Tài chính thông minh: 13 cách tiết kiệm triệt để, thách thức mọi mức lương

Đức Mạnh |

Tỉ phú Warren Buffett từng nói: "Đừng tiết kiệm thứ gì còn lại sau khi chi tiêu, mà hãy chi tiêu thứ gì còn lại sau khi tiết kiệm". Để quản lý tài chính thông minh, mỗi người cần học cách tiết kiệm dù ở bất kỳ mức thu nhập nào.

1. Linh hoạt cắt giảm chi phí mua sắm 

Mỗi khi đi siêu thị, chìa khóa thành công là hãy đảm bảo bạn có một cái bụng no và danh sách cần mua đã lên rõ ràng. Nhờ cách này, một người sẽ ít có khả năng đi vung tiền quá chán vào những món đồ không cần thiết.

Bên cạnh đó, cùng một loại hàng hoá nhưng các thương hiệu và siêu thị sẽ niêm yết giá khác nhau. Bạn nên cân nhắc cụ thể để mua với chi phí tốt nhất.

2. Đổi gói cước di động

Thay vì chọn gói 200.000 đồng/tháng gồm cả gọi điện và mạng di động, một cá nhân có thể đổi sang gói ít tiền hơn, phù hợp với thời gian liên lạc và dung lượng mạng thực sự dùng của mình.

Gói dịch vụ khác như nhạc chờ, ứng dụng xem phim, nghe nhạc... cũng cần cân nhắc xem có thực sự cần thiết không. Nếu không, bạn hãy mạnh tay huỷ đăng ký.

3. Giảm phí ngân hàng mỗi tháng

Sử dụng ngân hàng có mức phí hàng tháng rẻ hơn cũng là một cách quản lý tài chính thông minh. Dù số tiền không quá lớn nhưng áp dụng tổng thể nhiều cách giảm chi tiêu cùng nhau sẽ khiến bạn bất ngờ với số tiền mình tiết kiệm được.

4. Bán bớt những món đồ không còn sử dụng

Hãy nhìn quanh nhà, mở tủ quần áo ra xem đã quá lâu rồi bạn không dùng đồ đạc nào. Sự thật bất ngờ là chúng ta chỉ mặc chưa đến một nửa số quần áo đã mua. Vì thế thanh lý bớt trên các hội nhóm vừa giúp rộng tủ, vừa sống tối giản và tiết kiệm được thêm đáng kể.

5. Ăn ở nhà thường xuyên hơn

Một trong những cách đơn giản nhất để tiết kiệm khi ngân sách eo hẹp là hạn chế ăn hàng và nấu ăn ở nhà nhiều hơn. Dù là chủ một doanh nghiệp lớn, áp lực nhiều nhưng ông Trần Đình Long - Chủ tịch tập đoàn Hoà Phát - vẫn tự hào vì ngoài các trường hợp rất đặc biệt, còn lại ông không tiếp khách, không nhậu và ăn đủ 365 bữa cơm tối ở nhà.

6. Tự làm tóc và móng tay

Thay vì đến tiệm làm tóc hay chăm sóc móng hàng tháng, các chị em có thể tiết kiệm hơn bằng cách giảm số lần ra hàng và tự làm tại nhà.

Tiết kiệm tiền là kỹ năng quan trọng trong quản lý tài chính thông minh. Ảnh: Shutterstock
Tiết kiệm tiền là kỹ năng quan trọng trong quản lý tài chính thông minh. Ảnh: Shutterstock

7. Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng

Các chuyên gia tài chính cá nhân khuyên một người nên sống dưới mức thu nhập của mình và hạn chế chi tiêu trên thẻ tín dụng. Dùng thẻ tín dụng là tiêu tiền một cách vô hình, lấy thu nhập tương lai để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Tấm thẻ này cũng âm thầm thu tiền lãi, bòn rút túi tiền nếu bạn thanh toán trễ lịch.

8. Tập thể dục tại nhà

Thay vì mất vài trăm nghìn đồng đến tiền triệu tập gym, yoga hay boxing tại trung tâm, bạn có thể chuyển sang rèn luyện ở nhà nếu túi tiền eo hẹp. Hiện nay trên mạng xã hội có những kênh cung cấp các bài tập bổ ích và hoàn toàn miễn phí để bạn tham khảo.

9. Tiết kiệm ngay sau khi nhận lương

Quản lý tài chính thông minh khuyên mỗi người nên tiết kiệm ngay sau khi nhận tiền lương. Mỗi người cần bỏ ít nhất 10% thu nhập hàng tháng vào quỹ tiết kiệm của mình. Làm việc này sớm sẽ giúp bạn tránh xa việc đổ tiền vào những khoản không cần thiết.

10. Cân nhắc kỹ trước khi mua hàng

Nếu bạn sắp mua một món hàng giá trị lớn, chẳng hạn như laptop hay máy ảnh, hãy cân nhắc tìm hiểu những nhãn hàng và cửa hàng khác nhau. Dành từ 2 đến 3 ngày để nghĩ xem mình có thực sự cần món đồ đó hay không. Việc nhầm lẫn giữa muốn và cần là một vấn đề phổ biến trong nỗ lực tiết kiệm.

11. Kiểm tra ngân sách thường xuyên

Mỗi người cần lập ngân sách để quản lý tài chính thông minh. Kiểm tra nó thường xuyên, ít nhất 1 hoặc 2 lần/tháng để chắc rằng mình đang đi đúng hướng và thấy động lực để cố gắng.

Nhờ lập ngân sách rõ ràng, bạn sẽ biết tiền của mình đang đi đâu về đâu. Nếu phát hiện đã dùng quá mức quy định, bạn có thể dễ dàng tìm cách bỏ bớt những khoản chi không cần thiết.

12. Tạo mục tiêu và đặt thử thách

Một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy bản thân tiến lên là có mục tiêu rõ ràng. Chuyên gia tài chính cá nhân khuyên mỗi người nên cố gắng đặt đích đến tiết kiệm là một số tiền cụ thể. Từ đó bạn sẽ có cái nhìn rõ nhất về mục đích dành tiền và cần thêm bao nhiêu mới đủ.

Nếu thấy tiết kiệm đơn thuần quá nhàm chán, bạn có thể đặt ra thử thách cho bản thân hoặc cùng nhóm bạn. Điều này sẽ nâng cao tính trách nghiệm và củng cố số dư tài khoản một cách nhanh chóng.

13. Tự động hóa tài chính

Cụ thể, cá nhân có thể đặt lệnh tự động chuyển số tiền nhất định sang tài khoản tiết kiệm vào mỗi đầu tháng. Các ngân hàng hiện nay hầu như đều có tính năng này trên ứng dụng Internet Banking của mình. Cách quản lý tài chính thông minh trên sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc tiết kiệm ngay sau khi nhận lương.

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: Không nên vay quá 30% thu nhập để tránh bị nợ vùi đầu

Đức Mạnh |

Chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 4, Ths Phạm Thế Thành khuyên mỗi cá nhân chỉ nên vay khi hiểu rõ tình hình tài chính và lên kế hoạch trả nợ rõ ràng. Ngoài ra người đi mượn tiền cũng đừng quên lựa chọn tổ chức uy tín, cân nhắc lãi suất, phí, điều khoản vay...

Tài chính thông minh: Đừng để nợ "đè"

Hải Linh |

Trong chương trình Tài chính thông minh số 4, Ths Phạm Thế Thành, Giảng viên khoa Tài chính ngân hàng, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ giúp khán giả của báo Lao Động trả lời các câu hỏi: Nên vay nợ bao nhiêu là hợp lý? Làm gì để không rơi vào bẫy nợ? Cách tối ưu các khoản vay.

Tài chính thông minh: Vì sao lương chục triệu không tiết kiệm nổi một đồng?

Đức Mạnh |

Thống kê chỉ ra tại nền kinh tế số một thế giới, 69% người dân không có nổi số tiền tiết kiệm 1.000 USD. Theo các chuyên gia tài chính cá nhân tại chương trình Tài chính thông minh, có 10 lý do chính khiến nhiều người lương hàng chục triệu/tháng vẫn không tiết kiệm nổi một đồng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Tài chính thông minh: Không nên vay quá 30% thu nhập để tránh bị nợ vùi đầu

Đức Mạnh |

Chia sẻ trong chương trình Tài chính thông minh số 4, Ths Phạm Thế Thành khuyên mỗi cá nhân chỉ nên vay khi hiểu rõ tình hình tài chính và lên kế hoạch trả nợ rõ ràng. Ngoài ra người đi mượn tiền cũng đừng quên lựa chọn tổ chức uy tín, cân nhắc lãi suất, phí, điều khoản vay...

Tài chính thông minh: Đừng để nợ "đè"

Hải Linh |

Trong chương trình Tài chính thông minh số 4, Ths Phạm Thế Thành, Giảng viên khoa Tài chính ngân hàng, ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ giúp khán giả của báo Lao Động trả lời các câu hỏi: Nên vay nợ bao nhiêu là hợp lý? Làm gì để không rơi vào bẫy nợ? Cách tối ưu các khoản vay.

Tài chính thông minh: Vì sao lương chục triệu không tiết kiệm nổi một đồng?

Đức Mạnh |

Thống kê chỉ ra tại nền kinh tế số một thế giới, 69% người dân không có nổi số tiền tiết kiệm 1.000 USD. Theo các chuyên gia tài chính cá nhân tại chương trình Tài chính thông minh, có 10 lý do chính khiến nhiều người lương hàng chục triệu/tháng vẫn không tiết kiệm nổi một đồng.