Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chưa rà soát xong, chưa thể tiếp tục triển khai

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động, đại diện quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết hiện đề án giãn dân phố cổ chưa thể triển khai các bước tiếp theo vì công tác rà soát, phân loại các đối tượng giãn dân vẫn chưa hoàn thành.

Rà soát chưa xong, cơ chế thay đổi

Ngày 23.4, ông Trịnh Hoàng Tùng - Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) - đã có cuộc trao đổi với PV Báo Lao Động về tiến độ chi tiết của đề án giãn dân phố cổ cho đến thời điểm hiện tại.

Theo đó, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) được giao phụ trách Dự án đầu đến, tức xây dựng cơ sở hạ tầng và khu nhà ở phục vụ giãn dân. Dự án này được chia làm 4 dự án thành phần, trong đó: Dự án xây dựng hạ tầng xã hội khu nhà ở giãn dân (Nhà trẻ mẫu giáo) đã hoàn thành năm 2016; Dự án xây dựng hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị Khu nhà ở giãn dân đã thực hiện xong hạng mục di chuyển Trạm biến áp; Dự án xây dựng công trình hỗn hợp tại ô đất CT-08A đã hoàn thành việc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định; Dự án xây dựng nhà ở giãn dân hiện vẫn đang trong giai đoạn thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, chưa thực hiện đầu tư xây dựng.

Chia sẻ quan điểm về địa điểm tái định cư mới cho người dân tại phường Việt Hưng, quận Long Biên, ông Trịnh Hoàng Tùng cho rằng: "Thực ra giãn dân tới khu Việt Hưng tương đối đẹp về vị trí. Nhưng phải tạo ra một khu nhà ở với chất lượng tốt, về điều kiện sinh hoạt, môi trường sống thì mới là thành công".

Tuy nhiên, đại diện Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cũng thông tin thêm về những vướng mắc khiến cho khu giãn dân Việt Hưng chưa thu hút được sự quan tâm từ phía người dân phố cổ.

"Quận cũng đã triển khai được những công việc cụ thể nhưng do thay đổi về mặt cơ chế, luật. Trước đó, ở đây (khu nhà ở giãn dân Việt Hưng - PV) theo phân loại là nhà ở xã hội với nhiều cơ chế ưu đãi, sẽ thu hút nhà đầu tư vào, ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán nhà, giá rẻ hơn nên người dân được đền bù ở khu phố cổ sẽ đủ tiền mua một diện tích lớn ở bên đó. Nhưng sau đó có thay đổi sang cơ chế nhà ở tái định cư thương mại thì giá đã cao hơn. Do vậy đây cũng là một khó khăn cần sự tháo gỡ" - ông Trịnh Hoàng Tùng nói.

Trong buổi trao đổi, ông Tùng cũng nhắc đến nhiều lần về lý do chính khiến đề án giãn dân phố cổ chưa thể tiếp tục triển khai bởi hiện công tác rà soát, phân loại đối tượng vẫn chưa hoàn thành. "Lãnh đạo quận đang chỉ đạo sát sao việc rà soát, phân loại các đối tượng giãn dân. Bởi những điều tra xã hội học đã diễn ra cách đây vài chục năm rồi, có sự biến động. Phải rà soát xong, báo cáo thành phố, mới có cơ sở đề xuất việc điều chỉnh cơ chế, hoàn chỉnh dự án đầu tư để làm tiếp" - Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng quận Hoàn Kiếm nói.

Về chính sách đền bù hỗ trợ cho người dân, trả lời cho câu hỏi liệu có một cơ chế đặc thù nào đối với cư dân phố cổ hay không, đại diện quận Hoàn Kiếm cho biết sẽ "cố gắng vận dụng mức độ cao nhất cho người dân, đền bù cho người dân một cách thỏa đáng nhất để người dân di chuyển".

Dân vẫn chờ được giãn

Trước đó, theo số liệu được UBND quận Hoàn Kiếm gửi tới Báo Lao Động, đối tượng giãn dân phố cổ được chia làm 2 thành phần: Bắt buộc và tự nguyện. Tổng số hộ dân thuộc đối tượng giãn dân bắt buộc (gồm các hộ dân đang sống trong các di tích: đình, đền, chùa; công sở; trường học) là 478 hộ, khoảng 1.613 nhân khẩu. Tổng số hộ dân thuộc diện giãn dân tự nguyện (gồm các hộ dân đang sống trong các khu chung cư cũ, số nhà đông hộ, nhà có giá trị và giá trị đặc biệt... có diện tích dưới 5m2/người) là 3.998 hộ, khoảng 11.396 nhân khẩu.

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, với công cuộc giãn dân được chính quyền đưa ra, người dân phố cổ vẫn còn nhiều vướng mắc chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Trong đó, những điều được quan tâm nhất là chính sách hỗ trợ, đền bù và đặc biệt là đảm bảo sinh kế lâu dài tại nơi ở mới.

Ông Đào Quang Thọ (sinh năm 1956, ngõ 67 Vọng Hà) tâm sự, câu chuyện giãn dân đã được đề cập nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết để cho người dân thỏa đáng. "Chúng tôi mới chỉ nghe đến quy hoạch còn hình hài cụ thể phương án ra sao thì chưa rõ. Hiện người dân vẫn chưa có được một thông báo chính thức, một cái mốc nào cụ thể, chưa ai cho chúng tôi biết rằng khi chúng tôi đi cuộc sống sẽ ra sao, rồi chính sách đền bù trên đất cụ thể như thế nào. Người dân cũng chờ đợi một chính sách cụ thể, một cách giải quyết thấu tình đạt lý của các cơ quan chức năng để cho thấy đây là một chính sách vừa đặc thù, lại đảm bảo được cuộc sống, quyền lợi cho người dân" - ông Đào Quang Thọ nói.

Sự chờ đợi của người dân phố cổ có lẽ sẽ phải cần thêm một thời gian nữa. Bởi như đại diện quận Hoàn Kiếm thông tin, khi công tác rà soát phân loại đối tượng chưa làm xong thì các hoạt động tiếp theo chưa thể triển khai.

Công tác rà soát này được giao cho Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phụ trách. Đơn vị này cho biết, đối với diện bắt buộc nằm trong các di tích, quản lý công sản thì việc xác định ranh giới rất khó.

Hiện phía quận Hoàn Kiếm cũng cho hay đang đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao hỗ trợ trong việc khoanh vùng bảo vệ di tích làm cơ sở cho việc rà soát, thống kê chính xác số hộ dân nằm trong phạm vi phải di chuyển cũng như việc áp dụng cơ chế, chính sách đối với nhóm đối tượng này.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Giãn dân phố cổ: Phê duyệt hơn 4.300 tỉ đồng, mới giải ngân được 29 tỉ

ĐÌNH TRƯỜNG |

Kinh phí được phê duyệt cho đề án giãn dân phố cổ là hơn 4.300 tỉ đồng, tuy nhiên, theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hiện đề án mới chỉ giải ngân được hơn 29 tỉ đồng.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chậm vì chờ điều chỉnh quy hoạch, cơ chế đầu tư

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong thông tin vừa được gửi tới Báo Lao Động, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân đề án giãn dân phố cổ chậm trễ trong một thời gian dài là bởi cần phải điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh cơ chế đầu tư cho đề án.

Giãn dân phố cổ: Tìm lời giải "an cư lạc nghiệp" cho người dân ở nơi ở mới

Nhóm PV |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ có ít nhất 215.000 người dân sẽ phải rời nội thành. Để thực hiện được việc này, Hà Nội cần có các cơ chế chính sách đột phá cũng như giải pháp hợp lý để sớm hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp cho người dân tại nơi ở mới.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Bế tắc tìm việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Đã hơn 1 tháng sau Tết Nguyên đán, chị Thắm vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Rơi vào bế tắc, thậm chí, chị đã nảy sinh ý định xuất khẩu lao động để thoát cảnh thất nghiệp.

Chính thức thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 10 tỉnh

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành các nghị quyết về việc thành lập một số đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 10 tỉnh An Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Bến Tre, Bình Dương, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thái Nguyên, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

KHÁNH AN |

Nhiều phụ huynh cho biết cảm thấy bớt áp lực sau khi đọc được thông tin Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10.

Giãn dân phố cổ: Phê duyệt hơn 4.300 tỉ đồng, mới giải ngân được 29 tỉ

ĐÌNH TRƯỜNG |

Kinh phí được phê duyệt cho đề án giãn dân phố cổ là hơn 4.300 tỉ đồng, tuy nhiên, theo UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) hiện đề án mới chỉ giải ngân được hơn 29 tỉ đồng.

Giãn dân phố cổ Hà Nội: Chậm vì chờ điều chỉnh quy hoạch, cơ chế đầu tư

ĐÌNH TRƯỜNG |

Trong thông tin vừa được gửi tới Báo Lao Động, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, nguyên nhân đề án giãn dân phố cổ chậm trễ trong một thời gian dài là bởi cần phải điều chỉnh quy hoạch và điều chỉnh cơ chế đầu tư cho đề án.

Giãn dân phố cổ: Tìm lời giải "an cư lạc nghiệp" cho người dân ở nơi ở mới

Nhóm PV |

Với việc ban hành quy hoạch phân khu đô thị ở 4 quận nội đô, Hà Nội một lần nữa đi tìm lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ. Dự kiến, đến năm 2030 sẽ có ít nhất 215.000 người dân sẽ phải rời nội thành. Để thực hiện được việc này, Hà Nội cần có các cơ chế chính sách đột phá cũng như giải pháp hợp lý để sớm hiện thực ước mơ an cư lạc nghiệp cho người dân tại nơi ở mới.