Nhóm lao động bị cắt giảm việc làm nhiều nhất

ANH THƯ |

Theo khảo sát, thực tập sinh, sinh viên mới ra trường và nhân viên ít kinh nghiệm bị cắt giảm việc làm nhiều nhất do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Tại báo cáo “Thị trường lao động trong làn sóng COVID-19 thứ 4: Thực trạng và Hướng đi” của Navigos Group - tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam - nêu rõ, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp, mức độ ảnh hưởng lớn hơn nhiều so với cả ba đợt dịch trước cộng lại.

Theo thống kê của khảo sát từ của 400 doanh nghiệp và 1.200 người tìm việc tham gia khảo sát trong tháng 8.2021, khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra.

Đồng thời, có khoảng 11,6% doanh nghiệp tiếp tục gia tăng tuyển dụng trong thời điểm này.

Bên cạnh đó, 3% doanh nghiệp đã tạm thời dừng hoạt động; 9,4% doanh nghiệp đã chọn cắt giảm nhân sự và cắt giảm lương, 7,3% đã cắt giảm nhân sự nhưng vẫn giữ nguyên lương, phúc lợi trước khi đại dịch xảy ra, và 18,9% chọn cắt giảm lương và phúc lợi nhằm giảm chi phí cho nguồn nhân lực hằng tháng cũng như thu nhỏ lại quy mô doanh nghiệp.

Theo Navigos Group, đa số các doanh nghiệp trong mảng tài chính - ngân hàng - bảo hiểm và công nghệ thông tin không cắt giảm nhân sự, giữ nguyên lương và phúc lợi.

Mặc dù đối mặt với "cơn bão" COVID-19 lần thứ tư, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn cố gắng duy trì hoạt động và nguồn nhân lực của mình.

Dữ liệu của khảo sát cho thấy, nhiều doanh nghiệp vẫn cam kết đảm bảo số lượng người lao động, mức lương và các chế độ phúc lợi trong đợt dịch kéo dài lần này.

Doanh nghiệp mảng du lịch, khách sạn cắt giảm lương nhiều nhất. Trong đó, khoảng 3,7% doanh nghiệp có quy mô từ 10-100 nhân lực đã giảm 80% lương. Đây là những doanh nghiệp thuộc ngành nhà hàng, khách sạn, du lịch, giáo dục, đào tạo.

Bên cạnh đó, có 37,9% doanh nghiệp thực hiện cắt giảm 25-50% lương và phúc lợi. Đây là những doanh nghiệp có quy mô từ 10-50 nhân lực, 301-500 nhân lực và hơn 1.000 nhân lực. Doanh nghiệp chủ yếu đến từ ngành bất động sản, cho thuê ngắn hạn, dài hạn, xây dựng, kiến trúc, gia công, chế biến, sản xuất.

Navigos Group cho biết thêm, nhiều doanh nghiệp có xu hướng giữ chân các nhân sự có thâm niên hoặc các nhân sự đang giữ các vị trí cấp trung và cấp cao. Đối với các nhân sự là thực tập sinh và sinh viên mới ra trường, tỉ lệ cắt giảm các vị trí này là 40,5%. Đối với các nhân viên có ít kinh nghiệm, tỉ lệ này lên đến 42,3%.

Kết quả của khảo sát cho thấy, vẫn có nhiều doanh nghiệp cố gắng bảo toàn hoạt động của mỗi phòng ban để cùng nhau vượt qua dịch COVID-19 lần này. Tuy vậy, hành chính - thư ký hiện là một trong những phòng ban mà doanh nghiệp sẽ lựa chọn đầu tiên trong đợt cắt giảm với 12,3% ý kiến của doanh nghiệp tham gia khảo sát. Tiếp theo là phòng kinh doanh, bán hàng chiếm 8,4% và phòng chăm sóc khách hàng chiếm 4,7% ý kiến.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Cần chương trình hỗ trợ việc làm cho người lao động hồi hương

ANH THƯ - QUẾ CHI |

Sau khi nới giãn cách xã hội ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, dòng người hồi hương tăng mỗi ngày. Việc di chuyển đột ngột này tạo áp lực, đang và sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề mà các địa phương cần phải giải quyết cấp bách.

Hà Nội sau giãn cách xã hội: Nơi "khát" lao động, nơi thiếu việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Sau khi Hà Nội cho phép một số dịch vụ thiết yếu được mở cửa trở lại, nhiều ngành nghề rất cần tuyển dụng lao động tự do nhưng không tuyển đủ; trong khi một số ngành chưa khởi sắc, không có nhu cầu tuyển nhân viên.

Điều kiện tiên quyết đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động

ANH THƯ |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp, tham mưu cùng các bên liên quan ban hành các chính sách nhằm khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện suốt đời để nâng cao kỹ năng trình độ của công nhân lao động.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cần chương trình hỗ trợ việc làm cho người lao động hồi hương

ANH THƯ - QUẾ CHI |

Sau khi nới giãn cách xã hội ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, dòng người hồi hương tăng mỗi ngày. Việc di chuyển đột ngột này tạo áp lực, đang và sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề mà các địa phương cần phải giải quyết cấp bách.

Hà Nội sau giãn cách xã hội: Nơi "khát" lao động, nơi thiếu việc làm

LƯƠNG HẠNH |

Sau khi Hà Nội cho phép một số dịch vụ thiết yếu được mở cửa trở lại, nhiều ngành nghề rất cần tuyển dụng lao động tự do nhưng không tuyển đủ; trong khi một số ngành chưa khởi sắc, không có nhu cầu tuyển nhân viên.

Điều kiện tiên quyết đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động

ANH THƯ |

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp, tham mưu cùng các bên liên quan ban hành các chính sách nhằm khích lệ tinh thần học tập, rèn luyện suốt đời để nâng cao kỹ năng trình độ của công nhân lao động.