Giá nhà ở xã hội vẫn cao so với thu nhập của công nhân

B.Hân - M.Phương |

Có một căn nhà ở xã hội sau nhiều năm thuê trọ là mơ ước của nhiều gia đình công nhân. Nhưng số tiền để dành mua nhà ở xã hội là quá lớn so với thu nhập, nếu muốn mua phải vay mượn, trả nợ nên nhiều gia đình công nhân đành gác lại mong muốn này.

Công nhân gác lại giấc mơ nhà ở xã hội  

Quan tâm, tìm hiểu về nhà ở xã hội đã lâu, nhưng tính đi tính lại, anh Nguyễn Duy Phong (công nhân Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội) đành từ bỏ ý định mua nhà ở xã hội. Nam công nhân này cho biết, nếu nhà ở xã hội có mức giá 15 triệu đồng/m2, thì một căn nhà diện tích 60 m2 đã là 900 triệu đồng.

“Sau khi tính toán, tôi thấy không thể lo được số tiền như này để mua nhà ở xã hội, mặc dù rất muốn” - anh Phong chia sẻ.

Vợ chồng anh Phong làm công nhân đã được 20 năm. Hiện nay, tổng thu nhập của cả 2 được khoảng 20 triệu đồng/tháng. Số tiền này chỉ đủ để gia đình anh trang trải cuộc sống trong tháng.

Hiện gia đình anh thuê trọ tại nhà CT1A (khu nhà ở công nhân xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội). Mỗi tháng, anh phải trả tiền thuê nhà, điện nước là 2,2 triệu đồng.

“Tiền cho 2 con ăn học khoảng 3 triệu đồng/tháng; chi phí ăn uống cho cả gia đình mỗi ngày 200.000 đồng, vị chi một tháng là 6-7 triệu đồng; tiền xăng xe, điện thoại: 1-1,5 triệu đồng/tháng” - anh Phong liệt kê.

Theo anh Phong, nếu chi tiêu tiết kiệm, sau 20 năm làm công nhân, vợ chồng anh có được hơn 300 triệu đồng để dành.

Cần điều kiện cho vay riêng với gia đình công nhân nhập cư

Gần 40 tuổi, anh Phạm Xuân Long (quê Phú Thọ) vẫn chật vật với giấc mơ an cư lạc nghiệp. Anh Long là cán bộ ở một cơ quan nhà nước, tiền lương khoảng 15 triệu đồng/tháng. Vợ anh làm công nhân ở Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội), chỉ làm giờ hành chính nên mức lương chỉ hơn 6 triệu đồng/tháng.

Tổng thu nhập của 2 vợ chồng hơn 20 triệu đồng mỗi tháng, song nuôi 3 con ăn học, kinh tế của gia đình hầu như không có dư. Học xong đại học, anh Long quyết ở lại Hà Nội xây dựng sự nghiệp, gia đình, 17 năm qua, anh vẫn sống trọ, chưa có hộ khẩu chính thức.

Anh Long cho biết, giá căn hộ chung cư ngày một tăng, giá thấp nhất cũng từ 2 tỉ đồng trở lên. Với những dự án nhà ở xã hội cũng từ 800 triệu đồng - hơn 1 tỉ đồng, trong khi rất ít dự án có thể mua.

Mức vốn vay để mua nhà ở xã hội tối đa bằng 80% giá trị hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà; nếu xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thì mức vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị dự toán hoặc phương án vay và không vượt quá 70% giá trị tài sản bảo đảm tiền vay. Thời hạn vay để mua nhà ở xã hội tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên.

Nếu mua nhà ở xã hội, vợ chồng anh Long xác định vay mượn từ "ba bề bốn bên". Số tiền phải mượn có khi lên đến cả tỉ đồng.

Anh Long hi vọng sắp tới có điều kiện cho vay riêng với gia đình công nhân nhập cư, đông con được nâng mức vay tối đa lên 85-87% giá trị hợp đồng mua nhà.

B.Hân - M.Phương
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Dự án nhà ở xã hội gần 20 triệu/m2, người mua phải vay cả tỉ đồng

ANH HUY |

Dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn được mở bán lần đầu với giá gần 20 triệu/m2, mức cao nhất từ trước đến nay. Nhiều ý kiến cho rằng đây là mức giá bán mà người thu nhập thấp khó tiếp cận.

Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội

CAO NGUYÊN |

Ngày 30.3, ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết bộ này đã hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Vòng luẩn quẩn những khó khăn chưa thể tháo gỡ khi làm nhà ở xã hội

Gia Miêu |

Doanh nghiệp làm nhà ở xã hội mệt mỏi vì thủ tục thực hiện nhiều bước hơn nhà ở thương mại.

Lãi suất tiếp tục giảm, bất động sản thêm cơ hội hồi phục

ANH HUY |

Lãi suất điều hành đồng loạt hạ nhiệt là tín hiệu tích cực giúp thị trường bất động sản (BĐS) có thêm cơ hội để sớm hồi phục. Giới chuyên gia dự đoán, nếu Nhà nước tiếp tục có những động thái hỗ trợ và các doanh nghiệp chủ động “cứu mình”, thị trường này sẽ có khả năng khởi sắc từ cuối quý II/2023.

Cảnh báo về sự tuyệt chủng của nhân loại trước AI

Ngọc Vân |

Nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu cảnh báo về sự tuyệt chủng của nhân loại trước AI.

Bản tin công đoàn: Hà Nội có tuyến phố đặt tên một cán bộ công đoàn

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Hà Nội có tuyến phố đặt tên một cán bộ thời kỳ đầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Người lao động khi bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?; Nghịch lý thiếu - thừa đơn hàng và người lao động...

Biến cố ngành ngân hàng: Kinh tế thế giới vẫn phục hồi

Quý An (Theo The Economist) |

Các chuyên gia đang lo ngại về một cuộc suy thoái sâu sắc do hậu quả từ khủng hoảng ngân hàng. Các chuyên gia tại JPMorgan Chase ẩn dụ: “Việc hạ cánh nhẹ nhàng giờ đây có vẻ khó xảy ra, vì máy bay đang trong tình trạng lao dốc (thiếu niềm tin của thị trường) và động cơ thì sắp hết nhiên liệu (ngân hàng cho vay)”.

Thua Aston Villa, Chelsea rơi xuống nửa dưới bảng xếp hạng

Văn An |

Chelsea trở lại sau quãng FIFA days bằng trận thua 0-2 trước Aston Villa tại Premier League.

Hà Nội: Dự án nhà ở xã hội gần 20 triệu/m2, người mua phải vay cả tỉ đồng

ANH HUY |

Dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn được mở bán lần đầu với giá gần 20 triệu/m2, mức cao nhất từ trước đến nay. Nhiều ý kiến cho rằng đây là mức giá bán mà người thu nhập thấp khó tiếp cận.

Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ Đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội

CAO NGUYÊN |

Ngày 30.3, ông Nguyễn Thanh Nghị - Bộ trưởng Bộ Xây dựng - cho biết bộ này đã hoàn thiện và trình Chính phủ Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”.

Vòng luẩn quẩn những khó khăn chưa thể tháo gỡ khi làm nhà ở xã hội

Gia Miêu |

Doanh nghiệp làm nhà ở xã hội mệt mỏi vì thủ tục thực hiện nhiều bước hơn nhà ở thương mại.