Chấm dứt quyền sở hữu chung cư khi hết hạn sử dụng: Vênh với một số luật?

CAO NGUYÊN |

Dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi đưa ra phương án chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư khi hết thời hạn sử dụng. Điều này đang có nhiều ý kiến gây tranh cãi, thậm chí có nhiều ý kiến cho rằng không phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Những ngày gần đây, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang nhận được nhiều phản hồi và ý kiến trái chiều từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu về chính sách liên quan đến sở hữu nhà chung cư.

Theo đó, tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chính phủ đề xuất hai phương án.

Phương án 1, bổ sung quy định về sở hữu nhà chung cư, theo đó, quy định cụ thể về căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư, các trường hợp phá dỡ nhà chung cư, quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu sau khi nhà chung cư bị phá dỡ.

Phương án 2, giữ nguyên như quy định hiện hành, người mua nhà chung cư được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài.

Góp ý cho dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.

Theo ông Châu, quy định chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư khi nhà chung cư chưa hết thời hạn sử dụng nhưng thuộc trường hợp phải phá dỡ không phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013 và dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Vị này phân tích, theo Bộ Luật Dân sự 2015, tại khoản 3 và khoản 8 Điều 237 có quy định quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây: Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy; Trường hợp khác do luật quy định và Điều 242 quy định khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt.

Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 214 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định cụ thể đối với trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật, có nghĩa là quyền của chủ sở hữu nhà chung cư vẫn còn tồn tại và được thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở.

Chủ tịch HoREA nói rằng, trên thực tế, chỉ có một số trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy do thiên tai như động đất, núi lửa hoặc khu đất có nhà chung cư bị đổ sụp xuống sông, xuống biển…, còn lại các trường hợp nhà chung cư bị phá dỡ, cháy nổ thì tài sản nhà chung cư vẫn không hoàn toàn bị tiêu hủy.

Ngoài ra, Điều 145 Luật Đất đai 2013 và Điều 190 dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đều quy định “đất xây dựng khu chung cư” bao gồm đất xây dựng tòa nhà chung cư, đất xây dựng các công trình hạ tầng phụ cận phục vụ cư dân nhà chung cư, cả công trình toà nhà chung cư…

Chính vì vậy, ngay cả trường hợp tòa nhà chung cư dù đã bị phá dỡ thì cũng không thể đồng nhất với nhà chung cư đã bị tiêu hủy.

Cần phân loại nhà chung cư để bảo vệ người dân. Ảnh: Cao Nguyên.
Cần phân loại nhà chung cư để bảo vệ người dân. Ảnh: Cao Nguyên.

“Tài sản nhà chung cư là tài sản của các chủ sở hữu nhà chung cư vẫn còn tồn tại một phần, chưa hoàn toàn bị tiêu hủy nên không thể quy định quyền sở hữu nhà chung cư chấm dứt khi nhà chung cư phải phá dỡ như đề xuất”, ông Châu nói và nhấn mạnh, quy định chấm dứt quyền sở hữu nhà chung cư khi nhà chung cư hết thời hạn sử dụng không phù hợp với quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013.

Trong khi đó, PGS Doãn Hồng Nhung - Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng các quy định được ban hành trong dự thảo cần phải có tính dự báo, dự đoán các tình huống có thể xảy ra đối với việc sử dụng nhà chung cư.

Việc này nhằm ổn định tâm lý của người dân, tránh xáo trộn để không tạo cho những kẻ tự ý nâng giá đất, nhà chung cư bị ảnh hưởng. Hệ quả dẫn đến việc kinh doanh và cạnh tranh không lành mạnh.

Còn trong một góp ý mới đây, GS Lê Hồng Hạnh - Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lại đặt câu hỏi vì sao lại tước bỏ hợp đồng, chấm dứt hợp đồng nhà ở chỉ vì một lý do là thời hạn dự án kết thúc?. Ông nói “nhà ở tôi mua trong dự án, dự án kết thúc là một chuyện còn quyền tài sản, sở hữu tài sản của tôi là một chuyện khác, không thể chấm dứt".

GS Lê Hồng Hạnh cho rằng, Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) phụ thuộc rất nhiều vào Luật Đất đai. Nếu không đặt trong mối liên hệ này thì sẽ có mâu thuẫn, xung đột giữa 3 luật này trong tương lai.

CAO NGUYÊN
TIN LIÊN QUAN

HoREA đề nghị quy định rõ thời hạn sử dụng và phá dỡ nhà chung cư

CAO NGUYÊN |

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ góp ý về một số điều của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Theo đó, HoREA có nhiều đề xuất đáng chú ý về thời hạn sử dụng nhà chung cư và các trường hợp phá dỡ nhà chung cư.

Nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D, gần một nửa số hộ dân vẫn chưa di dời

Vương Trần |

Hà Nội - Khu chung cư cũ G6A Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình) gồm 2 đơn nguyên đều được xác định là nhà nguy hiểm cấp độ D nhưng tới nay, gần 50% số hộ dân vẫn chưa di dời vì nhiều lý do.

Tuổi già có nên ở nhà chung cư?

Bạn đọc Nguyễn Minh Út |

Không chỉ giới trẻ, câu chuyện chung cư hay nhà mặt đất cũng là một câu hỏi “đau đầu” của cả một số người già.

Giờ thứ 9: Lấy vợ hơn tuổi - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Danh dự, tình yêu, sự trân trọng, tất cả đều bị cuốn đi bởi những cơn bão ghen tuông gây nên. Chúng ta đã chứng kiến nhiều thảm cảnh bắt nguồn từ những trận đánh ghen đầy nước mắt. Biết hậu quả sẽ là như vậy, nhưng chính người trong cuộc lại không thể làm chủ được bản thân mình. Chính điều đó đã dẫn đến những kết cục vô cùng đau lòng.

Người dân có thể mua được biển số đẹp hay không?

Nhóm PV |

Thông tin về trường hợp hai vợ chồng ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai bốc được 4 biển số "siêu đẹp" cho xe máy trong cùng một ngày được dư luận quan tâm và Bộ Công an đã vào cuộc để xác minh, làm rõ vụ việc. Từ vụ việc này, nhiều bạn đọc quan tâm đến quy trình cấp biển số xe cho xe ôtô, xe gắn máy được thực hiện thế nào và người dân có thể chủ động mua được biển số xe đẹp hay không?

Xe buýt phóng nhanh, lấn làn khiến người đi đường ám ảnh

HOA LỆ |

Hà Nội - Cách lái xe của một số tài xế xe buýt hiện nay được nhiều người đi đường ví như hung thần trên đường phố, ám ảnh và mất thiện cảm.

Văn hóa bánh mì

Bài và ảnh Việt Văn |

Theo nhiều giả thiết, bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp với những chiếc bánh Baguette (bánh mì Pháp hay còn gọi là bánh mì dài) đầu tiên du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn có thể từ năm 1859, sau khi người Pháp chiếm thành Gia Định.

Nhiều cây xanh ở Hà Nội vẫn bị "đeo gông"

Thái Mạnh |

Mặc dù việc nới gông cho cây xanh đã được các đơn vị chức năng thực hiện, tuy nhiên, theo ghi nhận vẫn còn nhiều cây xanh trên các tuyến đường như Láng, Võ Chí Công, Phạm Văn Đồng,... vẫn chịu tình trạng bị "đeo gông siết cổ".

HoREA đề nghị quy định rõ thời hạn sử dụng và phá dỡ nhà chung cư

CAO NGUYÊN |

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ góp ý về một số điều của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Theo đó, HoREA có nhiều đề xuất đáng chú ý về thời hạn sử dụng nhà chung cư và các trường hợp phá dỡ nhà chung cư.

Nhà chung cư nguy hiểm cấp độ D, gần một nửa số hộ dân vẫn chưa di dời

Vương Trần |

Hà Nội - Khu chung cư cũ G6A Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình) gồm 2 đơn nguyên đều được xác định là nhà nguy hiểm cấp độ D nhưng tới nay, gần 50% số hộ dân vẫn chưa di dời vì nhiều lý do.

Tuổi già có nên ở nhà chung cư?

Bạn đọc Nguyễn Minh Út |

Không chỉ giới trẻ, câu chuyện chung cư hay nhà mặt đất cũng là một câu hỏi “đau đầu” của cả một số người già.