Ninh Bình: Về đích nông thôn mới, các xã trông vào đấu giá đất để trả nợ

DIỆU ANH |

Hiện nay, nhiều xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình sau khi về đích nông thôn mới (NTM) phải "còng lưng" gánh nợ nhưng chưa biết lấy nguồn đâu để chi trả. Nhiều xã chỉ biết trông chờ vào nguồn duy nhất là từ đấu giá quyền sử dụng đất.

Trông chờ vào đấu giá đất 

Năm 2021, huyện Yên Mô (Ninh Bình) được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Toàn huyện có 16 xã đã về đích NTM trong năm 2020, tuy nhiên hầu hết các xã đều nợ đầu tư xây dựng cơ bản.

Tính đến tháng 12.2020, toàn huyện đã thực hiện đầu tư xây dựng 620 công trình xây dựng cơ sở hạ tầng NTM. Tổng số vốn đã đầu tư được phê duyệt là 3.522.854 triệu đồng, trong đó cấp xã là 1.047.917 triệu đồng và cấp huyện là 2.474.937 triệu đồng.

Khối lượng xây dựng cơ bản đã thực hiện chưa thanh toán đến ngày 31.12.2020 trên địa bàn huyện là 242.229 triệu đồng, trong đó cấp huyện là 107.340 triệu đồng, cấp xã là 134.889 triệu đồng.

Nhiều địa phương chỉ biết trông chờ vào đấu giá đất để lấy nguồn trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản. Ảnh: NT
Nhiều địa phương chỉ biết trông chờ vào đấu giá đất để lấy nguồn trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản. Ảnh: NT

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Sơn - Bí thư Huyện uỷ huyện Yên Mô cho biết: Hiện nay, huyện đã có phương án bố trí nguồn vốn từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất và các nguồn vốn hợp pháp khác để thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản đã thực hiện đến ngày 31.12.2020. 

"Việc đấu giá quyền sử dụng đất để lấy nguồn trả nợ đầu tư xây dựng cơ bản được xem là giải pháp căn cơ nhất hiện nay đối với huyện Yên Mô. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình dịch COVID-19 nên việc đấu giá đất trên địa bàn huyện thời gian qua bị chững lại" - ông Sơn nói.

Cũng theo ông Sơn, do chính sách thắt chặt đầu tư công, nguồn hỗ trợ của cấp trên cho chương trình hạn chế trong khi nguồn thu của huyện, của xã chủ yếu từ đấu giá giá trị quyền sử dụng đất nhưng giá trị đất thấp, tiến độ đấu giá chậm. Ngoài ra, không phải xã nào cũng đấu giá được, chỉ có một số xã gần trung tâm, giao thông thuận tiện thì đấu được giá cao. Còn đối với những xã vùng sâu, vùng xa thì đấu giá thấp, tiền thu được không đủ để làm hạ tầng.

"Chúng tôi đang đề xuất với tỉnh sau khi đấu giá đất thì tiền chuyển về ngân sách huyện sau đấy huyện sẽ căn cứ vào tình hình nợ của từng xã để phân bổ. Có như vậy, các xã mới trả được nợ, nếu không, những xã không đấu giá đất được thì lấy đâu ra nguồn để trả nợ" - ông Sơn nói.

Nợ chưa trả vẫn ồ ạt đầu tư các dự án mới

Mặc dù tình trạng nợ đầu tư xây dựng cơ bản ở các xã, huyện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tăng cao, tuy nhiên các địa phương này vẫn ồ ạt cho đầu tư, xây dựng mới hàng loạt dự án.

Theo nguồn tin riêng của Lao Động, kể từ đầu năm 2021 đến nay, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã phê duyệt đầu tư mới 375 dự án với trên 3,7 nghìn tỉ đồng.

Cụ thể như: Thành phố Ninh Bình đã triển khai 30 công trình với giá trị hơn 866 tỉ đồng; thành phố Tam Điệp 25 công trình với giá trị trên 133 tỉ đồng; huyện Yên Khánh 68 công trình với giá trị 520 tỉ đồng; huyện Kim Sơn 55 công trình với giá trị 528 tỉ đồng; huyện Yên Mô 90 công trình với giá trị 643 tỉ đồng; huyện Nho Quan 58 công trình với giá trị 517 tỉ đồng; huyện Hoa Lư 25 công trình với giá trị 305 tỉ đồng và huyện Gia Viễn 24 công trình với giá trị 237 tỉ đồng.

Việc đấu giá quyền sử dụng đất để lấy tiền trả nợ đầu tư xây dựng đồng nghĩa với việc những cánh đồng lúa ở Ninh Bình đang bị thu hẹp lại. Ảnh: NT
Việc đấu giá quyền sử dụng đất để lấy tiền trả nợ đầu tư xây dựng đồng nghĩa với việc những cánh đồng lúa ở Ninh Bình đang bị thu hẹp lại. Ảnh: NT

Ngày 28.9.2021, UBND tỉnh Ninh Bình đã có Quyết định số 1060/QĐ-UBND về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách Trung ương. Theo đó, UBND tỉnh Ninh Bình chỉ đạo các đơn vị liên quan, thực hiện thu hồi các khoản ứng trước theo kế hoạch được giao và quy định hiện hành. Không bố trí vốn ngân sách Trung ương để thanh toán nợ đầu tư xây dựng cơ bản phát sinh sau ngày 31.12.2014.

Những thành tựu mà Ninh Bình đã đạt được trong việc thực hiện chủ trương xây dựng NTM là đáng ghi nhận. Việc phải thu hẹp những cánh đồng lúa để đấu giá quyền sử dụng đất lấy tiền trả nợ không phải địa phương nào cũng dám làm và làm được. Nhìn vào con số trên 3,7 nghìn tỉ đồng mà các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình phê duyệt các dự án từ đầu năm 2021 đến nay, dư luận không khỏi băn khoăn về nguồn  thanh toán.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 10.2021 của UBND tỉnh Ninh Bình, ông Phạm Quang Ngọc -  Chủ tịch UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính đẩy nhanh tiến độ rà soát nợ xây dựng cơ bản 3 cấp ngân sách (cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh) tính đến ngày 30.9.2021 và báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 20.10.2021.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

Ninh Bình: Sau về đích nông thôn mới, nhiều xã "còng lưng" gánh nợ

DIỆU ANH |

Thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ồ ạt đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí. Tuy nhiên, việc đầu tư ồ ạt khi chưa bố trí được nguồn vốn dẫn đến tình trạng sau khi về đích nông thôn mới, nhiều xã phải "còng lưng" gánh nợ.

Tỉnh chỉ đạo xã trả lại tiền COVID-19 thu của dân để xây dựng nông thôn mới

Hữu Long |

Chính quyền xã Ninh Quang cùng với Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ đã trả lại toàn bộ số tiền đã thu của người dân sau khi họ được nhận hỗ trợ COVID-19.

Khánh Hòa chỉ đạo "nóng" vụ xã thu tiền hỗ trợ COVID-19 xây dựng nông thôn mới

Hữu Long |

Tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo khẩn trương rà soát trên phạm vi toàn tỉnh sau khi Báo Lao Động phản ánh sự việc Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa tự ý “vận động” bà con nộp lại tiền hỗ trợ COVID-19 để xây dựng nông thôn mới.

Chính phủ đề xuất khoảng 51.500 tỉ đồng tiếp tục xây dựng nông thôn mới

Phạm Đông |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, về vốn ngân sách Trung ương cho chương trình giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đưa ra 2 phương án, trong đó có đề xuất khoảng 51.500 tỉ đồng tiếp tục xây dựng nông thôn mới.

Cán bộ xã bị kỷ luật, huyện gặp khó công nhận Nông thôn mới

NHẬT HỒ |

Về ý kiến nhận định lãnh đạo UBND xã bị kỷ luật, theo quy định thì khó công nhận huyện Nông thôn mới, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho rằng cần kiến nghị xem xét lại tiêu chí này.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Tiểu thương chợ hoa lớn nhất Hà Nội than ế ẩm ngày giáp Tết

MINH HÀ - DƯƠNG ANH |

Theo các tiểu thương bán hoa tại chợ Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội), năm nay giá hoa vẫn giữ mức ổn định, tăng cao nhất vào các ngày 29 và 30 Tết. Tuy nhiên, hàng hóa vẫn còn tiêu thụ chậm, chỉ bằng 50% so với mọi năm.

Những bản hợp đồng bom tấn tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Trước thềm mùa giải mới V.League 2023, các câu lạc bộ như Công an Hà Nội, Nam Định hay Thanh Hoá hoạt động rất tích cực trên thị trường chuyển nhượng với những bản hợp đồng "bom tấn" chất lượng.

Ninh Bình: Sau về đích nông thôn mới, nhiều xã "còng lưng" gánh nợ

DIỆU ANH |

Thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ồ ạt đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí. Tuy nhiên, việc đầu tư ồ ạt khi chưa bố trí được nguồn vốn dẫn đến tình trạng sau khi về đích nông thôn mới, nhiều xã phải "còng lưng" gánh nợ.

Tỉnh chỉ đạo xã trả lại tiền COVID-19 thu của dân để xây dựng nông thôn mới

Hữu Long |

Chính quyền xã Ninh Quang cùng với Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ đã trả lại toàn bộ số tiền đã thu của người dân sau khi họ được nhận hỗ trợ COVID-19.

Khánh Hòa chỉ đạo "nóng" vụ xã thu tiền hỗ trợ COVID-19 xây dựng nông thôn mới

Hữu Long |

Tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo khẩn trương rà soát trên phạm vi toàn tỉnh sau khi Báo Lao Động phản ánh sự việc Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa tự ý “vận động” bà con nộp lại tiền hỗ trợ COVID-19 để xây dựng nông thôn mới.

Chính phủ đề xuất khoảng 51.500 tỉ đồng tiếp tục xây dựng nông thôn mới

Phạm Đông |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, về vốn ngân sách Trung ương cho chương trình giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đưa ra 2 phương án, trong đó có đề xuất khoảng 51.500 tỉ đồng tiếp tục xây dựng nông thôn mới.

Cán bộ xã bị kỷ luật, huyện gặp khó công nhận Nông thôn mới

NHẬT HỒ |

Về ý kiến nhận định lãnh đạo UBND xã bị kỷ luật, theo quy định thì khó công nhận huyện Nông thôn mới, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cho rằng cần kiến nghị xem xét lại tiêu chí này.