Sài Gòn nè, Sài Gòn…

TUYỀN LINH |

1. Hai nồi bánh trên hai bếp lò cháy bừng bừng ven rạch đêm 29 Tết. Cả chục năm nay, khu dân cư này mới có người nổi lửa nấu bánh tết.

Cầm lòng không đậu, tôi xuống đường nghiêng ngó. Thì ra là nhà họ. Nồi nhỏ gần chục đòn bánh tét là của họ. Nồi nhôm Liên Xô hai chục bánh chưng là của một người trong khu dân cư tiện thể nhờ họ trông coi. 3 giờ sáng 30 Tết mới vớt bánh.

Họ mời tôi cái bánh ít lá gai vừa vớt, thơm, mềm, mịn. Bánh tét chỉ mình cha gói. Mấy chục bánh ít hai mẹ con gói.

Họ là gia đình ba người quê Sơn Tịnh Quảng Ngãi, chục năm nay, sáng sáng bán bánh mì trứng chiên, thịt nướng lề đường ven rạch.

“Tết, cả nhà 3 người trong này, về quê làm chi nữa. Chục năm nay, Sài Gòn là nhà mình rồi mà” - chị vợ tươi tắn nói với tôi.

2.“Có bao giờ cô thấy ớn Sài Gòn?”. Câu hỏi của một cậu trai ngoài hai mươi tôi nhớ “chắc như đinh đóng cột”, rằng cậu ấy đi xe biển ngoại tỉnh, đã khiến “cử tọa” trong buổi sáng ra mắt sách “Sài Gòn bao giờ cũng thế” gồm chỉ gần chục con người vào một ngày đầu tháng 1.2018, lặng phắc mất gần cả phút.

Tiến sĩ khảo cổ Nguyễn Thị Hậu - tác giả cuốn sách - diễn đạt theo lối “rất Tây” không theo chuẩn tiếng Việt, theo kiểu, rằng “chị ấy chính là người được câu hỏi đấy hướng đến” - với bản lĩnh cao cường của một người thầy, tay viết, và chốt lại cũng là một facebooker “nóng sốt” nở nụ cười tự tin rất đẹp, giọng Hà Nội chuẩn trả lời: “Chưa bao giờ. Sài Gòn luôn làm mình tươi mới, mang cho mình những niềm vui. Đời công chức của mình ở Sài Gòn gần 30 năm cũng có những thất bại, nhưng mình không chán Sài Gòn. Sài Gòn cho mình cơ hội bắt đầu lại”.

Trước đó mấy phút, liên quan đến chủ đề Sài Gòn, người các nơi về/tới/vào/… Sài Gòn, vấn đáp với bạn đọc của buổi ra mắt sách, chị Hậu cũng có nói thế này: “Sài Gòn dễ mà khó với mọi người. Khó ở đây là mỗi người phải tự nỗ lực, không dựa dẫm, phải chơi cho coi được. Ở Sài Gòn mà bị nhận xét, thằng đó chơi không được, thì có nghĩa là thôi rồi đó. Cái hay của Sài Gòn là chấp nhận, để anh là anh…”.

Chẵn 10 năm, trong hơn chục cuốn sách của chị Hậu, dễ đến 9 cuốn rưỡi là về, và dành tặng Sài Gòn-TPHCM.

Mùa xuân này, tính từ ngày Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh người “được xem là vị tướng mở cõi Nam Bộ với việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm Mậu Dần 1698”, Sài Gòn-TPHCM vào 320 tuổi chẵn. Khá nhiều sách về Sài Gòn, TPHCM đầu xuân Mậu Tuất đã được ấn hành.

Dạo đường sách trong đường hoa Nguyễn Huệ chiều mùng một tết, tôi ngạc nhiên khi kịp thấy người đàn ông trung niên nhỏ thó, áo carô xanh rách, vai nón vải đen cáu bẩn ngồi thụp bên quầy giới thiệu loạt sách viết về Sài Gòn, lấy một cuốn, cẩn thận lật từng trang, say sưa đọc, rồi giật mình nhìn đồng hồ điện tử vỏ nhựa đen ở tay, tiếc nuối trả sách lên giá.

Tôi có đọc vài cuốn sách của chị Hậu, vài sách khác viết về Sài Gòn, TPHCM; tôi cũng đọc nhiều những lời ngợi ca Sài Gòn vùng đất bao dung những người tứ xứ với những lời biết ơn chân tình nhất ví dụ như: “Sài Gòn là đón nhận mọi người, Sài Gòn là mở lòng chia sẻ…”.

Nhưng thử nghĩ ngược một chút có được hay không nhỉ: Liệu một vùng đất có thể bày tỏ lòng biết ơn ra sao với hàng triệu người tới với nó, qua bao đời?

Sài Gòn cảm ơn ra sao những người đến với Sài Gòn, để được Sài Gòn nuôi nấng, giúp đỡ, cưu mang... qua bao năm tháng?

Tôi cố mường tượng. Hàng triệu người đã đến với Sài Gòn, có lẽ, cũng ngần ấy người, như đôi vợ chồng đến từ Sơn Tịnh Quảng Ngãi, đã coi “Sài Gòn là nhà mình rồi mà”.

Một Sài Gòn cảm ơn triệu người đến với mình.

TUYỀN LINH
TIN LIÊN QUAN

Một miếng giữa làng

HOÀNG CÔNG DANH |

Trong các làng quê Quảng Trị, việc cúng tế hiện nay vẫn giữ những nét cổ truyền xa xưa. Dù người ta có kêu gọi tiết kiệm khâu tổ chức lễ hội, thì các lễ làng vẫn không có gì thay đổi, bởi… đã tiết kiệm lắm rồi. 

Ngày ấy ở thị trấn lưng đèo

HỒ SỸ BÌNH |

Dran là tên gọi của người Pháp đặt cho Đơn Dương, thị trấn Dran cách Đà Lạt chừng 40km, nằm trên quốc lộ 27. Nếu trên đường về xuôi thì Dran là điểm dừng lại trước khi vượt đèo Ngoạn Mục và ngược lại cũng là nơi nghỉ lại sau khi đã vượt đèo. Dran bao giờ trong mắt khách lữ thứ là hình ảnh của một nơi chốn bình yên, một nỗi dịu dàng thân thuộc trên hành trình lên - về Đà Lạt. 

Giếng vua giếng làng

Trần Đăng |

Rải rác dọc các tỉnh ven biển miền Trung có rất nhiều giếng nước được người dân đặt cho một tên gọi chung là "giếng Vua". Vậy có phải giếng nước đó do vua sai người đào hay do dân đào?

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Một miếng giữa làng

HOÀNG CÔNG DANH |

Trong các làng quê Quảng Trị, việc cúng tế hiện nay vẫn giữ những nét cổ truyền xa xưa. Dù người ta có kêu gọi tiết kiệm khâu tổ chức lễ hội, thì các lễ làng vẫn không có gì thay đổi, bởi… đã tiết kiệm lắm rồi. 

Ngày ấy ở thị trấn lưng đèo

HỒ SỸ BÌNH |

Dran là tên gọi của người Pháp đặt cho Đơn Dương, thị trấn Dran cách Đà Lạt chừng 40km, nằm trên quốc lộ 27. Nếu trên đường về xuôi thì Dran là điểm dừng lại trước khi vượt đèo Ngoạn Mục và ngược lại cũng là nơi nghỉ lại sau khi đã vượt đèo. Dran bao giờ trong mắt khách lữ thứ là hình ảnh của một nơi chốn bình yên, một nỗi dịu dàng thân thuộc trên hành trình lên - về Đà Lạt. 

Giếng vua giếng làng

Trần Đăng |

Rải rác dọc các tỉnh ven biển miền Trung có rất nhiều giếng nước được người dân đặt cho một tên gọi chung là "giếng Vua". Vậy có phải giếng nước đó do vua sai người đào hay do dân đào?