Giếng vua giếng làng

Trần Đăng |

Rải rác dọc các tỉnh ven biển miền Trung có rất nhiều giếng nước được người dân đặt cho một tên gọi chung là "giếng Vua". Vậy có phải giếng nước đó do vua sai người đào hay do dân đào?

Thời phong kiến, cái gì thiêng liêng, huyền nhiệm nhất, không ai có thể làm được thì gán cho vua. Ví dụ một số giếng nước dọc các tỉnh miền Trung, người dân không lý giải được vì sao nó không bị nhiễm mặn dù nằm sát mép biển, thì họ cho đó là giếng do vua sai người đào nên mới ngọt bốn mùa như thế.

Thường giếng mang hai tên, một là tên vùng đất đó và một tên chung là giếng vua. Như ở đảo Lý Sơn, giếng nước nằm cạnh khách sạn Mường Thanh hiện nay, vừa có tên Xó La, lại vừa mang tên giếng Gia Long. Còn ở thôn Thanh Thủy (xã Bình Hải huyện Bình Sơn), người dân gọi là giếng Vương.

Các giếng ở dạng vừa nêu đều được người dân cho mang tên vua Gia Long. Mô tip chung là, Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, nhiều phen suýt chết. Trong lúc tướng sĩ đang ở thời khắc ngàn cân treo sợi tóc vì lương thảo và nước uống cạn kiệt thì đêm đó thế nào ông cũng được một vị thần báo mộng, chỉ chỗ cho đào giếng và mách bảo cho nơi nào có cá nổi lên.

Giai thoại về giếng Xó La ở Lý Sơn cũng vậy. Trong lịch sử, Nguyễn Ánh chưa bao giờ ngang qua đảo Lý Sơn, thế nhưng ông vẫn được người dân hòn đảo này cho ghé vào để lánh nạn. Gặp lúc hạn hán, tất cả các giếng nước trên đảo đều khô cạn, thì một đêm ông được một vị thần báo mộng. Sáng ra, ông sai người đào giếng ngay sát mép biển. Quả nhiên, một dòng nước ngọt từ lòng đất vọt trào. Thế là cả tướng lẫn quân được thoát hiểm nhờ sự màu nhiệm của điềm báo.

Tương tự, giếng Vương ở thôn Thanh Thủy cũng nằm trong mô tip trên. Trong lúc lâm nguy, Nguyễn Ánh cũng được báo mộng và ông đã hiện thực điềm báo ấy bằng cách sai người đào giếng nước ngay giữa xóm Hải Thuận này. Giếng đã mang tên "giếng Vương" là thế. Còn ở làng biển Sơn Đừng thuộc xã Vạn Thạnh huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) thì hoàn toàn không có giếng. Thế nhưng, nguồn nước ngọt mà dân làng đang dùng là nhờ vua Gia Long!

Chủ nhân của ngôi làng này là người Đàng Hạ, một tộc người chuyên sống trên các động cát sát mép biển. Vẫn là năm ấy Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi và ông đã lánh nạn tại vịnh Vân Phong. Trong lúc tướng sĩ đói khát không biết tìm phương kế gì để thoát hiểm thì đêm đó ông được báo mộng. Vì trên động cát không thể đào giếng được nên "điềm báo" ấy chỉ mách cho ông là xuống sát mép biển, đợi khi thủy triều xuống thì moi cát lên là sẽ gặp nước ngọt, sai người bơi ra vịnh Vân Phong một quãng thì sẽ gặp "núi" cá nổi lên. Y lời, Nguyễn Ánh đã tìm thấy nước ngọt.

Chủ nhân của dải đất miền Trung từ một thiên niên kỷ trước đã để lại những điều kỳ diệu mà cho đến hôm nay, chúng ta cũng không thể giải mã hết được những bí ẩn của họ. Làm thế nào để kết nối các viên gạch trong tháp Chăm mà không thấy dấu vết nào của vôi vữa? Làm sao để biết được ngay sát mép nước biển lại có thể tìm được nguồn nước ngọt mà không bị nhiễm mặn? Những câu hỏi đó luôn là một ẩn số mà người đời sau phải cất công kiếm tìm.

Cũng như các tháp Chăm, các giếng cổ được cho là "giếng Vua" ấy đã khoác lên người nó những điều huyền bí. Lý Sơn là đảo trọc, nghĩa là lượng nước ngầm được tích tụ trong lòng đất là rất ít, thế nhưng người Chăm cổ vẫn nhìn ra long mạch ngay sát mép biển để đào giếng. Giếng Xó La chỉ cách mép nước biển có vài sải tay, ấy vậy mà chưa bao giờ giếng nước này bị nhiễm mặn, đã thế lại còn là nơi cung cấp nước ngọt cho cả đảo lớn lẫn đảo Bé trong những năm đỉnh hạn ở Lý Sơn. Tương tự, “giếng Vương” ở làng Hải Thuận cũng chẳng bao giờ cạn nước.

Người Chăm cổ rất giỏi phong thủy. Các giếng nước mà họ để lại dọc theo dải đất miền Trung là một minh chứng. Quan sát vị thế của giếng Xó La, có cảm giác như tất cả các mạch nước ngầm của đảo đều gom về mỏm đất nhô ra biển này. Vì thế, không những nước ngọt chẳng bao giờ cạn dù ngay giữa mùa hè mà nguồn nước mặn ngay cạnh nó cũng không thể thâm nhập được vào giếng. Cách xây giếng của người Chăm cổ cũng khá kỳ công. Họ lựa những viên đá cuội đen bóng, đều tăm tắp, xếp chồng lên nhau. Ngoài chức năng giữ cho thành giếng không bị sụp, lớp đá cuội này cũng làm nhiệm vụ "lọc nước" cực tốt. Giếng Vương ở Thanh Thủy thì được xây bằng những tảng đá ong vuông vức, đẹp đến ngỡ ngàng. Nhìn thành giếng được xây bằng đá ong đều tăm tắp, ta bỗng hiểu vì sao, giếng nước này đã thành phao cứu sinh của làng trong mỗi mùa khô hạn, khi mà các giếng nước khác đều nhiễm mặn.

Chủ nhân của các "giếng Vua" đã đi xa cả ngàn năm rồi nhưng họ luôn hiện hữu trong từng thùng nước ngọt cho hậu thế mỗi mùa khô hạn dọc dải đất miền Trung này.

Trần Đăng
TIN LIÊN QUAN

Dân lao đao vì công trình nước sạch nhiễm Arsen

Hữu Long |

Người dân xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông sử dụng nước từ công trình cung cấp nước địa phương hiện đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi công trình cung cấp nước sạch bị nhiễm chất Arsen. Trong khi chưa tìm được nguồn nước thay thế, thì nhiều giếng nước trong xã tiếp tục phát hiện chất Arsen vượt cao so với quy định…

Góc vườn có cây chanh già

Tạ Bích Loan |

Nó là cây chanh đầy gai mọc xoè ra nếu ai để ý sẽ thấy hơi vướng. Ông trồng nó bên bờ giếng. Bao năm rồi nó chẳng ra quả nào, cứ đứng đó thôi. Có người bảo chặt nó nhưng ông lờ đi.

Trò chuyện với mó nước “hiểu tiếng người” ở Cao Bằng

Tâm Am |

Ở bản Lũng Sạng (xã Hồng Quang, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng), trong một khu vực điệp trùng núi non, gần ruộng nương màu mỡ của bà con người Nùng, có một mó (mỏ, giếng, hố) nước nổi tiếng tên là Rằng Phặt. Nó thấm đẫm huyền thoại và dường như ẩn chứa trong mình một bí ẩn tâm linh hoặc khoa học kỳ thú nào đó. Mỗi khi bà con cần nước cho trâu uống, cần nước tưới hoa màu hay rửa chân tắm táp, thì chỉ việc đọc “thần chú” là nước ào ạt dâng lên.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Khán giả Việt Nam tin thầy trò ông Park Hang-seo sẽ vô địch AFF Cup 2022

AN NGUYÊN |

Dù gặp bất lợi về mặt tỉ số so với đối thủ Thái Lan, nhưng người hâm mộ và cổ động viên Việt Nam vẫn tin vào một chiến thắng của thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo trên sân khách, qua đó giành ngôi vô địch AFF Cup 2022.

Dân lao đao vì công trình nước sạch nhiễm Arsen

Hữu Long |

Người dân xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông sử dụng nước từ công trình cung cấp nước địa phương hiện đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi công trình cung cấp nước sạch bị nhiễm chất Arsen. Trong khi chưa tìm được nguồn nước thay thế, thì nhiều giếng nước trong xã tiếp tục phát hiện chất Arsen vượt cao so với quy định…

Góc vườn có cây chanh già

Tạ Bích Loan |

Nó là cây chanh đầy gai mọc xoè ra nếu ai để ý sẽ thấy hơi vướng. Ông trồng nó bên bờ giếng. Bao năm rồi nó chẳng ra quả nào, cứ đứng đó thôi. Có người bảo chặt nó nhưng ông lờ đi.

Trò chuyện với mó nước “hiểu tiếng người” ở Cao Bằng

Tâm Am |

Ở bản Lũng Sạng (xã Hồng Quang, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng), trong một khu vực điệp trùng núi non, gần ruộng nương màu mỡ của bà con người Nùng, có một mó (mỏ, giếng, hố) nước nổi tiếng tên là Rằng Phặt. Nó thấm đẫm huyền thoại và dường như ẩn chứa trong mình một bí ẩn tâm linh hoặc khoa học kỳ thú nào đó. Mỗi khi bà con cần nước cho trâu uống, cần nước tưới hoa màu hay rửa chân tắm táp, thì chỉ việc đọc “thần chú” là nước ào ạt dâng lên.