Giảm giá bán là bài toán khó cho doanh nghiệp bất động sản

Gia Miêu |

Các doanh nghiệp bất động sản đang làm mọi cách để giải cứu thanh khoản cho thị trường, tuy nhiên giải pháp giảm giá bán nhà không được lựa chọn vì nguồn cung tiếp tục khan hiếm khi chủ đầu tư dè dặt mở bán mới, trong khi các chi phí đầu vào vẫn không ngừng tăng.

Thị trường bất động sản đã bắt đầu có sự hồi sinh sau khi một số vấn đề liên quan đến các khối nợ và thanh toán trái phiếu đang được tháo gỡ. Dù đã có phần hạ nhiệt nhưng xét về mặt bằng chung thì lãi suất vay mua bất động sản ở hầu hết các ngân hàng vẫn còn đang khá cao. Mức lãi suất ưu đãi hầu hết chỉ áp dụng cố định trong thời hạn vay từ 6 – 12 tháng đầu, các tháng tiếp theo lãi suất sẽ ở ngưỡng thả nổi trung bình vào từ 12 – 13%/năm. Bên cạnh đó, việc xét duyệt hồ sơ vay mua bất động sản vẫn còn khá khó khăn do room tín dụng của lĩnh vực này đang hạn chế.

Trong bối cảnh người mua nhà khá lo ngại với câu chuyện sử dụng đòn bẩy tài chính thì dường như các chính sách chiết khấu lớn mà chủ đầu tư đang đưa ra chưa đủ sức để sức mua bất động sản tăng trở lại. Đã có nhiều chủ đầu tư đưa ra chương trình hỗ trợ giãn tiến độ thanh toán cho các khách hàng khá ưu đãi như khách hàng chỉ cần thanh toán trước 10% giá trị căn hộ là đã có thể kí ngay hợp đồng mua bán và có thể nhận nhà ở ngay nếu thanh toán thêm 5%. Ngoài ra, một số dự án giảm giá bằng cách chiết khấu 30 - 40%, nhưng theo quan điểm xuất phát từ phía người mua nhà thì về bản chất, giá trị tuyệt đối của sản phẩm không giảm, người mua chỉ nhận chiết khấu cho một sản phẩm giá cao. Không những vậy, để hưởng mức chiết khấu này, người mua phải chi nhiều tiền hơn cho một lần thanh toán nên không tối ưu hiệu quả đầu tư.

Nhiều dự án vướng pháp lý không thể bán hàng là nguyên nhân một phần khiến giá bán khó giảm vì thiếu cung. Ảnh: Bảo Chương
Nhiều dự án vướng pháp lí không thể bán hàng là nguyên nhân một phần khiến giá bán khó giảm vì thiếu cung. Ảnh: Bảo Chương

Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra đó là tại sao các chủ đầu tư không giảm giá nhà để người mua có nhu cầu thật có thể tiếp cận được? TS Nguyễn Duy Phương - Giám đốc đầu tư DGCapital cho rằng có quá nhiều lí do khiến cho chủ đầu tư dự án không chọn giảm pháp giảm giá nhà. Trong đó, có thể thấy khi triển khai một dự án thì chủ đầu tư đã thế chấp cả đất và tài sản hình thành trong tương lai để vay vốn ngân hàng. Việc giảm giá bán sẽ ảnh hưởng đến giá trị tài sản bảo đảm tại ngân hàng, trong khi đó chủ đầu tư không còn tài sản khác để bổ sung cho các khoản vay. Bên cạnh đó, nhiều dự án vì vướng pháp lí nên phải mất nhiều năm đến nay mới có thể triển khai mở bán. Chủ đầu tư trong khoảng thời gian đó vẫn phải gánh các khoản chi phí lãi vay, chi phí đất ngày càng tăng.

Thủ tục pháp lí dự án nhà ở chậm là loại chi phí đẩy rất lớn, có tác động tương hỗ với các nguyên nhân khác, khiến giá thành nhà ở trên thị trường liên tục bị đội lên và người mua nhà cuối cùng sẽ phải gánh chịu những loại chi phí này. Để kéo giảm giá nhà đất, thì quan trọng là tháo được khó khăn về pháp lý để nguồn cung được cải thiện. Vai trò của Nhà nước là có chính sách khơi thông nguồn cung, tháo gỡ các vấn đề pháp lí một cách sớm nhất có thể.

Gia Miêu
TIN LIÊN QUAN

Căn hộ chung cư: Giảm người mua, vẫn không giảm giá bán

Phan Anh |

Gần đây, nguồn cung thiếu hụt khiến giá chung cư tăng mạnh. Nhiều người kỳ vọng những khó khăn trên thị trường bất động sản thời gian qua sẽ khiến giá chung cư hạ nhiệt, tuy nhiên thực tế mức giảm không đáng kể.

Cách nào kéo giảm giá nhà ở xã hội vừa túi tiền công nhân?

VƯƠNG TRẦN |

Thực tế cho thấy, công nhân tỉnh lẻ khó mua nhà, kể cả nhà ở xã hội, bởi lẽ tiền lương không đủ để họ đảm bảo cho cuộc sống của cả gia đình ở thành phố, thậm chí, dù có thâm niên làm công nhân hơn 10 năm. Vì vậy, phát triển nhà ở xã hội cần phù hợp khả năng chi trả của công nhân, người lao động, người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn.

Giảm giá nhà ở xã hội: Doanh nghiệp, nhà quản lý nói gì?

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Để giảm giá nhà ở xã hội, cần phải có thiết kế, trang thiết bị, vật liệu phù hợp, tối ưu hóa công nghệ và tăng cường cải cách hành chính.

Ông Nguyễn Đức Chung giải trình việc trồng cây xanh ở nhà bố mẹ đẻ

Việt Dũng |

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, không chỉ đạo "miệng" cấp dưới đặt hàng cây xanh của người quen và ông cũng không nhận tiền cảm ơn.

Hàng loạt máy móc, thiết bị đắp chiếu của BV Bạch Mai hoạt động trở lại

Thùy Linh |

Ngay sau khi Nghị định 07 và Nghị quyết 30 của Chính phủ được ban hành đã tháo gỡ được nhiều "nút thắt". Tại Bệnh viện Bạch Mai - một trong những "điểm nóng" về thiếu trang thiết bị y tế, phục vụ người bệnh, hiện nay, sau gần 1 tháng các quy định mới được ban hành, nhiều máy móc đã hoạt động trở lại.

Niềm vui đã đến với 137 người lao động Công ty Haprosimex

Hà Anh - Quỳnh Chi |

Ngày 29.3, niềm vui đã đến với 137 người lao động Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex (Công ty Haprosimex) - khi họ được cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện Gia Lâm (Hà Nội) bàn giao cuốn sổ BHXH đã được chốt đóng.

Nghịch lí thất nghiệp tăng, sàn việc làm vắng hoe

HÀ ANH CHIẾN |

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động tại Đồng Nai, số người lao động tới làm hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng cao, trong khi sàn giao dịch việc làm được mở thường xuyên hàng tháng lại vắng bóng cả người lao động lẫn doanh nghiệp tuyển dụng.

Giá nhà ở xã hội vẫn cao so với thu nhập của công nhân

B.Hân - M.Phương |

Có một căn nhà ở xã hội sau nhiều năm thuê trọ là mơ ước của nhiều gia đình công nhân. Nhưng số tiền để dành mua nhà ở xã hội là quá lớn so với thu nhập, nếu muốn mua phải vay mượn, trả nợ nên nhiều gia đình công nhân đành gác lại mong muốn này.

Căn hộ chung cư: Giảm người mua, vẫn không giảm giá bán

Phan Anh |

Gần đây, nguồn cung thiếu hụt khiến giá chung cư tăng mạnh. Nhiều người kỳ vọng những khó khăn trên thị trường bất động sản thời gian qua sẽ khiến giá chung cư hạ nhiệt, tuy nhiên thực tế mức giảm không đáng kể.

Cách nào kéo giảm giá nhà ở xã hội vừa túi tiền công nhân?

VƯƠNG TRẦN |

Thực tế cho thấy, công nhân tỉnh lẻ khó mua nhà, kể cả nhà ở xã hội, bởi lẽ tiền lương không đủ để họ đảm bảo cho cuộc sống của cả gia đình ở thành phố, thậm chí, dù có thâm niên làm công nhân hơn 10 năm. Vì vậy, phát triển nhà ở xã hội cần phù hợp khả năng chi trả của công nhân, người lao động, người thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn.

Giảm giá nhà ở xã hội: Doanh nghiệp, nhà quản lý nói gì?

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – Để giảm giá nhà ở xã hội, cần phải có thiết kế, trang thiết bị, vật liệu phù hợp, tối ưu hóa công nghệ và tăng cường cải cách hành chính.