Tôi trưởng thành hơn trong những ngày giãn cách xã hội ở TPHCM

Thanh Chân |

Mùa hè năm nay, học sinh, sinh viên TPHCM ở nhà thay vì tham gia các khoá học kỹ năng, đi du lịch... do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Một ngày giãn cách bận rộn

"Dịch bệnh ở TPHCM ngày càng căng thẳng, tôi phải thích nghi với hoàn cảnh để tìm niềm vui" - Vũ Ngọc Đan Chi (22 tuổi, quận 6, TPHCM) chia sẻ.

Mỗi ngày thức dậy, Đan Chi tự làm bữa sáng để có đủ năng lượng cho ngày mới. Bữa sáng có thể là bánh mì, cơm chiên, mì tôm thay cho sự đa dạng như trước là hủ tiếu, phở, cơm tấm...

Đan Chi tranh thủ thời gian giãn cách xã hội để vẽ tranh, tập thể dục. Ảnh: NVCC

Trong lúc nấu ăn, Chi thường mở một bản nhạc tiếng Anh để vừa phá vỡ không khí trầm lặng vừa có thể nâng cao trình độ ngôn ngữ. "Ban đầu, tôi nghĩ việc tự nấu ăn để có thể no bụng nhưng chợt nhận ra tôi cũng có năng khiếu. Tôi lên mạng tìm công thức rồi tự nấu món mình thích" - Chi nói.

Với công việc trợ giảng ở một trung tâm tiếng Anh, thường vào buổi chiều hằng ngày, Chi sẽ ngồi vào bàn làm việc để bắt đầu buổi dạy học online. Đan Chi thường dành 5-10 phút trước buổi dạy để trò chuyện với học trò về tình hình sức khỏe cũng như nghe những mẩu chuyện vui của các em.

Cô sinh viên năm cuối của trường Đại học Sư phạm TPHCM này cũng vừa kết thúc môn học cuối cùng trong thời sinh viên của mình. Để chuẩn bị thật tốt cho công việc tương lai, Chi cũng dành thời gian này để ôn luyện thêm tiếng Anh với mong muốn đạt được kết quả tốt nhất.

"Hơn bao giờ hết, giãn cách xã hội cũng là cơ hội để tôi dành thời gian cải thiện sức khỏe. Tôi dành ít nhất 60 phút mỗi ngày để tập thể dục, chú trọng rèn luyện sức khỏe qua các bài tập thể dục đơn giản" - Chi tâm sự.

Bên cạnh đó, Chi cũng tranh thủ thời gian này để vẽ tranh, trang trí, làm mới lại góc học tập... Không những vậy, để giữ tinh thần lạc quan và vui vẻ, mỗi ngày, Chi sẽ dõi theo những điều tích cực, những câu chuyện đẹp trong cuộc sống được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Từ đó, cảm nhận bản thân thật may mắn, hạnh phúc khi vẫn khỏe mạnh, được ở nhà và được làm việc.

Giãn cách nhưng không xa cách

Cũng giống như Chi, Lê Quỳnh Trang (20 tuổi, sinh viên Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM) chia sẻ: "Tôi chưa từng nghĩ sẽ có khoảng thời gian hơn 1 tháng chỉ ra khỏi nhà khoảng 6 lần. Những lần ra khỏi nhà đều là đi mua thức ăn".

TPHCM trong những ngày giãn cách xã hội. Ảnh: Ngọc Lê

Khoảng thời gian giãn cách, Trang không phải đến trường nên có nhiều thời gian cho gia đình hơn. Ít bộn bề với công việc hay học tập, Trang có nhiều thời gian hơn để gọi video cho bố mẹ, chia sẻ được những câu chuyện mình cảm thấy tích cực cho gia đình cùng bàn luận.

"Không khí lúc này vui lắm, bố, mẹ hay tôi cũng đều nói chuyện không thôi. Thời gian giãn cách này, tôi cảm thấy mình trưởng thành hơn, biết quan tâm đến nhiều người xung quanh" - Trang thích thú kể.

Những cuộc điện thoại không chỉ dừng lại ở gia đình, Trang còn gọi điện thoại để "tám" với bạn bè về mọi điều từ việc hôm nay nấu món gì, tình hình sức khỏe, trồng thêm cây nào mới...

"Mỗi ngày, việc ở nhà trồng cây, chăm cây, trò chuyện với cây giúp tôi có được những ngày giãn cách nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn.

Với tôi, có thêm một cây xanh vừa có thể cải thiện không gian vừa rèn luyện sức khoẻ, tinh thần. Do đó, mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm đều có thể trồng cây. Tôi gọi cho bố mẹ để khoe về những cây khoai lang của mình lớn lên từng ngày" - Trang vui vẻ nói.

Trong những ngày giãn cách, nhiều người trồng cây mới. Ảnh: Hải Âu

Để không cảm thấy chán nản, lo âu trong những ngày giãn cách xã hội này, Trang nghĩ điều quan trọng nhất chính là giữ được tinh thần lạc quan bằng cách tìm niềm vui cho cả bản thân và những người xung quanh từ những việc nhỏ nhất như nấu ăn, trò chuyện...

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Danh sách 312 tổ phản ứng nhanh cấp cứu F0 cách ly tại nhà ở TPHCM

Thanh Chân |

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) đã công bố danh sách và số điện thoại 312 tổ phản ứng nhanh cấp cứu F0 cách ly tại nhà ở thành phố.

Trực tổng đài Cấp cứu 115 điều phối F0: Vừa đặt máy xuống là chuông lại reo

KHÁNH LINH |

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở TPHCM, để đáp ứng nhu cầu xử lý cuộc gọi tăng cao tại Trung tâm Cấp cứu 115, đội ngũ thanh niên tình nguyện từ Thành đoàn TPHCM đã luôn có mặt tại Trung tâm Cấp cứu để triển khai hỗ trợ công việc trực tổng đài, tiếp nhận các thông tin và điều phối cấp cứu cho F0.

Giãn cách xã hội: Học trực tuyến sao cho hiệu quả?

Bạn đọc Vĩnh Linh |

Do tình hình dịch bệnh nhiều nơi diễn biến phức tạp nên hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội đang chuyển qua trực tuyến (online) như mua bán, giao dịch, nộp hồ sơ, thủ tục hành chính... Trong đó, việc học trực tuyến cũng đang được ưu tiên triển khai, bài bản để phòng chống dịch COVID-19.

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Danh sách 312 tổ phản ứng nhanh cấp cứu F0 cách ly tại nhà ở TPHCM

Thanh Chân |

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) đã công bố danh sách và số điện thoại 312 tổ phản ứng nhanh cấp cứu F0 cách ly tại nhà ở thành phố.

Trực tổng đài Cấp cứu 115 điều phối F0: Vừa đặt máy xuống là chuông lại reo

KHÁNH LINH |

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở TPHCM, để đáp ứng nhu cầu xử lý cuộc gọi tăng cao tại Trung tâm Cấp cứu 115, đội ngũ thanh niên tình nguyện từ Thành đoàn TPHCM đã luôn có mặt tại Trung tâm Cấp cứu để triển khai hỗ trợ công việc trực tổng đài, tiếp nhận các thông tin và điều phối cấp cứu cho F0.

Giãn cách xã hội: Học trực tuyến sao cho hiệu quả?

Bạn đọc Vĩnh Linh |

Do tình hình dịch bệnh nhiều nơi diễn biến phức tạp nên hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội đang chuyển qua trực tuyến (online) như mua bán, giao dịch, nộp hồ sơ, thủ tục hành chính... Trong đó, việc học trực tuyến cũng đang được ưu tiên triển khai, bài bản để phòng chống dịch COVID-19.