Sinh viên trường y chạnh lòng khi nhắc về thu nhập sau ra trường

Kim Nhung |

Quá trình học tập kéo dài chưa kể học phí đắt đỏ, cộng thêm mức thu nhập khởi điểm kém tương xứng đã khiến nhiều sinh viên trường y không khỏi chạnh lòng và trăn trở khi nghĩ về tương lai.

Hành trình đến với nghề đầy gian truân

Y tế là một ngành đào tạo đặc thù, mất nhiều thời gian và kiến thức phức tạp hơn các ngành khác. Bởi vậy, để có thể cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp và tự tin hành nghề, một sinh viên trường y sẽ mất trung bình từ 6-8 năm. Quá trình học tập kéo dài là vậy cộng thêm mức thu nhập khởi điểm “kém” tương xứng khiến cho hành trình đến với nghề của sinh viên ngành y càng thêm gian truân.

Mang trong mình nhiều trăn trở khi chỉ còn vài tháng nữa sẽ chính thức tạm biệt giảng đường sau 6 năm miệt mài, nỗ lực, Hoài Anh - sinh viên Trường Đại học Y Dược Hải Phòng cho biết, sau 6 năm học tập tại trường, cô cần phải thực hành liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh thêm 18 tháng nữa mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Chưa kể khi đi xin việc, phải phụ thuộc chỗ mình xin vào đang thiếu vị trí nào để học thêm chuyên môn đó.

“Mình gần như đã tìm hiểu mọi thứ cho hành trang sau ra trường và điều gì cũng khiến mình lo lắng. Điển hình như sau tốt nghiệp, vào viện học việc sẽ là học việc không lương, không biết bao giờ mới kí được hợp đồng. Kể cả có kí được hợp đồng thì mức lương cũng chỉ khoảng 3 triệu một tháng. Trong khi thu nhập của các bạn đồng trang lứa có lẽ đã gấp 3, gấp 5 lần mình.

Cứ nhắc đến thu nhập sau ra trường là mình lại thấy chạnh lòng. Nhưng thôi, chắc phải bước được chân vào nghề đã rồi mới tính tiếp đến chuyện lăn lộn với nghề. Mà xem ra hành trình đến với nghề của mình còn gian nan lắm” - Hoài Anh thở dài.

Ảnh: LĐO
Nhiều sinh viên trường y trăn trở về mức thu nhập sau khi ra trường. Ảnh minh hoạ: LĐO

Tình yêu nghề cũng có thể bị lung lay

Trước khi bắt đầu chọn trường và theo học ngành y, Mai Hương - sinh viên Trường Đại học Y Dược Thái Bình cho biết bản thân không có suy nghĩ gì nhiều về vấn đề đãi ngộ hay mức lương sau này. Thế nhưng trải qua quá trình học tập tại trường, thực hành lâm sàng tại viện và gần đây nhất là tham gia chống dịch COVID-19, Hương nhận ra việc cải thiện thu nhập cho y bác sĩ thực sự rất cần thiết bởi nếu cứ giữ mãi mức thu nhập như hiện tại, thì tình yêu nghề sẽ dễ bị lung lay lúc nào không hay.

“Mình thấy hầu hết tại các bệnh viện hiện nay, các y bác sĩ, điều dưỡng phải cáng đáng một lượng công việc rất lớn, thậm chí một người có thể phải cân lượng công việc của hai, ba người do tình trạng bệnh nhân đông và nhu cầu về sức khoẻ của người dân tăng cao, trong khi nhân lực còn ít. Chưa kể trước khi trở thành bác sĩ, khối lượng kiến thức sinh viên y phải học sẽ gấp rất nhiều lần so với sinh viên các trường khác.

Không phải mình đòi hỏi nhưng với quãng thời gian dài mà chúng mình bỏ ra để học tập và cống hiến thì mình thấy mức lương và đãi ngộ hiện tại rất thấp, chưa đủ để động viên khuyến khích tinh thần của sinh viên nói riêng và các y bác sĩ nói chung.

Nhiều anh chị trong nghề từng nói với mình rằng, nếu không phải vì đam mê và yêu nghề thì thực sự họ không biết phải làm sao để tiếp tục theo nghề, khi mà mức lương và đãi ngộ không tương xứng với công sức mà họ bỏ ra”-  Mai Hương tâm sự.

Cũng theo Mai Hương, sau 6 năm học ra trường, các bạn sinh viên trường y chưa thể đi làm ngay vì chưa đủ kiến thức và chuyên môn, nên việc tiếp tục phụ thuộc gia đình là điều không thể tránh khỏi. Chưa kể hiện tại học phí ngành y cũng đã tăng cao khá nhiều, cộng với thời gian học dài, lương và đãi ngộ thấp, khiến con đường chạm tới nghề thuốc cao quý của các sinh viên trường y khó khăn chồng chất khó khăn.

“Mình có đọc được thông tin đề xuất nâng lương khởi điểm của bác sĩ lên bậc 2. Không biết bao giờ đề xuất này mới được thực hiện nhưng là một sinh viên ngành y chuẩn bị ra trường, mình thấy mức đề xuất này tạm phù hợp với đối tượng sinh viên, bởi chúng mình cần thêm thời gian học hỏi và trau dồi kinh nghiệm.

Còn với các y bác sĩ đã làm việc lâu năm cộng thêm khối lượng công việc lớn thì mức tăng đó có lẽ chưa thực sự thoả đáng” - Mai Hương chia sẻ.

Mới đây, Bộ Y tế đã đề xuất tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%. Đồng thời, sớm xem xét và ban hành Nghị quyết về giải pháp, chính sách hỗ trợ cho nhân viên y tế thôn bản. Thực hiện phụ cấp theo nghề mức cao nhất đối với viên chức ngành y tế. Chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, dược sĩ sau khi tuyển dụng được xếp lương bậc 2 đối với tất cả các hạng chức danh.

Kim Nhung
TIN LIÊN QUAN

Cần sớm có quy định phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ ngành y tế

Thùy Linh |

Cùng là "thầy" nhưng thầy giáo (ngành giáo dục) thì có phụ cấp thâm niên nghề, còn thầy thuốc (ngành y tế) thì không! Đó là ý kiến của nhiều y bác sĩ và không ít lần Công đoàn ngành y tế, Bộ Y tế cũng đã lên tiếng. Tiền lương, chế độ đãi ngộ cho y, bác sĩ tại bệnh viện công lập hiện đang ở mức rất thấp,  không đủ sức "giữ chân" họ.

Nâng lương khởi điểm lên bậc 2, bác sĩ sẽ được bao nhiêu tiền?

Thùy Linh |

Theo đề xuất của Bộ Y tế, nếu mức lương khởi điểm của bác sĩ được nâng lên bậc 2 (2,67), số lương (chưa tính phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật) sẽ là 3.978.300 đồng, tăng 491.700 đồng/tháng so với mức lương hiện nay.

Trường y không tuyển đủ sinh viên trước làn sóng bác sĩ nghỉ việc

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Do ảnh hưởng từ làn sóng y bác sĩ nghỉ việc, 2 -3 năm qua, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai và một số trường có đào tạo ngành y khác trên địa bàn hiện không tuyển đủ chỉ tiêu dù đảm bảo 100% sinh viên có việc làm sau khi ra trường.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Cần sớm có quy định phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ ngành y tế

Thùy Linh |

Cùng là "thầy" nhưng thầy giáo (ngành giáo dục) thì có phụ cấp thâm niên nghề, còn thầy thuốc (ngành y tế) thì không! Đó là ý kiến của nhiều y bác sĩ và không ít lần Công đoàn ngành y tế, Bộ Y tế cũng đã lên tiếng. Tiền lương, chế độ đãi ngộ cho y, bác sĩ tại bệnh viện công lập hiện đang ở mức rất thấp,  không đủ sức "giữ chân" họ.

Nâng lương khởi điểm lên bậc 2, bác sĩ sẽ được bao nhiêu tiền?

Thùy Linh |

Theo đề xuất của Bộ Y tế, nếu mức lương khởi điểm của bác sĩ được nâng lên bậc 2 (2,67), số lương (chưa tính phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật) sẽ là 3.978.300 đồng, tăng 491.700 đồng/tháng so với mức lương hiện nay.

Trường y không tuyển đủ sinh viên trước làn sóng bác sĩ nghỉ việc

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI – Do ảnh hưởng từ làn sóng y bác sĩ nghỉ việc, 2 -3 năm qua, Trường cao đẳng Y tế Đồng Nai và một số trường có đào tạo ngành y khác trên địa bàn hiện không tuyển đủ chỉ tiêu dù đảm bảo 100% sinh viên có việc làm sau khi ra trường.