Trường Cao đẳng Giao thông Huế bị tố cắt 50% thời lượng chương trình đào tạo nghề

PHÚC ĐẠT |

HUẾ - Một giảng viên công tác tại Trường Cao đẳng Giao thông (CĐGT) Huế đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật của Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường CĐGT Huế và một số cá nhân khác với nhiều nội dung.

Cắt 50% thời lượng trong nhiều năm liền

Người này tố cáo lãnh đạo Trường CĐGT Huế đã thống nhất cho cắt bớt 50% thời lượng tất cả môn học, mô đun trong chương trình đào tạo nghề Bảo trì sửa chữa ôtô (trình độ trung cấp cho người tốt nghiệp THCS). Theo đó, từ năm 2018 đến nay, ở trình độ trung cấp, Trường CĐGT Huế hầu như chỉ đào tạo các lớp Bảo trì sửa chữa ôtô cho đối tượng tốt nghiệp THCS (được Nhà nước trả học phí), học song song với các môn văn hóa.

Đơn tố cáo Trường Cao đẳng Giao thông Huế. Ảnh: Phúc Đạt.
Đơn tố cáo Trường Cao đẳng Giao thông Huế. Ảnh: Phúc Đạt

Tại các lớp này, giáo viên chỉ được xếp lịch dạy và được tính giờ chuẩn trung bình 50% thời lượng của chương trình đào tạo. Một vài mô đun thậm chí còn ít hơn nhiều như Thực tập sản xuất, quy định 180 giờ chỉ dạy 15 giờ, đạt 8,3% (có danh sách và bảng thống kê kèm theo).

Người này phân tích: Đây rõ ràng là sự vi phạm pháp luật, không những vậy còn có tổ chức và kéo dài, gây thiệt hại nghiêm trọng cho cả người học và gia đình của họ, giáo viên, nhà trường, nguồn lực của Nhà nước và xã hội. Bởi sau khi tốt nghiệp, chắc chắn người học sẽ không thể đạt được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Bảo trì sửa chữa ôtô do chính nhà trường công bố và cũng không thể đạt được mục tiêu đào tạo trình độ trung cấp theo các quy định của Luật Giáo dục Nghề nghiệp. Tức là học giả, bằng thật, mà Nhà nước lại là bên trả học phí toàn bộ cho việc này.

Năm 2020, không giáo viên nào của Trường CĐGT Huế có giờ dạy trung cấp và số giờ thực dạy các năm khác bằng 50% quy định. Ảnh: Phúc Đạt.
Năm 2020, không giáo viên nào của Trường CĐGT Huế có giờ dạy trung cấp và số giờ thực dạy các năm khác bằng 50% quy định. Ảnh: Phúc Đạt.

Trường không có dẫn chứng thuyết phục

Trả lời Báo Lao Động bằng văn bản, lãnh đạo Trường CĐGT Huế cho biết, năm 2020, trước tình hình dịch COVID-19, căn cứ vào các công văn của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (GDNN), nhà trường đã chủ động điều chỉnh kế hoạch trong chương trình đào tạo. Theo đó, điều chỉnh giờ dạy trực tiếp xuống 50%. Các môn học lý thuyết chỉ tập trung vào những nội dung cần thiết để dạy trực tiếp, còn lại sẽ được truyền đạt qua học online với phần mềm Zoom hoặc Meeting. (Trong giai đoạn dịch bệnh, thực tế Trường Cao đẳng Giao thông Huế nghỉ, không giảng dạy và cũng không có đào tạo online).

Trang web của Trường CĐGT Huế không có hệ thống đào tạo trực tuyến và cũng không được bảo mật. Ảnh: Phúc Đạt.
Trang web của Trường CĐGT Huế không có hệ thống đào tạo trực tuyến và cũng không được bảo mật. Ảnh: Phúc Đạt

Tuy nhiên, giảng viên tố cáo lại cho rằng, nội dung nào dạy trực tiếp, nội dung nào dạy online phải được xác định cụ thể trong chương trình chi tiết môn học, cũng như chương trình đào tạo.

Chương trình và giáo trình đào tạo trực tuyến phải được xây dựng theo các quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) và do hiệu trưởng ký ban hành rồi thông báo rộng rãi cho người học biết. Tuy nhiên, nhà trường không có tất cả những gì mà Bộ LĐTBXH quy định để tổ chức dạy trực tuyến (thực tế khi trả lời Báo Lao Động, Trường CĐGT Huế không có minh chứng kèm theo).

Lãnh đạo Trường CĐGT Huế thừa nhận, trong quá trình triển khai học online qua Zoom và Meeting gặp phải một số bất cập như: Học sinh tại các Trung tâm GDTX-GDNN thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nhiều em thiếu máy tính; nhà giáo và học sinh mới sử dụng phần mềm nên chưa có kinh nghiệm. Điều này khiến các buổi học online trở nên khó khăn và nhà giáo phải linh hoạt tổ chức theo thời gian phù hợp với học sinh. Nhưng thực tế, nhà trường không có bất cứ động thái, văn bản nào về việc dạy online, ít nhất là thống kê xem giáo viên và học sinh từng lớp có đủ thiết bị, điều kiện để học online hay không.

Cũng theo lãnh đạo Trường CĐGT Huế, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, việc đào tạo lái xe (nguồn thu chính của trường) đã bị gián đoạn hơn 3 tháng. Điều này làm cho việc cân đối nguồn thu và chi của nhà trường trong năm 2020 trở nên khó khăn, gây áp lực lớn trong việc chi trả lương cơ bản cho viên chức và người lao động. Trước đây, ngoài lương cơ bản, viên chức và người lao động còn được hưởng lương thu nhập thêm. Do vậy, nhà trường chỉ tính số tiết dạy trực tiếp cho nhà giáo trong tình hình này.

Trụ sở Trường Cao đẳng Giao thông Huế ở đường Điện Biên Phủ (TP. Huế). Ảnh: Phúc Đạt.
Trụ sở Trường Cao đẳng Giao thông Huế ở đường Điện Biên Phủ (TP Huế). Ảnh: Phúc Đạt

Cũng theo lãnh đạo nhà trường, sau dịch COVID-19, nhận thấy rất khó triển khai dạy học online bằng phần mềm Zoom, Meeting, nhà trường đã chuyển sang hướng đào tạo trực tuyến bằng hệ thống quản lý học tập (Learning Management System - LMS).

Từ năm 2021, đào tạo nghề Trung cấp Bảo trì và Sửa chữa ôtô được thực hiện 50% học trực tiếp tại lớp và 50% học trực tuyến trên nền tảng Learndash Wordpress - một trong những hệ thống học trực tuyến LMS mà Tổng cục GDNN yêu cầu các cơ sở GDNN triển khai thực hiện.

Nhưng thực tế, Trường CĐGT Huế hiện không có bất cứ một hệ thống học tập trực tuyến nào như trang web của trường cho thấy. Đồng thời, cũng không có bất cứ văn bản, quy định nào của trường về tổ chức dạy học trực tuyến được công bố.

Chương trình đào tạo do Trường Cao đẳng Giao thông Huế công bố không phải là chương trình trực tuyến. Ảnh: Phúc Đạt.
Chương trình đào tạo do Trường Cao đẳng Giao thông Huế công bố không phải là chương trình trực tuyến. Ảnh: Phúc Đạt

Ngoài ra, việc dạy học trực tuyến được thực hiện trong năm 2020 để đối phó với dịch COVID-19 nhưng tại sao từ các năm 2018, 2019 nhà trường đã cắt giảm 50% số giờ dạy thì lãnh đạo trường vẫn chưa trả lời thỏa đáng.

PHÚC ĐẠT
TIN LIÊN QUAN

Loạt dự án lớn chậm tiến độ ở thành phố Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Tại thành phố Hà Tĩnh, hiện có nhiều dự án chậm triển khai lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Một phó chủ tịch xã ở Nghệ An bị tố dọa bắn dân

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Trong quá trình kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn (huyện Tân Kỳ) bị tố cáo có hành vi dọa bắn người dân.

Thêm hàng trăm thợ xây tố cáo Giám đốc Công ty Hưng Phát cắt liên lạc, nợ lương

Nhóm PV Tây Bắc |

Hoà Bình - Liên quan đến vụ việc Công ty TNHH Thương mại và Phát triển xây dựng Hưng Phát (Công ty Hưng Phát) “xù” lương hơn 100 người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Báo Lao Động tiếp tục nhận được tố cáo của 14 nhóm thợ xây (khoảng 200 người) về hành vi có dấu hiệu lừa đảo, chậm trả tiền công nhân của doanh nghiệp này.

Phương Tây ngồi trên lửa vì lo Nga kiểm soát khu vực trọng điểm

Song Minh |

Các hành động tích cực của Nga ở khu vực trọng điểm Bắc Cực đang khiến các nước phương Tây như "ngồi trên lửa".

Khắc phục nợ BHXH cũ chưa xong, lại chồng tiếp nợ mới

HOÀNG LỘC |

Trên 800 triệu đồng là số tiền mà Công ty TNHH Đại Hàn Vina (huyện Tam Bình, Vĩnh Long) nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH) và kinh phí Công đoàn (KPCĐ) từ năm 2020 đến nay. Dù đã có động thái khắc phục một phần nợ BHXH và KPCĐ nhưng hiện 2 khoản này vẫn tiếp diễn...

Nhộn nhịp trên công trường dự án cầu 1.800 tỉ nối Long Biên với Gia Lâm

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Chủ đầu tư đang huy động lượng lớn nhân lực và thiết bị đẩy nhanh tiến độ dự án xây dựng hai cầu đường sắt và đường bộ bắc qua sông Đuống, kinh phí 1.800 tỉ đồng. Công trình hoàn thành giúp tăng liên kết vùng, đảm bảo an toàn cho các phương tiện đường thủy, đường sắt và đường bộ thông suốt.

Hàng trăm hộ dân sống khổ trong khu tập thể cũ nát ở TP Vinh

QUANG ĐẠI |

Hàng chục năm qua, nhiều hộ dân sống trong các khu tập thể cũ nát của phường Bến Thủy (TP Vinh, Nghệ An) muốn có sổ đỏ để an cư lạc nghiệp nhưng mong ước ấy vẫn mãi xa ngoài tầm với.

Quán phở gốc Nam Định hơn 70 năm tuổi ở phố cổ Hà Nội, ngày bán 500 bát

Nhật Minh |

Suốt nhiều năm nay, quán phởgia truyền 3 đời trên phố Hàng Giấy (Hoàn Kiếm, Hà Nội) luôn nhộn nhịp khách ra vào mỗi buổi sáng.

Loạt dự án lớn chậm tiến độ ở thành phố Hà Tĩnh

TRẦN TUẤN |

Tại thành phố Hà Tĩnh, hiện có nhiều dự án chậm triển khai lãng phí đất đai, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Một phó chủ tịch xã ở Nghệ An bị tố dọa bắn dân

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Trong quá trình kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn (huyện Tân Kỳ) bị tố cáo có hành vi dọa bắn người dân.

Thêm hàng trăm thợ xây tố cáo Giám đốc Công ty Hưng Phát cắt liên lạc, nợ lương

Nhóm PV Tây Bắc |

Hoà Bình - Liên quan đến vụ việc Công ty TNHH Thương mại và Phát triển xây dựng Hưng Phát (Công ty Hưng Phát) “xù” lương hơn 100 người lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Báo Lao Động tiếp tục nhận được tố cáo của 14 nhóm thợ xây (khoảng 200 người) về hành vi có dấu hiệu lừa đảo, chậm trả tiền công nhân của doanh nghiệp này.