Người trẻ nói gì về tư tưởng “chỉ sống một lần trong đời”?

Phương Trang |

Nhiều người trẻ cho rằng tương lai còn dài, kiếm được bao nhiêu tiền thì nên tận hưởng.

Thực tế cho thấy nhiều bạn trẻ Việt sẵn sàng tiêu hết lương tháng cho việc mua sắm, du lịch, ăn uống, trải nghiệm từ trung đến cao cấp. Họ đã phần nào bỏ ngỏ việc dự phòng tài chính với tài khoản tiết kiệm gần như không có.

Chị Khổng Thị Diệu Linh (24 tuổi, nhân viên văn phòng Luật ở Hà Nội) cho rằng vừa làm việc, vừa hưởng thụ thì cuộc đời mới vui. Bởi, đời người chỉ có một lần.

Theo chị Linh, tiền mình kiếm ra thì thoải mái tiêu vì cuộc đời chỉ có một lần. Ảnh: Diệu Linh
Theo chị Linh, tiền mình kiếm ra thì thoải mái tiêu vì cuộc đời chỉ có một lần. Ảnh: Diệu Linh

Chị Linh chia sẻ sau khi tốt nghiệp đại học, đi làm, nhu cầu chi tiêu bắt đầu tăng lên. Nguyên nhân do có nguồn thu nhập của chị Linh nhiều hơn thời đi học.

"Theo quan điểm của tôi, nếu mình tiêu tiền cho nhu cầu của bản thân thì sẽ là động lực để kiếm nhiều tiền nhiều hơn”, chị này cho biết.

Ra đường, nếu không trang điểm chị Linh sẽ có cảm giác không được tự tin. Vì vậy chị này mất một khoản tiền không nhỏ vào việc mua mỹ phẩm. Ngoài ra, do đặc thù công việc của chị Linh phải giao tiếp nhiều, số tiền chi cho quần áo hàng tháng cũng chiếm phần lớn.

Thu nhập mỗi tháng của chị Linh được 8 triệu đồng. Sau khi chi trả tiền nhà, phần còn lại chị Linh sẽ mua sắm, ăn uống thả ga mà không lo nghĩ.

"Như một thói quen, cứ lương về là mình lại mua sắm. Đặt hàng xong lại tự trách bản thân sao không tiết kiệm tiền mà cứ chi hết vào những thứ tốn kém này", chị Linh nói.

Chị Linh sẽ tự an ủi bản thân “Mình còn trẻ, tiền hết rồi sẽ kiếm lại được thôi” sau mỗi lần chi một số tiền lớn mua quần áo hay mỹ phẩm.

Sau những chuỗi ngày vung tay quá độ chị Linh lại phải chật vật ăn uống kham khổ vào những ngày cuối tháng để bù lại khoản chi tiêu quá lớn trước đó.

“Sau một năm đi làm tôi vẫn chưa tích góp được gì. Thứ duy nhất tôi tích góp được đó là nợ thẻ tín dụng”, chị Linh hài hước chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Thu (25 tuổi, nhân viên kế toán ở Thanh Hoá) thu nhập hàng tháng chỉ vỏn vẹn 7.800.000 đồng nhưng ngày nào cũng uống trà sữa, nước ép hoa quả.

Chị Thu là nhân viên văn phòng, nên hễ có thời gian rảnh rỗi chị Thu lại “dạo quanh” sàn thương mại điện tử để xem hàng. Vì vậy, có tuần ngày nào chị Thu cũng có đơn hàng được giao tới.

Chị Thu chia sẻ: “Là con gái nên tôi mua rất nhiều quần áo, giày dép. Có nhiều đồ tôi còn chưa mặc đến. Nhưng cứ hễ thấy bộ quần áo nào đẹp tôi sẽ “xuống tiền” mua ngay mà không cần suy nghĩ”.

Ngày nào chị Thu và đồng nghiệp cũng mua trái cây, trà sữa. “Tiền trà sữa của tôi một tháng chắc cũng phải cả triệu bạc. Không tính toán thì thôi, nói tới lại làm tôi nhức đầu và cảm thấy hối hận vô cùng”, chị Thu than vãn.

Chị Thu sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng cho một lần mua sắm. Ảnh: Thu Nguyễn
Chị Thu sẵn sàng bỏ ra vài triệu đồng cho một lần mua sắm. Ảnh: Thu Nguyễn

Chị Thu tâm sự tháng 12 năm ngoái chị lỡ làm hỏng điện thoại. Vì không có khoản tiền tiết kiệm nên chị Thu phải mua điện thoại trả góp.

Chị Thu tâm sự: "Tôi sẵn sàng dành những khoản tiền để tận hưởng cuộc sống cho riêng mình chứ ít khi nghĩ đến tiết kiệm. Thậm chí có khi dành nửa nguồn thu nhập để đi du lịch. Bởi quan điểm chỉ sống một lần đang ngày càng lấn át trong tư tưởng những người trẻ như tôi".

Chị Thu chia sẻ, bố mẹ, bạn bè thân thiết nhiều lần góp ý cách tiêu tiền của chị Thu. Tuy nhiên chị này cảm thấy đây không phải là vấn đề quá to tát. “Tôi còn trẻ, tương lai còn dài, còn kiếm được tiền thì cứ tận hưởng, bản thân thấy thích và không vượt quá kiểm soát là được", chị Thu bày tỏ.

Phương Trang
TIN LIÊN QUAN

Lương dưới 10 triệu đồng, nhiều người trẻ chật vật trang trải cuộc sống

Phương Trang |

Với mức lương 7-8 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ đã "vỡ mộng" khi bám trụ tại thành phố lớn. Hàng loạt các khoản phải chi tiêu đè nặng, mức lương trên nhiều khi không đủ để trang trải cuộc sống.

Những người trẻ chi hàng chục triệu để cải tạo phòng đi thuê

KHÁNH AN |

Dù đi thuê phòng, song nhiều người trẻ vẫn quyết định chi hàng chục triệu để cải tạo, trang hoàng lại căn phòng với mong muốn tạo cảm hứng học tập, làm việc.

Người trẻ gặp nhiều áp lực khi rời trường đại học

Thanh Huyền |

Người ta thường nghĩ 22 - 25 tuổi là tự do nhất, còn trẻ, không nhiều gánh nặng như độ tuổi 30, sau 30... Nhưng thực tế, người trẻ có rất nhiều áp lực và luôn tự hỏi mình đã làm tốt chưa...

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Lương dưới 10 triệu đồng, nhiều người trẻ chật vật trang trải cuộc sống

Phương Trang |

Với mức lương 7-8 triệu đồng/tháng, nhiều bạn trẻ đã "vỡ mộng" khi bám trụ tại thành phố lớn. Hàng loạt các khoản phải chi tiêu đè nặng, mức lương trên nhiều khi không đủ để trang trải cuộc sống.

Những người trẻ chi hàng chục triệu để cải tạo phòng đi thuê

KHÁNH AN |

Dù đi thuê phòng, song nhiều người trẻ vẫn quyết định chi hàng chục triệu để cải tạo, trang hoàng lại căn phòng với mong muốn tạo cảm hứng học tập, làm việc.

Người trẻ gặp nhiều áp lực khi rời trường đại học

Thanh Huyền |

Người ta thường nghĩ 22 - 25 tuổi là tự do nhất, còn trẻ, không nhiều gánh nặng như độ tuổi 30, sau 30... Nhưng thực tế, người trẻ có rất nhiều áp lực và luôn tự hỏi mình đã làm tốt chưa...