Sinh viên Gen Z: Người không có trợ cấp, người 5 triệu đồng "tiêu vặt"

Chu Trang |

Rời ghế nhà trường phổ thông, rời xa vòng tay cha mẹ bước vào cánh cổng đại học, sinh viên thế hệ Gen Z chi tiêu như thế nào khi phải tự chủ tài chính?

Gen Z (người được sinh từ những năm cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21) là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ ngay từ nhỏ. Thế hệ này mang những bản sắc riêng biệt. Vậy, khi bước vào môi trường học tập mới, Gen Z sẽ có những kế hoạch quản lý ra sao, liệu có khác biệt so với những thế hệ đi trước.

Chia sẻ về vấn đề này, chị Nguyễn Thị Phương (sinh năm 2001, ở huyện ngoại thành Hà Nội) thừa nhận đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chi tiêu khi bắt đầu bước chân vào cánh cửa đại học.

 
Chị Nguyễn Thị Phương. Ảnh: NVCC

Sau khi trúng tuyển vào Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chị Phương buộc phải đăng kí ở kí túc xá của trường để thuận lợi cho việc học tập.

Lúc này, bố mẹ trợ cấp một khoản tiền rất khiêm tốn, phải tiêu dè dặt mới đủ. 1,2 triệu đồng tiền ăn uống, 550 nghìn đồng phí ký túc xá, 500 nghìn đồng sử dụng mạng internet, xăng xe… là những khoản chi tiêu “cứng” của chị Phương.

Nhu cầu của bản thân ngày càng tăng lên, buộc sinh viên này phải tìm cách gia tăng thu nhập. Tận dụng kiến thức, cùng kỹ năng sư phạm tích luỹ được trong nhà trường, chị Phương đã quyết tâm đi dạy gia sư tại nhà. Nếu chăm chỉ “nhận lớp”, mỗi tháng chị cũng có 4,5-6 triệu đồng.

Khi có một khoản thu nhập đều đặn, chị Phương đã mạnh dạn từ chối khoản tiền trợ cấp mỗi tháng của bố mẹ. Tự chủ về tài chính ngay từ khi còn là sinh viên, chị Phương càng đề cao kế hoạch chi tiêu. Vì chỉ cần một tháng chi tiêu quá đà là phải ăn mì tôm, bánh mì trừ bữa.

“Mỗi tháng tôi đều lên kế hoạch chi tiêu cho bản thân. Tôi cũng hạn chế mua trang phục hay đồ dùng không quá cần thiết hoặc tụ tập bạn bè” - chị Phương nói.

Còn chị Nguyễn Thúy Bình - sinh viên năm 4 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội - đã thực hiện việc tiết kiệm bằng cách lên kế hoạch chi tiêu hợp lý.

Mỗi tháng, chị Bình chỉ được bố mẹ cho 1 triệu đồng và có thêm 2 triệu đồng từ việc đi làm thêm. Với số tiền eo hẹp đó, nữ sinh phải lập ra bảng kế hoạch chi tiêu để không rơi vào cảnh "cạn ví" dịp cuối tháng.

Những buổi đi học ở trường, chị Bình thường ăn sáng xôi hoặc bánh mì, mức giá 10.000 đồng/suất; bữa trưa và tối trung bình 20.000 đồng/bữa.

Trong bảng này này, chị sẽ liệt kê tiền trọ, điện, nước, internet, vé xe bus, ăn uống và tiêu vặt...
Bảng chi tiêu của chị Bình ghi chi tiết các khoản tiền trọ, điện, nước, internet, vé xe bus...

Quê ở Sóc Sơn (ngoại thành Hà Nội), chị Bình thường di chuyển về nhà để giảm bớt chi phí ăn uống khi thuê trọ.

Về phần giáo trình, tài liệu, chị được nhà trường phát sẵn, còn vở chị tận dụng những quyển còn sót lại khi học cấp 3. Theo chị Bình, nếu biết tiết kiệm từ những điều nhỏ nhặt nhất sẽ giúp sinh viên không bị “cháy túi”.

Còn anh Hà Đức Huy - sinh viên năm 2 Trường Đại học Luật Hà Nội - khá hài lòng với mức tiền được bố mẹ trợ cấp trong thời điểm hiện tại là 5 triệu đồng/tháng. Nhà ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), hàng tháng cậu sinh này viên không mất tiền trọ nên việc "âm" tiền dường như không xảy ra.

Số tiền 5 triệu đồng được bố mẹ hỗ trợ, anh Huy dành cho việc ăn uống, mua sắm và hẹn hò. Khi được hỏi về mức chi tiêu 2 triệu đồng/tháng, anh Huy cho rằng không thể đủ với sinh viên trong thời điểm hiện tại.

“Số tiền 2 triệu đồng/tháng, tôi nghĩ chỉ đủ cho các bạn nữ ăn uống, mua mỹ phẩm, còn các bạn nam sẽ rất khó. Nếu thuê trọ giá rẻ thì cũng phải cần từ 3 triệu đến 4 triệu đồng/tháng” - nam sinh viên cho biết.

Sinh viên chi tiêu thế nào cho hợp lý? Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm về vấn đề này bằng cách gửi email về Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn.

Chu Trang
TIN LIÊN QUAN

Tuổi 30: Tiết kiệm được 15 triệu đồng, ở nhà trọ và không dám yêu đương

Minh Hương |

Với những người trẻ xa quê đi học rồi ở lại thành phố, ở tuổi 30 còn độc thân, họ chỉ tiết kiệm được số tiền khá ít ỏi. Khi cuộc sống mưu sinh còn nhiều khó khăn, người trẻ tuổi 30 thậm chí ngại yêu vì chưa lo được cho gia đình.

Sinh viên trường y chạnh lòng khi nhắc về thu nhập sau ra trường

Kim Nhung |

Quá trình học tập kéo dài chưa kể học phí đắt đỏ, cộng thêm mức thu nhập khởi điểm kém tương xứng đã khiến nhiều sinh viên trường y không khỏi chạnh lòng và trăn trở khi nghĩ về tương lai.

Sinh viên chuẩn bị ra trường: Đi làm lương cao mới ở lại Hà Nội?

ANH THƯ |

Rời miền quê đến thành phố lớn học tập, sinh viên mang theo bao ước mơ, hoài bão với chuyên ngành mình đang theo học. Cầm tấm bằng cử nhân, không ít bạn trẻ băn khoăn nên ở lại hay về quê xin việc, lập nghiệp.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Tuổi 30: Tiết kiệm được 15 triệu đồng, ở nhà trọ và không dám yêu đương

Minh Hương |

Với những người trẻ xa quê đi học rồi ở lại thành phố, ở tuổi 30 còn độc thân, họ chỉ tiết kiệm được số tiền khá ít ỏi. Khi cuộc sống mưu sinh còn nhiều khó khăn, người trẻ tuổi 30 thậm chí ngại yêu vì chưa lo được cho gia đình.

Sinh viên trường y chạnh lòng khi nhắc về thu nhập sau ra trường

Kim Nhung |

Quá trình học tập kéo dài chưa kể học phí đắt đỏ, cộng thêm mức thu nhập khởi điểm kém tương xứng đã khiến nhiều sinh viên trường y không khỏi chạnh lòng và trăn trở khi nghĩ về tương lai.

Sinh viên chuẩn bị ra trường: Đi làm lương cao mới ở lại Hà Nội?

ANH THƯ |

Rời miền quê đến thành phố lớn học tập, sinh viên mang theo bao ước mơ, hoài bão với chuyên ngành mình đang theo học. Cầm tấm bằng cử nhân, không ít bạn trẻ băn khoăn nên ở lại hay về quê xin việc, lập nghiệp.