Sinh viên chuẩn bị ra trường: Người chọn ở phố, người mong ngóng về quê

LƯƠNG HẠNH |

Những sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, rời ghế nhà trường phải đối mặt với nhiều nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền và việc chọn bám trụ thành phố hay về quê tìm việc.

Bạn Nguyễn Thị Nguyệt Anh hiện là sinh viên năm cuối Khoa Kinh tế - Chính trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Giống như bao sinh viên năm cuối khác, Nguyệt Anh phải đối mặt với những quyết định đầu tiên khi chuẩn bị rời ghế nhà trường, bước chân vào thị trường lao động.

Chia sẻ với PV, Nguyệt Anh dự định lựa chọn ở lại Hà Nội một vài năm đầu sau khi tốt nghiệp đại học để trải nghiệm. Nguyệt Anh cho rằng đây là thời gian để chị tiếp tục học tập, rèn luyện và nâng cao bản thân. Trong thời gian này, nếu đến lúc cảm thấy công việc, nhịp sống không phù hợp, nữ sinh mới trở về quê phát triển công việc của gia đình.

Với tính cách thích tìm tòi, khám phá và cần trải nghiệm cuộc sống, bạn Nguyễn Thị Hồng Thắm (SN 1999, quê Hà Nam) quyết định lựa chọn ở lại thành phố để lập nghiệp.

Đối với nữ sinh này, thành phố có nhiều công việc phù hợp hơn, môi trường tốt hơn so với việc cô phải quay trở về quê để bắt đầu lại mọi thứ.

"Tôi đã học cách thích nghi với môi trường tại thành phố khi còn là sinh viên. Hiện tại, trong thời gian chờ nhận bằng, tôi đang làm công việc kinh doanh bất động sản. Lương thấp, chỉ khoảng vài triệu đồng nhưng cho tôi nhiều trải nghiệm. Nếu quay trở về quê, tôi sẽ không thể có những trải nghiệm đáng giá như vậy",  Hồng Thắm chia sẻ.

Có quan điểm trái ngược, bạn Trần Công Sự - sinh viên năm cuối Khoa Công trình - Đại học Giao thông Vận tải lại lựa chọn về quê. Đối với nam sinh này, việc sinh sống ở thành phố khiến anh cảm thấy ngột ngạt, không phù hợp và rất khó thích nghi lâu dài.

"Mỗi tháng tiền trọ, tiền điện, nước ăn ở... và nhiều chi phí sinh hoạt khác đã ngốn mất vài triệu đồng. Trong khi sinh viên mới ra trường kinh nghiệm không có, mọi thứ đều bắt đầu từ con số 0, lương chỉ khoảng vài triệu. Cho nên tôi vẫn muốn trở về quê. Bây giờ ở quê tôi cũng có nhiều công ty tuyển dụng các vị trí phù hợp", Công sự chia sẻ.

Cùng quan điểm, bạn Lương Thị Ngọc An - sinh viên khoa Ngôn ngữ Anh - Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên cũng lựa chọn sẽ về quê ngay khi tốt nghiệp ra trường.

Được biết, trong thời gian làm sinh viên, Ngọc An đã có quãng thời gian làm gia sư ngoại ngữ để kiếm thêm thu nhập. Mỗi tháng, Ngọc An kiếm được vài triệu đồng để thêm thắt chi tiêu. Ngọc An cũng bày tỏ sẽ sớm hoàn thành thủ tục để lấy bằng trở về phụ giúp công ty của gia đình.

"Đối với những sinh viên cần trải nghiệm tại thành phố, họ sẽ chọn ở lại. Trong thời gian sinh viên, tôi cũng đã có trải nghiệm vừa đủ. Vì vậy tôi chỉ mong muốn sớm nhận bằng, quay trở về quê hương", Ngọc An tâm sự.

Theo Ngọc An, thời gian đầu khi tốt nghiệp, về quê hay ở lại thành phố lập nghiệp cũng đều gian nan, khó khăn. "Tôi nghĩ điều quan trọng là quyết tâm thực hiện con đường mình đã theo đuổi", nữ sinh bày tỏ.

Sinh viên nên về quê hay ở lại thành phố lập nghiệp sau khi tốt nghiệp?

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này qua email của Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Các "chiêu" giúp sinh viên chi tiêu với 3 triệu đồng/tháng

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc bày cách để giúp sinh viên chi tiêu hợp lí với khoản tiền gia đình chu cấp nhất định trong một tháng.

Sinh viên chi tiêu cần tránh "đầu tháng quán sang, cuối tháng húp mì"

LƯƠNG HẠNH |

Theo nhiều phụ huynh, việc chi tiêu của sinh viên những năm đầu đại học phải có sự kiểm soát từ gia đình, tránh tình trạng "đầu tháng quán sang, cuối tháng húp mì".

Chi tiêu 3 triệu đồng/tháng: Chắc chỉ có sinh viên năm nhất

ANH THƯ |

Với sinh viên những năm đầu cao đẳng, đại học, đặc biệt các bạn trẻ từ các tỉnh đến thành phố lớn học tập phải “gánh vác” thêm khoản phải hạch toán chi tiêu mỗi ngày.

Sinh viên chi tiêu: "Gia đình cho bao nhiêu cũng phải đủ!"

LƯƠNG HẠNH |

Đó là câu trả lời của đa số sinh viên khi được hỏi: "Sinh viên chi tiêu bao nhiêu tiền một tháng là đủ?".

"Trợ cấp" cho sinh viên: 3 triệu một tháng là ít hay nhiều?

LƯƠNG HẠNH |

Với những sinh viên vừa xa gia đình, đến các thành phố lớn thuê trọ để sinh sống và học tập, tiền "trợ cấp" có vai trò cực kì quan trọng. Song, số tiền "trợ cấp" này còn phụ thuộc vào điều kiện của kinh tế của mỗi gia đình.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Các "chiêu" giúp sinh viên chi tiêu với 3 triệu đồng/tháng

LƯƠNG HẠNH |

Nhiều bạn đọc bày cách để giúp sinh viên chi tiêu hợp lí với khoản tiền gia đình chu cấp nhất định trong một tháng.

Sinh viên chi tiêu cần tránh "đầu tháng quán sang, cuối tháng húp mì"

LƯƠNG HẠNH |

Theo nhiều phụ huynh, việc chi tiêu của sinh viên những năm đầu đại học phải có sự kiểm soát từ gia đình, tránh tình trạng "đầu tháng quán sang, cuối tháng húp mì".

Chi tiêu 3 triệu đồng/tháng: Chắc chỉ có sinh viên năm nhất

ANH THƯ |

Với sinh viên những năm đầu cao đẳng, đại học, đặc biệt các bạn trẻ từ các tỉnh đến thành phố lớn học tập phải “gánh vác” thêm khoản phải hạch toán chi tiêu mỗi ngày.

Sinh viên chi tiêu: "Gia đình cho bao nhiêu cũng phải đủ!"

LƯƠNG HẠNH |

Đó là câu trả lời của đa số sinh viên khi được hỏi: "Sinh viên chi tiêu bao nhiêu tiền một tháng là đủ?".

"Trợ cấp" cho sinh viên: 3 triệu một tháng là ít hay nhiều?

LƯƠNG HẠNH |

Với những sinh viên vừa xa gia đình, đến các thành phố lớn thuê trọ để sinh sống và học tập, tiền "trợ cấp" có vai trò cực kì quan trọng. Song, số tiền "trợ cấp" này còn phụ thuộc vào điều kiện của kinh tế của mỗi gia đình.