Ngày ấy ở thị trấn lưng đèo

HỒ SỸ BÌNH |

Dran là tên gọi của người Pháp đặt cho Đơn Dương, thị trấn Dran cách Đà Lạt chừng 40km, nằm trên quốc lộ 27. Nếu trên đường về xuôi thì Dran là điểm dừng lại trước khi vượt đèo Ngoạn Mục và ngược lại cũng là nơi nghỉ lại sau khi đã vượt đèo. Dran bao giờ trong mắt khách lữ thứ là hình ảnh của một nơi chốn bình yên, một nỗi dịu dàng thân thuộc trên hành trình lên - về Đà Lạt. 

Sau nhiều năm trở lại, thị trấn này hình như không có gì thay đổi, vẫn núi đồi trong sương sớm, hoa lau bạt ngàn. Hàng quán vẫn liêu xiêu thưa vắng chỉ có khu vực chợ có chút đông vui, tất cả như có nỗi gì thân thuộc, lòng  nhẹ lại một chút bâng khuâng nỗi nhớ về tình bạn tuyệt vời của hai người nghệ sĩ tài danh mà tôi yêu mến đã từng có khoảng thời gian trải qua trên mảnh đất này.

Nhà văn Nga Oleg Babukin- Trưởng ban đối ngoại của Hội Nhà văn Nga đi với chúng tôi, cứ thắc mắc tại sao phải dừng lại ở một phố chợ đìu hiu bên lưng đèo như thế này. Chúng tôi cho anh ấy biết, nơi đây nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và họa sĩ Đinh Cường từng sống và sáng tác. Khi nghe thế, nhất là đối với Trịnh Công Sơn, người mà anh rất ngưỡng mộ, đã hào hứng cùng chúng tôi thăm thú thị trấn bé nhỏ dưới lưng đèo.

Đó là khoảng năm 1964, Trịnh Công Sơn đang dạy học Blao, còn Đinh Cường từ Huế vào gặp nhau tại Đà Lạt. Rồi Đinh Cường về Dran, ở lại trong một ngôi nhà sàn bằng gỗ thông nằm chơ vơ chung quanh là núi rừng, có tiếng vượn hú, tiếng chim kêu, tiếng sương mù cùng giá rét (*) ở Lạc Lâm, cách chợ Dran khoảng 4km. Trong những tư liệu để lại, hai người đã sống tại đây với tất cả niềm cảm xúc thơ mộng của nỗi cô đơn tuyệt vời trong niềm hứng khởi khát khao sáng tạo.

Là một họa sĩ nhưng Đinh Cường từng viết nhiều bài thơ về miền đất này: Một mình ta cùng trời đất rộng/ ôi chiều lạnh lùng chiều Đơn Dương/ những trái su xanh trên giàn rẫy đó/ hãy ngả mũ chào một bầy két hoang. Những ngày sống xa quê hương, Đinh Cường lại nhớ về trong nỗi u hoài, hư tưởng. Nhớ khói lam chiều lan xa trên sườn núi/ những đoạn đường đèo hoang vu trên Đơn Dương/ tiếng lục lạc của chiếc xe thồ cũ kỹ/ móng ngựa mòn rơi trên đường/ và bạn tôi không còn cùng tôi.

Người bạn quá đỗi thân thiết  ấy là Trịnh Công Sơn-  tôi thấy bạn cười chiếc răng khểnh Sơn ơi cùng những ngọn lau già rạp mình trong gió hú, cánh rừng hoa dã quỳ vàng buồn thiu khi chiều xuống. Khung cảnh và cuộc sống ở Dran từng làm say đắm người nhạc sĩ tài hoa, có lúc anh muốn ở lại: Anh thấy buồn nhưng vẫn tìm thấy được một cái gì âm thầm thu hút trong đó. Nếu có một người thật sự yêu mình, có lẽ anh sẽ đủ can đảm để gầy dựng sự nghiệp mình ở đây(**)

Dran vẫn để lại trong lòng Đinh Cường nhiều tiếc nhớ, trong lần cuối cùng về Việt Nam, anh đã một mình lên Dran để thăm lại những nơi chốn cũ, thăm nhà thờ cổ, bưu điện: ví dụ tôi trở lại không còn giàn su xanh/ chiều Lạc Lâm mưa buốt tháng Mười hai/ không còn tiếng ngựa thồ/ leng keng chiều ngược gió. Thăm lại ngôi nhà cũ mà rưng rưng nước mắt, những giọt rượu nồng đã cạn/ những đêm sương mù phủ đầy trên Dran.

Đó là những đêm khuya lơ khuya lắc khi rượu đã ngấm, anh nhớ lại, những lúc ấy Sơn  mới hay ngồi vẽ: về đi Sơn nhóm lửa vườn khuya/ như xưa ngồi giữa Đơn Dương lạnh/ chờ nến tàn nghe vượn hú quen...

Trong di cảo thơ của Đinh Cường để lại, nhất là những năm tháng ở nước ngoài, Đơn Dương (Dran) được anh nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần trong thơ bằng nỗi thương tiếc khắc khoải bạo liệt: Trả tôi về Lạc Lâm/ thời giang hồ mộng mị/ trả tôi về chiều nay/ thì thầm lời nguyện nhỏ…

Không chỉ là thơ ca mà đặc biệt Dran từng là cảm hứng bất tận để anh vẽ. Trong tranh của Đinh Cường, núi đồi, sương mù, hoa đỏ và rừng lau trắng hun hút, nhà thờ Dran, hình ảnh một người đàn ông lang bạt giữa buổi chiều xanh xám, đang lắng nghe tiếng còi tàu dội vào vách đá của núi rừng. Nhất là nỗi ám ảnh trong tranh, một màu xanh ẩn mật, màu nâu xanh lạnh lẽo sâu thẳm, thơ mộng như một bí ẩn của niềm cô đơn của Dran, Đà Lạt len lỏi vào trong tiềm thức.

Màu xanh huyễn hoặc u trầm bàng bạc lãng mạn đầy tính thi ca đó vẫn phảng phất trong những bức tranh Màu trời xanh, Chim đêm, Để nhớ Đà Lạt, Để nhớ nhà thờ Dran, Thiếu nữ chiều ngoài cửa sổ miền đồi núi, Thiếu nữ Dran, Dạ khúc trên đồi xanh…, với một màu riêng có của Đinh Cường, không hẳn là màu xanh lá cây, màu nửa hư nửa thực như mơ, màu của kỷ niệm xanh rêu, xanh ngọc màu lục bảo, của giang hồ biên viễn thời trai trẻ còn giữ lại như một kỷ niệm dịu dàng mà đau đớn. Màu xanh từ núi đồi heo hút Dran đã theo ông như một ám ảnh sâu thẳm trong tiềm thức làm thức dậy niềm đam mê không ngừng nghỉ với sắc màu.

Không được như Huế, như Đà Lạt nhưng Dran có một góc sáng riêng biệt êm đềm nhưng da diết trong bầu trời sáng tạo nghệ thuật của Đinh Cường. Và xa hơn, vùng đất ấy đầy ắp những kỷ niệm thời tuổi trẻ thơ mộng nhất với người bạn quá đỗi thân thiết Trịnh Công Sơn – mai đi hồ dễ quên đời/ mai đi hồ dễ quên người được sao...

Tôi quý cái tình bạn của hai người để rồi khi đến Dran cũng để yêu thêm nơi này.

(*) (**)  Trích Trịnh Công Sơn – Thư tình gửi một người. NXB Trẻ. TP Hồ Chí Minh 2011.

HỒ SỸ BÌNH
TIN LIÊN QUAN

Rừng ma dưới chân Fuji san

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Chiếc xe nhỏ lầm lụi trong đêm từ Tokyo về Shizuoka. Ngoài trời là âm 4 độ C, tuyết rơi nhẹ phủ trắng con đường trước mặt.

Nơi mùa xuân bắt đầu

ĐỨC LỘC |

Ông chủ trọ cũ của tôi là một người kỳ dị. Ông lùn, bụng phệ, ngoại ngũ tuần, giọng nửa Bắc nửa Nam, mặc dù gốc gác của ông là người miền Trung.

Tết sắp vào đầu ngõ

ĐỨC LỘC |

Vậy là tôi đã cầm chắc trong tay cặp vé tàu Tết. Tôi “phôn” ngay cho ông anh họ nuôi cá thuê dưới Đồng Nai, 24 Tết nhất nhất phải có mặt tại Sài Gòn để hôm sau hai anh em cùng về quê. Năm ngoái chỉ vì chùng chình đợi anh mà cả hai đều lỡ tàu.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Rừng ma dưới chân Fuji san

NGUYỄN TRUNG HIẾU |

Chiếc xe nhỏ lầm lụi trong đêm từ Tokyo về Shizuoka. Ngoài trời là âm 4 độ C, tuyết rơi nhẹ phủ trắng con đường trước mặt.

Nơi mùa xuân bắt đầu

ĐỨC LỘC |

Ông chủ trọ cũ của tôi là một người kỳ dị. Ông lùn, bụng phệ, ngoại ngũ tuần, giọng nửa Bắc nửa Nam, mặc dù gốc gác của ông là người miền Trung.

Tết sắp vào đầu ngõ

ĐỨC LỘC |

Vậy là tôi đã cầm chắc trong tay cặp vé tàu Tết. Tôi “phôn” ngay cho ông anh họ nuôi cá thuê dưới Đồng Nai, 24 Tết nhất nhất phải có mặt tại Sài Gòn để hôm sau hai anh em cùng về quê. Năm ngoái chỉ vì chùng chình đợi anh mà cả hai đều lỡ tàu.