Giãn cách xã hội: Học trực tuyến sao cho hiệu quả?

Bạn đọc Vĩnh Linh |

Do tình hình dịch bệnh nhiều nơi diễn biến phức tạp nên hầu hết các hoạt động kinh tế-xã hội đang chuyển qua trực tuyến (online) như mua bán, giao dịch, nộp hồ sơ, thủ tục hành chính... Trong đó, việc học trực tuyến cũng đang được ưu tiên triển khai, bài bản để phòng chống dịch COVID-19.

Có thể khẳng định việc học trực tuyến trong thời điểm hiện nay là rất hữu ích, cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề được dư luận xã hội quan tâm là làm thế nào để việc học trực tuyến thật sự hiệu quả, đảm bảo truyền đạt được khối lượng kiến thức cần thiết, đầy đủ đến học sinh, sinh viên.

Hiện nay, việc học trực tuyến đang triển khai ở tất cả các cấp học nên tùy từng đối tượng, cấp học cần được triển khai cụ thể, chi tiết, phù hợp. Theo tôi, để việc học trực tuyến đạt kết quả tốt, các cơ quan chức năng cần triển khai các biện pháp sau đây:

Thứ nhất, cần ban hành khung chương trình, khung thời lượng cụ thể, chi tiết để làm cơ sở cho giáo viên, học sinh, sinh viên thực hiện tốt việc dạy và học theo chương trình cấp học của mình. Không nên cứng nhắc như học trực tiếp mà có thể kéo dài hoặc rút ngắn thời gian để phù hợp với tình hình thực tế của việc học trực tuyến.

Thứ hai, việc học trực tuyến dù đã được triển khai khá lâu, nhất là ở các thành phố, đô thị lớn, nhất là thời điểm dịch bệnh bùng phát nhưng cần có tổng kết, đánh giá từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm để có cơ sở điều chỉnh, hướng dẫn phù hợp nhằm đảm bảo việc dạy và học trực tuyến hiệu quả.

Thứ ba, dịch bệnh có thể kéo dài, chưa biết khi nào kết thúc. Do đó, bên cạnh việc học trực tiếp thì phải tính đến việc học trực tuyến là cách thức học thường xuyên, cách thức học chính.

Do đó, các cấp, các ngành cần quan tâm đầu tư trang thiết bị, vật chất, cơ sở hạ tầng công nghệ đủ để đáp ứng việc dạy và học, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, gấp rút đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công nghệ thông tin cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để việc triển khai học trực tuyến đạt kết quả cao.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 đang rất phức tạp nên nhiều nơi học sinh, sinh viên không thể đến trường, đặc biệt nhiều cơ sở giáo dục, trường học, lực lượng giáo viên đang được trưng dụng, huy động phục vụ cho công tác chống dịch.

Vì vậy, việc dạy và học trực tuyến có vai trò rất quan trọng, thậm chí không thể không làm để duy trì việc dạy và học trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

Thiết nghĩ, các cơ quan hữu quan cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, hoàn thiện khung chương trình, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ để hoạt động này đi vào nề nếp, hiệu quả nhằm không làm gián đoạn việc học tập của hàng triệu học sinh, sinh viên.

Bạn đọc Vĩnh Linh
TIN LIÊN QUAN

15 ngày giãn cách tới, Hà Nội có thể áp dụng biện pháp cao hơn Chỉ thị 16

Hà Phương |

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh: “Tinh thần là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND của Thành phố quyết liệt, thực chất hơn; tiếp tục giao quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn có thể thực hiện các giải pháp cao hơn mức Chỉ thị 16 của Thủ tướng”.

Người dân chen chân mua đồ ở siêu thị trước ngày Hà Nội tiếp tục giãn cách

VY VY - ANH TUẤN |

Bất chấp dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, người dân Hà Nội vẫn tấp nập đổ về các siêu thị để mua sắm, trong khi chưa thực hiện đúng quy định giữ khoảng cách tối thiểu 2m để phòng dịch.

Nhiều trường đại học chủ động cho thí sinh nhập học trực tuyến

Vân Trang |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường đại học đã chủ động triển khai hình thức nhập học trực tuyến cho tân sinh viên đảm bảo tiến độ đào tạo và an toàn trong công tác phòng chống dịch.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

15 ngày giãn cách tới, Hà Nội có thể áp dụng biện pháp cao hơn Chỉ thị 16

Hà Phương |

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh: “Tinh thần là tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17/CT-UBND của Thành phố quyết liệt, thực chất hơn; tiếp tục giao quyền chủ động cho các cơ quan, đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn có thể thực hiện các giải pháp cao hơn mức Chỉ thị 16 của Thủ tướng”.

Người dân chen chân mua đồ ở siêu thị trước ngày Hà Nội tiếp tục giãn cách

VY VY - ANH TUẤN |

Bất chấp dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp, người dân Hà Nội vẫn tấp nập đổ về các siêu thị để mua sắm, trong khi chưa thực hiện đúng quy định giữ khoảng cách tối thiểu 2m để phòng dịch.

Nhiều trường đại học chủ động cho thí sinh nhập học trực tuyến

Vân Trang |

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường đại học đã chủ động triển khai hình thức nhập học trực tuyến cho tân sinh viên đảm bảo tiến độ đào tạo và an toàn trong công tác phòng chống dịch.