Sạt lở nghiêm trọng gây nguy cơ vỡ đê biển Đông, Bạc Liêu khẩn cấp ứng phó

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu- Tuyến đê biển Đông đoạn giáp ranh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu - Sóc Trăng thuộc xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu xảy ra sạt lở nghiêm trọng. Đoạn sạt lở kéo dài hơn 30m, ăn sâu vào chân đê, gây ra nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào.

Trước nguy cơ này, sáng ngày 22.2, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã huy động lực lượng Công an xã, Dân quân Tự vệ, cán bộ, chiến sĩ thuộc Đồn Biên phòng Nhà Mát và người dân địa phương khẩn trương vô bao đất, cát để đắp xung quanh khu vực sạt lở, hạn chế khả năng vỡ đê.

Sạt lở nghiêm trọng đê biển Đông tại tỉnh Bạc Liêu, lực lượng tại chỗ gia cố bằng bao cát để ngăn nước tràn vào nhà dân. Ảnh: Nhật Hồ
Sạt lở nghiêm trọng đê biển Đông tại tỉnh Bạc Liêu, lực lượng tại chỗ gia cố bằng bao cát để ngăn nước tràn vào nhà dân. Ảnh: Nhật Hồ

Bà Dương Thị An Til, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trạch Đông cho biết, ngay sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã báo cáo ngành chức năng để sớm có phương án xử lý kịp thời, ngăn chặn nguy cơ tiếp tục sạt lở đê Biển Đông.

Bà Til cho biết: “Chúng tôi cho cắm biển và căng dây cảnh báo khu vực sạt lở nguy hiểm và hạn chế người dân qua lại khu vực này để bảo đảm an toàn. Sáng nay, địa phương đã huy động lực lượng tiến hành gia cố đê tạm thời, chờ biện pháp xử lý ổn định và lâu dài hơn".

Cận cảnh đoạn sạt lở đê biển Đông tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Cận cảnh đoạn sạt lở đê biển Đông tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Có nhà ở gần khu vực sạt lở, anh Trần Sơn Dũng (ngụ ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông) chia sẻ, trước đó khoảng 3 ngày khu vực này có sóng to, gió lớn đập mạnh vào thân đê, làm đất đá văng lên tràn qua thân đê vào bên trong khoảng hơn 10m.

Ông Sơn kể lại: “Chiều hôm qua khoảng 16h, sóng cao cả mét tràn qua thân đê, ngành chức năng đã cho làm hàng rào cảnh báo. Đến sáng nay, có dấu hiệu sạt lở tiếp tục, người dân khẩn trương cùng chính quyền địa phương gia cố đoạn sạt lở”.

Sạt lở đã ăn sâu vào chân đê biển Đông. Ảnh: Nhật Hồ
Sạt lở đã ăn sâu vào chân đê biển Đông. Ảnh: Nhật Hồ

Đoạn sạt lở kéo dài 30m, ăn sâu vào chân đê biển Đông. Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, lãnh đạo thành phố Bạc Liêu đã đến kiểm tra tình hình thực tế tại điểm sạt lở.

 
Những căn nhà gần với chân đê có nguy cơ sạt lở, sóng đánh bất cứ lúc nào. Ảnh: Nhật Hồ

Đoàn nhận định, trong những ngày tới, tình trạng sạt lở có thể còn tiếp tục xảy ra, nguy cơ gây vỡ đê là rất cao, làm ảnh hưởng đến diện tích nuôi trồng thủy sản cũng như việc lưu thông của người dân qua khu vực.

Việc sử dụng bao cát để gia hộ đê chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài cần có những giải công trình và phi công trình để bảo vệ đê biển Đông bền vững.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Sạt lở diễn ra ở nhiều nơi, Sóc Trăng chờ một giải pháp lâu dài

Văn Sỹ |

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện trên 40 đoạn đường, đê, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài gần 1.000m. Riêng trong tháng 1.2023, có 260m bờ sông, bờ bao, đường giao thông và sạt lở 20m đê biển ở một số khu vực trong tỉnh.

Dân vẫn chưa yên ở khu vực sạt lở bờ biển Phù Mỹ, Bình Định

Hoài Luân |

Trước tình trạng sóng lớn, triều cường dâng cao gây sạt lở bờ biển, UBND tình Bình Định đã giao cho UBND huyện Phù Mỹ lập quy hoạch tái định cư để tiến tới xây dựng dự án, ổn định cuộc sống người dân.

Khảo sát đê biển, một cán bộ Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam tử vong

NHẬT HỒ |

Cà Mau – Ra biển khảo sát đê, kè chắn sóng, gặp sóng to gió lớn đánh thẳng vào phương tiện khiến hai người rơi xuống biển. Một người được cứu, riêng anh Lê Đình Tiến Dũng được tìm thấy sau hơn 12 giờ nỗ lực tìm kiếm của lực lượng biên phòng.

Công an khám xét 2 trung tâm đăng kiểm ở Lạng Sơn

Vân Trường |

Chiều nay 21.3, lực lượng công an đã khám xét 2 trung tâm đăng kiểm tại Lạng Sơn là 12D01 có địa chỉ ở 52 Lê Đại Hành phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn và 12D02 có địa chỉ ở Hợp Thành huyện Cao Lộc.

CDC Cần Thơ áp dụng gói giữ vaccine để tránh tình trạng thiếu hàng

PHONG LINH |

Không phải lúc nào cũng có đủ 100% các loại vaccine nhưng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Cần Thơ cơ bản vẫn đáp ứng đủ vaccine cho người dân.

Huyện Dầu Tiếng: Hàng trăm hộ dân ở hồ Cần Nôm bức xúc vì bị treo quyền lợi

Bảo Chương |

Bình Dương - Việc cắm mốc cao trình khu vực hồ Cần Nôm, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, nhiều năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người dân, dù kiến nghị nhiều lần vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Những điều cần biết khi đi bus sông Sài Gòn

Yến Nhi |

Xe buýt trên sông tại Sài Gòn hiện đang là một dịch vụ di chuyển thu hút rất đông lượng du khách tới trải nghiệm.

Bát nháo đào tạo lái xe ở ĐH Đông Đô: Phê duyệt một đằng, triển khai một nẻo

Nhóm PV |

Không chỉ có nghi vấn sai phạm trong việc sử dụng bãi tập xe, đào tạo lái xe, dự án của Trường Đại học Đông Đô tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) còn xuất hiện nhiều nghi vấn vi phạm Luật Đầu tư.

Sạt lở diễn ra ở nhiều nơi, Sóc Trăng chờ một giải pháp lâu dài

Văn Sỹ |

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện trên 40 đoạn đường, đê, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài gần 1.000m. Riêng trong tháng 1.2023, có 260m bờ sông, bờ bao, đường giao thông và sạt lở 20m đê biển ở một số khu vực trong tỉnh.

Dân vẫn chưa yên ở khu vực sạt lở bờ biển Phù Mỹ, Bình Định

Hoài Luân |

Trước tình trạng sóng lớn, triều cường dâng cao gây sạt lở bờ biển, UBND tình Bình Định đã giao cho UBND huyện Phù Mỹ lập quy hoạch tái định cư để tiến tới xây dựng dự án, ổn định cuộc sống người dân.

Khảo sát đê biển, một cán bộ Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam tử vong

NHẬT HỒ |

Cà Mau – Ra biển khảo sát đê, kè chắn sóng, gặp sóng to gió lớn đánh thẳng vào phương tiện khiến hai người rơi xuống biển. Một người được cứu, riêng anh Lê Đình Tiến Dũng được tìm thấy sau hơn 12 giờ nỗ lực tìm kiếm của lực lượng biên phòng.