Người trẻ loay hoay trả lời câu hỏi: Bám trụ lại thành phố hay về quê?

Phùng Nhung |

Lựa chọn ở thành phố hay về quê lập nghiệp sau khi tốt nghiệp đại học là quyết định khó khăn đối với nhiều người trẻ.

Loay hoay tìm định hướng

4 năm học tại trường đại học, Bùi Thị Hồng Huế - sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chưa từng làm thêm công việc nào liên quan đến chuyên ngành đang theo đuổi.

Những tháng cuối cùng ngồi trên giảng đường, Huế rơi vào trạng thái mơ hồ, mất định hướng về công việc tương lai.

Nếu cố bám trụ lại Thủ đô, Huế sẽ tiếp tục công việc hiện tại là làm ở cửa hàng thời trang. Nhưng với mức lương 5 triệu đồng/tháng thực sự không đủ cho chi phí sinh hoạt, chưa nói đến tích lũy.

Nếu về quê, cô bạn sẽ sống cùng bố mẹ, không phải lo những khoản tiền cố định hàng tháng như tiền nhà, tiền điện, tiền nước… nhưng cuộc sống lại có đôi chút tẻ nhạt, ít cơ hội việc làm.

“Khi quyết định học đại học, gia đình đã đặt kỳ vọng rất lớn vào em, chính vì vậy càng thêm áp lực. Chỉ còn vài tháng nữa là tốt nghiệp, em vẫn chưa đưa ra quyết định cho tương lai” - Hồng Huế lo lắng.

 
Hồng Huế hiện là sinh viên năm cuối Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Rơi vào hoàn cảnh tương tự, Đặng Thanh Ngọc – sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho hay, trong khi các bạn đồng trang lứa đã đi làm từ năm nhất, năm 2, thậm chí có thể tự kiếm tiền lo cho bản thân thì Ngọc chưa từng làm thêm bất cứ công việc nào.

Không đam mê với ngành học hiện tại, Ngọc loay hoay tìm hướng đi mới. Đến thời điểm này, nữ sinh quyết định ra trường sẽ định hướng lại công việc, học thêm ngành nghề khác. Tuy nhiên, em vẫn chưa biết chính xác sở trường, đam mê của mình nên để "thuận tự nhiên".

Cần có sự chuẩn bị kỹ càng

Dành lời khuyên cho sinh viên, ông Dương Văn Bá – Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông, Trường Đại Học Hòa Bình cho rằng, các bạn phải tự lượng sức mình, nếu không đủ năng lực để ở lại thành phố thì hãy về tỉnh làm công việc theo năng lực chuyên môn.

Đối với những bạn đang "ôm mộng" lập nghiệp cần đầu tư học tập, sau đó thực chiến, làm thành thạo công việc. Phải đi làm để có kỹ năng về nghề nghiệp, có góc nhìn về triển khai công việc, có kinh nghiệm quản lý rồi mới "làm chủ" thành công.

Chia sẻ về câu chuyện lập nghiệp của mình, Nguyễn Thế Anh - chủ nhà vườn Hoa Hồng Anh (Hà Nội) cho biết - bản thân học ngành Kỹ thuật trắc địa – bản đồ, anh đã ứng dụng kiến thức trong trường đại học cùng kinh nghiệm tích lũy, nghiên cứu khi đi làm để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sau 8 năm mở rộng kinh doanh, sản xuất hoa, Thế Anh đã gây dựng được thương hiệu, "có tiếng" trên các trang mạng xã hội, thu về lợi nhuận cao.

 
Kênh TikTok của Thế Anh đạt gần 100.000 người theo dõi và 456.000 lượt thích. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Dành lời khuyên cho các bạn trẻ đang hoang mang với câu hỏi: "Bám trụ lại thành phố hay về quê lập nghiệp?", Thế Anh khẳng định, quan trọng là các bạn phải học, làm và trải nghiệm. Việc bỏ phố về quê hay bám trụ lại thành phố phải xuất phát từ mong muốn, dự tính và cả quá trình nỗ lực.

"Các bạn phải xác định mục tiêu, sau đó lên kế hoạch, thực hiện và phát triển. Phải làm, trải nghiệm, có vấp ngã mới có trưởng thành, quan trọng là chuẩn bị kỹ về mọi mặt" - Thế Anh chia sẻ.

Phùng Nhung
TIN LIÊN QUAN

Nữ sinh giành học bổng du học từ 4 trường đại học tại Mỹ

KHÁNH AN |

Nguyễn Trần Trang Linh - Học sinh lớp 12 Trường Phổ thông Liên cấp Olympia vừa nhận được thư trúng tuyển từ 6 trường đại học tại Mỹ, trong đó có 4 trường đồng ý trao học bổng cho nữ sinh với giá trị dao động từ 42.000 USD đến 134.000 USD (khoảng 997 triệu đến 3,1 tỷ đồng) cho 4 năm học.

Người trẻ nói gì về tư tưởng “chỉ sống một lần trong đời”?

Phương Trang |

Nhiều người trẻ cho rằng tương lai còn dài, kiếm được bao nhiêu tiền thì nên tận hưởng.

Những bạn trẻ ''nghiện'' nhặt rác, khiến hàng trăm bãi rác tự biến mất

Minh Hà - Hải Danh |

Cứ mỗi dịp cuối tuần, nhóm hơn 20 bạn trẻ của cộng đồng ''Xanh Việt Nam" lại hào hứng tập trung tại các điểm nóng về rác thải tại Hà Nội để nhặt và thu gom rác. Dù chọn việc không giống ai, thế nhưng họ vẫn sẵn lòng vì mục tiêu làm đẹp đường phố, làm sạch cảnh quan đô thị.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ vỡ đê biển Đông, Bạc Liêu khẩn cấp ứng phó

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Tuyến đê biển Đông đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Đoạn sạt lở kéo dài hơn 30m, ăn sâu vào chân đê, gây ra nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Huấn luyện viên Troussier ra mắt vào ngày 27.2

AN NGUYÊN |

Lễ ra mắt tân huấn luyện viên trưởng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam - ông  Philippe Troussier sẽ diễn ra vào ngày 27.2 tới đây.

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Nữ sinh giành học bổng du học từ 4 trường đại học tại Mỹ

KHÁNH AN |

Nguyễn Trần Trang Linh - Học sinh lớp 12 Trường Phổ thông Liên cấp Olympia vừa nhận được thư trúng tuyển từ 6 trường đại học tại Mỹ, trong đó có 4 trường đồng ý trao học bổng cho nữ sinh với giá trị dao động từ 42.000 USD đến 134.000 USD (khoảng 997 triệu đến 3,1 tỷ đồng) cho 4 năm học.

Người trẻ nói gì về tư tưởng “chỉ sống một lần trong đời”?

Phương Trang |

Nhiều người trẻ cho rằng tương lai còn dài, kiếm được bao nhiêu tiền thì nên tận hưởng.

Những bạn trẻ ''nghiện'' nhặt rác, khiến hàng trăm bãi rác tự biến mất

Minh Hà - Hải Danh |

Cứ mỗi dịp cuối tuần, nhóm hơn 20 bạn trẻ của cộng đồng ''Xanh Việt Nam" lại hào hứng tập trung tại các điểm nóng về rác thải tại Hà Nội để nhặt và thu gom rác. Dù chọn việc không giống ai, thế nhưng họ vẫn sẵn lòng vì mục tiêu làm đẹp đường phố, làm sạch cảnh quan đô thị.