Phố cổ Hà Nội xập xệ xuống cấp, người dân “đi không nỡ, ở không xong”

Tuyết Lan |

Đất phố cổ "tấc đất tấc vàng", thế nên dù đã có Đề án giãn dân phố cổ của Hà Nội nhưng 15 năm qua dự án vẫn đang dở dang. Các hộ dân nằm trong diện di dời, giãn dân vẫn bám trụ, sinh sống trong những căn nhà xập xệ, xuống cấp bởi chỉ cần vài m2 buôn bán trên phố cổ cũng nuôi sống được cả gia đình.

Bán trà đá kiếm chục triệu nên dù nhà nát cũng không đi đâu

Cũ nát, xuống cấp trầm trọng chính là hiện trạng của nhiều ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội được xây dựng từ thế kỉ trước. Tuy nhiên, đây vẫn là nơi sinh sống của không ít hộ gia đình nhiều thế hệ.

Chị Lương Thị Thập (số 5A, Phủ Doãn, phường Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, khu nhà tập thể nơi chị sống đã xuống cấp trầm trọng, sinh hoạt nhếch nhác, bất tiện. Ở trong nhà trời mùa hè oi nóng ngột ngạt, trời mùa mưa thì ẩm thấp ướt át không khác gì ở ngoài trời.

“Diện tích của những ngôi nhà ở đây chỉ dao động từ 10-30m2 nên hầu hết đều được gia cố, cải tạo ra bên ngoài để có thêm diện tích sinh hoạt. Khu tập thể này năm nào cũng được các hộ dân sửa chữa, cải tạo nhưng tình trạng vẫn chỉ dừng lại ở mức tạm bợ qua ngày".

Chị Thập cho biết, dù nhà cửa chật chội và xuống cấp nhưng nếu chuyển đi nơi khác, chị không biết làm gì để trang trải cuộc sống. Công việc chính của chị Thập hiện nay là bán trà đá, trung bình mỗi tháng chị kiếm chục triệu để lo cho gia đình.

“Phố cổ rất dễ kiếm sống. Bán trà đá, bán hàng rong, sửa xe… cũng đủ nuôi sống cả gia đình. Những công việc này ở quê thì thu nhập thấp, chứ ở khu phố cổ này một tháng cũng phải được gần chục triệu. Khi giãn dân hoặc tái định cư ra các khu ngoại thành như: Long Biên, Gia Lâm thì rõ ràng những hộ dân nơi đây sẽ mất kế sinh nhai, không thể nào có được mặt bằng kinh doanh “màu mỡ” như phố cổ. Vì thế tôi vẫn chấp nhận sống trong hoàn cảnh xập xệ hiện tại” -  chị Thập nói.

Chấp nhận sống trong những căn nhà xập xệ, xuống cấp, nhiều người dân phố cổ Hà Nội không muốn chuyển đến các khu nhà tái định cư theo đề án của thành phố. Ảnh: Hải Danh
Chấp nhận sống trong những căn nhà xập xệ, xuống cấp, nhiều người dân phố cổ Hà Nội không muốn chuyển đến các khu nhà tái định cư theo đề án của thành phố. Ảnh: Hải Danh

Đi không nỡ, ở không xong 

Trước tình trạng nơi ở người dân xuống cấp, mật độ dân cư phố cổ ở mức rất cao, TP Hà Nội đã cho triển khai Đề án giãn dân phố cổ từ năm 2008. Trong đó đề xuất những giải pháp làm giảm mật độ dân cư khu vực phố cổ từ 823 người/ha năm 2010 xuống còn 500 người/ha. Điều này có nghĩa phải di chuyển khoảng 6.550 hộ dân với khoảng 26.200 người.

Đến nay đề án này gần như lâm vào bế tắc khi đa số người dân phố cổ không muốn chuyển đi. Nhiều người dân cho biết, đất phố cổ dễ làm ăn, nên dù có chật vật ở trong những căn nhà xập xệ, điều kiện sống tồi tàn thì người dân vẫn cố gắng bám trụ.

Chị Phạm Hồng Hạnh (sinh năm 1977, 5A Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, gia đình chị 4 đời sinh sống trong căn nhà tập thể. Theo chị Hạnh, mặc dù nhà nhỏ, sinh hoạt bất tiện nhưng xung quanh khu vực phố cổ có nhiều tiện ích như trường học, bệnh viện, thuận lợi cho việc kinh doanh.

“Những hộ dân nhà mặt tiền kinh doanh thu nhập cao. Nhiều nhà bán hàng ăn, cho thuê cửa hàng kinh doanh có thể có mức thu nhập lên tới 50-70 triệu đồng/tháng. Đang làm ăn thuận lợi ở nơi sầm uất, chẳng ai muốn đến nơi không có mặt bằng buôn bán. Ai sẽ là người đứng ra đảm bảo những tiện ích, công việc, mức sống như hiện nay nếu người dân đồng ý di dời khỏi phố cổ?” - chị Hạnh cho hay.

Chị Lương Thị Thập cho biết, hiện nay kế hoạch giãn dân ở khu vực của chị đang gặp hai vấn đề: "Thứ nhất, những hộ dân có mặt tiền chưa đồng ý về thoả thuận mức giá đền bù, tái định cư. Thứ hai, người dân hoang mang không biết phải làm gì để kinh doanh, kiếm sống khi đến nơi ở mới.

Thực tế, ai cũng muốn có nơi ở sạch sẽ khang trang. Nếu Nhà nước giải quyết được vướng mắc về đền bù, giúp chúng tôi đảm bảo kế sinh nhai thì không có lí do gì người dân phản đối, kiên quyết không đi” - chị Thập nói thêm.

Tuyết Lan
TIN LIÊN QUAN

Kiếm vài triệu một ngày: Dân không muốn rời phố cổ, khu giãn dân bỏ hoang

Tuyết Lan |

Hà Nội - Trái ngược với cảnh nhiều thế hệ chen chúc sống trong những khu nhà tập thể xập xệ hơn chục mét vuông, khu nhà giãn dân phố cổ ở Thượng Thanh (quận Long Biên) đến nay vẫn hoang vắng, không có người sinh sống.

Hàng quán bày bàn ghế san sát vỉa hè phố cổ Hà Nội, thấy công an là vội dẹp

Bích Lộc |

Tuyến phố Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), có rất nhiều hàng quán được bày tràn lan trên vỉa hè, lấn chiếm lòng đường, gây mất trật tự an toàn giao thông.

Mặt bằng phố cổ Hà Nội - thời hoàng kim đã qua

Thu Giang |

Kinh doanh ảm đạm, nhiều chủ cửa hàng gần đây đã đồng loạt trả lại mặt bằng kinh doanh phố cổ Hà Nội có giá thuê đắt đỏ hàng trăm triệu đồng/tháng.

Tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa lớp 4, 8, 11

Vân Hà |

Việc tổ chức tập huấn giáo viên sử dụng sách giáo khoa được xác định là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định để sách giáo khoa phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Sau cơn sốt măng cụt, mãng cầu 100.000 đồng/kg vẫn khó mua

MAI THẢO |

Trà mãng cầu đang trở thành thức uống xu hướng trong giới trẻ. Tại thị trường TP Hồ Chí Minh, giá của mặt hàng này đang tăng gấp 2-3 lần so với tháng trước.

Xác minh việc cụ bà 85 tuổi bị chửi bới, đánh đập tại cơ sở nuôi dưỡng

HỮU CHÁNH |

TP Hồ Chí Minh - Công an Quận 12 đang xác minh vụ việc cụ bà đơn thân 85 tuổi bị người đàn ông chửi bới, đánh đập tại cơ sở nuôi dưỡng tư nhân trên địa bàn.

Sau khi dùng thuốc BAT, 1 bệnh nhân ngộ độc Botulinum chuẩn bị xuất viện

NGUYỄN LY |

TP Hồ Chí Minh – Liên quan đến trường hợp 3 bệnh nhân ăn giò chả mua bên ngoài và nhập viện vì ngộ độc Botulinum, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP cho biết, các bệnh nhân tiếp tục được điều trị và không có chỉ định dùng BAT tiếp tục.

Giờ thứ 9: Câu chuyện không có hồi kết - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Tôi khi ấy mới 17 tuổi, còn đang học cấp 3, lại thêm cái mác con nhà nghèo. Trong cái rủi cũng có cái may, mà đến giờ thực ra chính tôi cũng không hiểu việc có nhan sắc với tôi là may hay rủi, bởi từ khi biết mình xinh đẹp, tôi cũng chẳng dùng nhan sắc ấy vào được việc gì để thay đổi số phận mình.

Kiếm vài triệu một ngày: Dân không muốn rời phố cổ, khu giãn dân bỏ hoang

Tuyết Lan |

Hà Nội - Trái ngược với cảnh nhiều thế hệ chen chúc sống trong những khu nhà tập thể xập xệ hơn chục mét vuông, khu nhà giãn dân phố cổ ở Thượng Thanh (quận Long Biên) đến nay vẫn hoang vắng, không có người sinh sống.

Hàng quán bày bàn ghế san sát vỉa hè phố cổ Hà Nội, thấy công an là vội dẹp

Bích Lộc |

Tuyến phố Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến (phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), có rất nhiều hàng quán được bày tràn lan trên vỉa hè, lấn chiếm lòng đường, gây mất trật tự an toàn giao thông.

Mặt bằng phố cổ Hà Nội - thời hoàng kim đã qua

Thu Giang |

Kinh doanh ảm đạm, nhiều chủ cửa hàng gần đây đã đồng loạt trả lại mặt bằng kinh doanh phố cổ Hà Nội có giá thuê đắt đỏ hàng trăm triệu đồng/tháng.