Tuổi 30: Tiết kiệm được 15 triệu đồng, ở nhà trọ và không dám yêu đương

Minh Hương |

Với những người trẻ xa quê đi học rồi ở lại thành phố, ở tuổi 30 còn độc thân, họ chỉ tiết kiệm được số tiền khá ít ỏi. Khi cuộc sống mưu sinh còn nhiều khó khăn, người trẻ tuổi 30 thậm chí ngại yêu vì chưa lo được cho gia đình.

4 năm học đại học cộng thêm 8 năm làm việc tại Hà Nội, chị Bùi Thị Linh An (30 tuổi, quê Phú Thọ) cho biết - sau nhiều năm xa quê, hiện chị vẫn thuê trọ, số tiền tiết kiệm cũng chẳng được là bao.

Tốt nghiệp Đại học Thương mại, ra trường, chị An xin được công việc với mức lương hơn 6 triệu đồng/tháng. Với số tiền này, trừ chi phí thuê trọ, sinh hoạt, chị chỉ còn dư 1 triệu đồng. Nếu tháng nào có việc phát sinh như sinh nhật, đám cưới của bạn thì tiền lương coi như hết sạch.

Đến năm thứ 2, lương tăng thêm 1 triệu đồng mỗi tháng, chị An tiết kiệm được 1 triệu đồng/tháng khi đã biết cách chi tiêu tiết kiệm hơn. Lương tăng theo năm, đến thời điểm hiện tại, cô gái tuổi 30 nhận được 14 triệu tiền lương nếu làm thêm cả thứ 7.

Cách đây 3 năm, chị đã dành toàn bộ số tiền có được sau thời gian đi làm để mua chiếc xe tay ga gần 40 triệu đồng. Ngót 8 năm đi làm, chị An cho biết, hiện trong tài khoản của chị chỉ có vỏn vẹn 15 triệu đồng. Trung bình vài tháng, cô gái trẻ sẽ gửi tiền về cho bố mẹ; ít thì 500.000 đồng, nhiều 3 triệu đồng.

Sau thời gian xa quê học tập, chị An chia sẻ, lương có tăng song vật giá ngày một đắt đỏ hơn, nên dù muốn tiết kiệm được nhiều hơn cũng rất khó.

"Tôi vẫn ở nhà trọ, chưa có người yêu vì khá tự ti về tài chính. Sống ở thủ đô, dù lương hơn 10 triệu đồng mỗi tháng cũng rất khó để tiết kiệm vì có ít tiêu ít, có nhiều tiêu nhiều" - chị An cho hay.

Năm nay 30 tuổi, anh Hoàng Đức (quê Gia Lai) có 12 năm học tập và làm việc tại TP.HCM. Anh Đức cho biết, anh là giáo viên dạy đàn piano, mức lương hàng tháng nhận được khoảng 15 triệu đồng.

Năm 2020 và 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh, công việc của anh bị ảnh hưởng ít nhiều. Không thể đi dạy, anh Đức đã phải dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm được để trang trải.

Anh Đức liệt kê các khoản chi tiêu trong 1 tháng: tiền ăn 6 triệu đồng; cà phê, thuốc lá 600.000 đồng; xăng xe 400.000 đồng; tiền trọ 2,5 triệu đồng. Tổng các khoản này cũng lên tới gần 10 triệu đồng/tháng.

"Con trai thường có những buổi tụ tập, ngoài ra bạn bè tôi độ tuổi này cũng cưới xin nhiều nên mỗi tháng, tôi chỉ để dư được 1-2 triệu đồng" - anh Đức nói và cho biết thêm, chính vì chưa có tiền dành dụm, thu nhập cũng không quá cao nên anh chưa dám yêu ai.

"Tôi chưa lo được cho gia đình, nếu có người yêu rồi tiến tới hôn nhân, cuộc sống thuê trọ càng khó khăn hơn" - anh Đức cho hay.

30 tuổi, bạn đã tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm về vấn đề này bằng cách gửi email về Báo Lao Động: toasoan@laodong.com.vn.

Minh Hương
TIN LIÊN QUAN

Nghỉ Tết ngắn ngày để người lao động tập trung hơn cho công việc

Bạn đọc Đỗ Minh Hạo |

Theo dõi các bài viết trên diễn đàn, cá nhân tôi đồng tình với phương án nghỉ Tết ngắn ngày, để những người lao động như tôi tỉnh táo và tập trung hơn cho công việc.

Công nhân tìm cách tiết kiệm, lo cho con vào năm học mới

LƯƠNG HẠNH |

Học sinh đi học giúp phụ huynh là công nhân sẽ bớt nỗi lo phải nghỉ việc hoặc đổi ca để ở nhà chăm con. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến họ có thêm lo toan trước nhiều loại chi phí khi các con bước vào năm học mới.

“Du học” tuổi 30

LÊ VINH |

Nói về sự nghiệp học hành, tuổi tác không phải vấn đề, nhưng với cầu thủ bóng đá ở tuổi 30, mà lại là nữ, thì câu chuyện thật sự lớn.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Nghỉ Tết ngắn ngày để người lao động tập trung hơn cho công việc

Bạn đọc Đỗ Minh Hạo |

Theo dõi các bài viết trên diễn đàn, cá nhân tôi đồng tình với phương án nghỉ Tết ngắn ngày, để những người lao động như tôi tỉnh táo và tập trung hơn cho công việc.

Công nhân tìm cách tiết kiệm, lo cho con vào năm học mới

LƯƠNG HẠNH |

Học sinh đi học giúp phụ huynh là công nhân sẽ bớt nỗi lo phải nghỉ việc hoặc đổi ca để ở nhà chăm con. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến họ có thêm lo toan trước nhiều loại chi phí khi các con bước vào năm học mới.

“Du học” tuổi 30

LÊ VINH |

Nói về sự nghiệp học hành, tuổi tác không phải vấn đề, nhưng với cầu thủ bóng đá ở tuổi 30, mà lại là nữ, thì câu chuyện thật sự lớn.