánh đều thừa nhận thời điểm làm thủ tục vay tiền của Ngân hàng Đông Á thì Công ty M&C có dùng 18 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đứng tên Công ty M&C) để làm tài sản thế chấp cho khoản vay của nhóm 5 công ty (1.680 tỉ đồng). Tuy nhiên, hai bên chỉ ký hợp đồng thế chấp, sau đó không thực hiện công chứng và cũng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm.

Doanh nghiệp tặng quà, chăm lo người lao động giữ ổn định sản xuất

HÀ ANH CHIẾN |

Tại Đồng Nai, thời gian qua nhiều doanh nghiệp sau khi công bố tiền thưởng Tết năm 2022 đã không đáp ứng được mong mỏi của người lao động, dẫn đến người lao động ngừng việc, thắc mắc về các chế độ lương, thưởng Tết. Do đó, để tăng thêm phúc lợi cho người lao động và nhằm tạo sự sẻ chia giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, công đoàn cơ sở đã phối hợp với doanh nghiệp về tận khu nhà trọ để thăm hỏi, trò chuyện với người lao động.

Gần 22 tỉ đồng chăm lo người lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Lục Tùng |

KIÊN GIANG – LĐLĐ tỉnh Kiên Giang đã chăm lo người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 lần thứ 4 với số tiền gần 22 tỉ đồng.

Doanh nghiệp chủ động chăm lo người lao động trước dịch COVID-19

Lục Tùng |

Chủ tịch LĐLĐ tỉnh An Giang Nguyễn Thiện Phú cho biết, với tinh thần “người lao động (NLĐ) là vốn quý của đơn vị”, nhiều doanh nghiệp ở An Giang đã chủ động chăm lo NLĐ trước dịch COVID-19. Hầu hết doanh nghiệp đều linh động áp dụng nhiều cách làm hay, sát với thực tiễn và phù hợp với nghề đặc thù của đơn vị mình.