Ninh Bình: Sau về đích nông thôn mới, nhiều xã "còng lưng" gánh nợ

DIỆU ANH |

Thực hiện chủ trương về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã ồ ạt đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí. Tuy nhiên, việc đầu tư ồ ạt khi chưa bố trí được nguồn vốn dẫn đến tình trạng sau khi về đích nông thôn mới, nhiều xã phải "còng lưng" gánh nợ.

Đạt chuẩn NTM... nhưng vẫn nợ tiêu chí

Hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 109/119 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có một xã đạt NTM nâng cao và 9 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Toàn tỉnh có 4 huyện là Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Khánh, Yên Mô đã được công nhận đạt chuẩn NTM và thành phố Tam Điệp đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.

Tuy nhiên, tình trạng xây dựng NTM tại nhiều xã vẫn còn tồn tại những "hạt sạn". Nhiều xã dù đã được công nhận đạt chuẩn NTM nhưng vẫn nợ tiêu chí. Cụ thể như xã Lai Thành, Như Hòa, Cồn Thoi và Xuân Chính (huyện Kim Sơn); xã Gia Lạc, Liên Sơn (huyện Gia Viễn)... Các tiêu chí còn nợ chủ yếu là về lĩnh vực môi trường, y tế, nước sạch.

Người dân xã Văn Phong vẫn chưa được dùng nước sạch sau 5 năm xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Ảnh: NT
Người dân xã Văn Phong vẫn chưa được dùng nước sạch sau 5 năm xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Ảnh: NT

Đơn cử như tại xã Văn Phong (huyện Nho Quan) được công nhận đạt chuẩn xã NTM vào năm 2016. Thời điểm đó, xã "nợ" lại tiêu chí môi trường, trong đó có nội dung tỉ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia. Đến nay đã 5 năm trôi qua, kể từ khi được công nhân đạt chuẩn NTM, xã này vẫn chưa trả xong "nợ" tiêu chí xây dựng NTM. Việc chưa hoàn thiện tiêu chí về môi trường đồng nghĩa với việc người dân ở đây vẫn chưa được sử dụng nước sạch.

Trao đổi với PV, ông Bùi Văn Sáu - Phó Chủ tịch UBND xã Văn Phong - cho biết: Hiện nay, xã Văn Phong mới có 3 thôn có đường ống nước sạch đi qua, 3 thôn còn lại chưa có. Người dân đang sử dụng nguồn nước mưa, giếng khoan, giếng đào… để sinh hoạt hằng ngày.

"Sở dĩ thời điểm xã đạt chuẩn NTM nhưng "nợ" tiêu chí môi trường, trong đó có nước sạch nông thôn, vì năm 2014-2015 trên địa bàn xã đang triển khai xây dựng dự án nhà máy nước sạch. Nhưng do nguồn vốn quá lớn, sử dụng không hiệu quả nên dự án không thực hiện tiếp. Xã cũng đang đấu mối với Công ty TNHH Một thành viên Nước sạch Hoàng Dân để đầu tư hệ thống đường ống nước sạch cho các thôn còn lại, phấn đến năm 2023, 100% dân trong xã sẽ được sử dụng nước sạch" - ông Sáu nói.

Nhiều xã "còng lưng" gánh nợ... tiền

Trong quá trình xây dựng NTM, các xã đều tập trung đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, điện đường, trường, trạm... nhằm đáp ứng các tiêu chí về xây dựng NTM. Tuy nhiên, việc đầu tư ồ ạt, nhiều dự án khi chưa được bố trí vốn vẫn cho khởi công xây dựng dẫn đến tình trạng nợ đầu tư xây dựng cơ bản tại các xã tăng cao. Xã ít thì vài tỉ đồng, xã nhiều lên đến cả vài chục tỉ đồng. Điều đáng nói là, dù nợ nhiều như vậy nhưng hầu hết các xã đều chưa bố trí được nguồn để chi trả.

Cụ thể như tại xã Ninh Khang (huyện Hoa Lư) hiện nợ gần 20 tỉ đồng, nhưng cũng chưa biết lấy nguồn ở đâu để chi trả. Bà Vũ Thị Phong Lan - Chủ tịch UBND xã Ninh Khanh cũng thừa nhận nguyên nhân dẫn đến việc nợ đầu tư xây dựng cơ bản là do địa phương thực hiện chương trình xây dựng NTM nên phải đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng các tiêu chí về đích NTM và tiếp tục xây dựng xã NTM kiểu mẫu.

"Chúng tôi đang xây dựng kế hoạch đấu giá một số khu đất trên địa bàn xã để lấy nguồn, nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên chưa thể tổ chức được" - bà Lan nói.

Xã Cúc Phương (huyện Nho Quan), cũng lâm vào tình trạng tương tự. Ông Đinh Văn Xuân - Chủ tịch UBND xã - cho biết: Xã về đích NTM vào năm 2020. Đến nay, xã đang nợ khoảng gần 30 tỉ đồng vì một số công trình còn dở dang, chưa hoàn thiện nên chưa thể xác định con số nợ cụ thể được.

"Nguồn kinh phí duy nhất để trả nợ là trông chờ vào đấu giá quyền sử dụng đất. Tuy nhiên do đặc thù là xã miền núi nên giá trị đất cũng thấp" - ông Xuân nói.

Các xã ồ ạt đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để hoàn thiện tiêu chí đạt chuẩn NTM.  Ảnh: NT
Các xã ồ ạt đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để hoàn thiện tiêu chí đạt chuẩn NTM. Ảnh: NT

Tình trạng nợ đầu tư xây dựng cơ bản sau khi về đích NTM xảy ra ở hầu hết địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ đầu tư xây dựng cơ bản tăng cao là do các địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để kịp hoàn thiện các tiêu chí để về đích NTM theo đúng tiến độ đã đăng ký.

Ông Hoàng Khắc Tiệp - Chủ tịch UBND huyện Nho Quan cho biết: UBND huyện đang giao cho các đơn vị tiến hành rà soát lại tổng số nợ của từng xã để có kế hoạch xử lý.

"Xây dựng NTM thì xã nào cũng nợ vì phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thiện các tiêu chí... giải pháp để có nguồn trả nợ chủ yếu dựa vào đấu giá quyền sử dụng đất" - ông Tiệp nói.

Những thành tựu mà Ninh Bình đã đạt được trong việc thực hiện chủ trương xây dựng NTM là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, làm sao để về đích NTM một cách bền vững, không chạy theo thành tích là điều mà người dân luôn mong muốn.

DIỆU ANH
TIN LIÊN QUAN

LĐLĐ tỉnh Ninh Bình tặng giống cây trồng cho xã nông thôn mới kiểu mẫu

DIỆU ANH |

Chiều ngày 8.9, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) và CĐCS xã Khánh Cường (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) về các nội dung thực hiện tiêu chí xây dựng NTM kiểu mẫu và trao tặng một số giống cây trồng cho người dân trong xã.

Tỉnh chỉ đạo xã trả lại tiền COVID-19 thu của dân để xây dựng nông thôn mới

Hữu Long |

Chính quyền xã Ninh Quang cùng với Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ đã trả lại toàn bộ số tiền đã thu của người dân sau khi họ được nhận hỗ trợ COVID-19.

Khánh Hòa chỉ đạo "nóng" vụ xã thu tiền hỗ trợ COVID-19 xây dựng nông thôn mới

Hữu Long |

Tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo khẩn trương rà soát trên phạm vi toàn tỉnh sau khi Báo Lao Động phản ánh sự việc Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa tự ý “vận động” bà con nộp lại tiền hỗ trợ COVID-19 để xây dựng nông thôn mới.

Dân nhận tiền hỗ trợ COVID-19, xã truy thu lại để xây nông thôn mới

Hữu Long |

Sau khi người dân nhận tiền hỗ trợ dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) “vận động” bà con nộp lại tiền hỗ trợ để xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương.

Chính phủ đề xuất khoảng 51.500 tỉ đồng tiếp tục xây dựng nông thôn mới

Phạm Đông |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, về vốn ngân sách Trung ương cho chương trình giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đưa ra 2 phương án, trong đó có đề xuất khoảng 51.500 tỉ đồng tiếp tục xây dựng nông thôn mới.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

LĐLĐ tỉnh Ninh Bình tặng giống cây trồng cho xã nông thôn mới kiểu mẫu

DIỆU ANH |

Chiều ngày 8.9, lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Ninh Bình đã có buổi làm việc với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) và CĐCS xã Khánh Cường (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) về các nội dung thực hiện tiêu chí xây dựng NTM kiểu mẫu và trao tặng một số giống cây trồng cho người dân trong xã.

Tỉnh chỉ đạo xã trả lại tiền COVID-19 thu của dân để xây dựng nông thôn mới

Hữu Long |

Chính quyền xã Ninh Quang cùng với Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ đã trả lại toàn bộ số tiền đã thu của người dân sau khi họ được nhận hỗ trợ COVID-19.

Khánh Hòa chỉ đạo "nóng" vụ xã thu tiền hỗ trợ COVID-19 xây dựng nông thôn mới

Hữu Long |

Tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo khẩn trương rà soát trên phạm vi toàn tỉnh sau khi Báo Lao Động phản ánh sự việc Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa tự ý “vận động” bà con nộp lại tiền hỗ trợ COVID-19 để xây dựng nông thôn mới.

Dân nhận tiền hỗ trợ COVID-19, xã truy thu lại để xây nông thôn mới

Hữu Long |

Sau khi người dân nhận tiền hỗ trợ dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, Ban nhân dân thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) “vận động” bà con nộp lại tiền hỗ trợ để xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương.

Chính phủ đề xuất khoảng 51.500 tỉ đồng tiếp tục xây dựng nông thôn mới

Phạm Đông |

Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, về vốn ngân sách Trung ương cho chương trình giai đoạn 2021-2025, Chính phủ đưa ra 2 phương án, trong đó có đề xuất khoảng 51.500 tỉ đồng tiếp tục xây dựng nông thôn mới.