Khu công nghệ cao 5 năm chưa hoạt động vì tên gọi: Đã đầu tư trên 300 tỉ

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Ngay sau khi thành lập, Khu nông nghiệp công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu có 30 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với số vốn đăng ký trên 2.600 tỉ đồng. Hiện tại, Hội đồng tuyển chọn được 9 doanh nghiệp, nhưng tất cả đều không thể hoạt động gì vì vướng thủ tục.

Theo Ban quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (Khu nông nghiệp), đến nay, đã xây dựng hoàn thành cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, với tổng mức đầu tư 175 tỉ đồng bao gồm: Hệ thống đường giao thông, hệ thống kênh cấp, kênh thoát nước, hệ thống điện, cổng, hàng rào bao quanh…

Khu nông nghiệp đang thi công xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 2 (nguồn vốn từ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, với tổng mức đầu tư của dự án trên 194 tỉ đồng) gồm: Nhà quản lý, điều hành; Nhà kiểm nghiệm; Nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; Khu xử lý nước thải tập trung; Hạ tầng giao thông và các công trình hạ tầng khác…

Hiện tại Khu nông nghiệp công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Ảnh: Nhật Hồ
Hiện tại, Khu nông nghiệp công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Ảnh: Nhật Hồ

Dự kiến đến tháng 10.2023 sẽ hoàn thành Nhà quản lý, điều hành; Nhà kiểm nghiệm; Nhà nghiên cứu khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ; Khu xử lý nước thải tập trung; Hạ tầng giao thông…

Riêng thu hút doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào Khu nông nghiệp, đến nay đã có trên 30 nhà đầu tư đăng ký với tổng nguồn vốn 2.650 tỉ đồng. Ngoài ra, còn có nhiều viện, trường đăng ký liên kết chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào Khu nông nghiệp.

Theo Ban quản lý, các đơn vị hầu hết đầu tư vào các phân đoạn trong chuỗi giá trị ngành tôm như: Tôm bố mẹ, tôm giống, thức ăn tôm, nuôi tôm theo nhiều mô hình, chế biến tôm, các ngành công nghiệp bổ trợ cho ngành tôm (lọc, xử lý nước, bạt lót đáy ao, nhà màng, men vi sinh, chế phẩm sinh học…); kiểm định, xét nghiệm...

Được khởi công từ năm 2018, Khu nông nghiệp với nhiều kỳ vọng phát triển ngành tôm cả nước, nhưng sau 5 năm vẫn chưa thể hoạt động được. Ảnh: Nhật Hồ
Được khởi công từ năm 2018, Khu nông nghiệp với nhiều kỳ vọng phát triển ngành tôm cả nước, nhưng sau 5 năm vẫn chưa thể hoạt động được. Ảnh: Nhật Hồ

UBND tỉnh Bạc Liêu đã thành lập Hội đồng tuyển chọn (thẩm định) dự án, đã tuyển chọn được 9 dự án của 9 doanh nghiệp vào thực hiện dự án đầu tư theo Quyết định số 1599 của UBND tỉnh về việc phê duyệt danh mục dự án vào Khu nông nghiệp.

Ban Quản lý Khu nông nghiệp đã tiến hành các thủ tục cho 9 doanh nghiệp thuê đất. Trong đó, đã giao đất cho 7 doanh nghiệp thực hiện đầy đủ thủ tục, đang chờ Sở Tài nguyên Môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y thủy sản cho biết: "Khu nông nghiệp là cơ hội lớn để chúng tôi trưng bày, trình diễn, giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay không giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chúng tôi không thể có giấy phép để xây dựng gì".

Như Báo Lao Động đã phản ánh, Khu nông nghiệp được khởi công vào năm 2018, có diện tích 418,91ha, thuộc địa bàn xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.217 tỉ đồng. Tuy nhiên, do rắc rối tên gọi, các quy định chồng chéo nên đến nay chưa thể hoạt động được dù đã khởi công cách đây 5 năm.

Theo Ban Quản lý Khu nông nghiệp, về mô hình quản lý, phạm vi và đối tượng áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật (luật, nghị định, thông tư) hiện tại có cụm từ quy định Ban Quản lý Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhưng lại không có Ban Quản lý Khu nông nghiệp, vì vậy gây khó khăn trong thực hiện các nhiệm vụ.

Do vướng các quy định nên đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các doanh nghiệp thuê đất trong Khu nông nghiệp. Đây được xác định là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc khó mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào Khu nông nghiệp.

Ông Phạm Hoàng Minh, Giám đốc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu cho biết: Ban Quản lý đã kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh sớm tháo gỡ khó khăn để Khu nông nghiệp sớm đi vào hoạt động.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Rắc rối tên gọi một khu công nghệ cao 5 năm chưa thể hoạt động

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào năm 2017, nhưng qua 5 năm triển khai, đến nay, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa hoạt động vì các thủ tục pháp lý liên quan đến tên gọi.

Bạc Liêu: Xuất khẩu 1 tỉ USD từ tôm trong năm 2023 không xa vời

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu được xem là thủ phủ tôm của cả nước. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu đối với tôm của Bạc Liêu vẫn còn thua xa tỉnh Cà Mau và tỉnh Sóc Trăng. Bước vào năm 2023, tỉnh này  quyết tâm đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD từ con tôm.

Trăn trở về những làng nghề truyền thống có nguy cơ xóa sổ ở Bạc Liêu

Văn Sỹ |

Tỉnh Bạc Liêu hiện có gần chục làng nghề truyền thống tồn tại trên dưới 100 năm. Mặc dù nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, song, do những nguyên nhân khác nhau mà đến nay có nhiều nghề đã dần mai một và có nguy cơ bị xóa sổ trong những năm tới như nghề đan đát ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long; Nghề dệt chiếu và rèn dao ở thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân.

CEP đóng góp hiệu quả vào phòng chống tín dụng đen trong công nhân lao động

Nam Dương |

TPHCM - Các khoản vay với lãi suất thấp và lịch hoàn trả phù hợp từ Tổ chức Tài chính vi mô CEP (CEP) đã giúp công nhân và gia đình tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, tránh vay “tín dụng đen”.

Doanh nghiệp số phải gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia

HỮU CHÁNH |

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, các doanh nghiệp số Việt Nam đi ra nước ngoài là nhiệm vụ khó khăn nhưng đầy vinh quang, là sứ mệnh giúp Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045.

Ám ảnh với những hội nhóm “rủ nhau làm liều” trên mạng xã hội

Phùng Nhung |

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều những hội nhóm mang tính chất tiêu cực như: Những người vỡ nợ muốn làm liều; những người muốn tự tử; những người chán sống… Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật cũng xảy ra từ đây.

Chiêu lừa đảo chiếm đoạt tiền nhằm vào tài khoản quảng cáo Facebook

Mạnh Cường |

Vì một chút lơ là, chị Nguyễn Thị Hoài (Nam Định) đã bị kẻ gian lừa mất hơn 3 triệu đồng. Đáng nói, đây là một chiêu lừa mới của kẻ gian, thường nhắm đến các tài khoản quảng cáo Facebook.

Không có căn cứ giải quyết vụ công ty nợ bảo hiểm xã hội tại Bắc Ninh

Bảo Hân |

Về nợ bảo hiểm xã hội của người lao động, hiện nay, do pháp luật của Việt Nam chưa có quy định và hướng dẫn giải quyết đối với trường hợp doanh nghiệp có người đại diện pháp luật của doanh nghiệp bỏ trốn, nên các cơ quan chức năng không có căn cứ để giải quyết.

Rắc rối tên gọi một khu công nghệ cao 5 năm chưa thể hoạt động

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Được Thủ tướng Chính phủ thành lập vào năm 2017, nhưng qua 5 năm triển khai, đến nay, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa hoạt động vì các thủ tục pháp lý liên quan đến tên gọi.

Bạc Liêu: Xuất khẩu 1 tỉ USD từ tôm trong năm 2023 không xa vời

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu được xem là thủ phủ tôm của cả nước. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu đối với tôm của Bạc Liêu vẫn còn thua xa tỉnh Cà Mau và tỉnh Sóc Trăng. Bước vào năm 2023, tỉnh này  quyết tâm đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỉ USD từ con tôm.

Trăn trở về những làng nghề truyền thống có nguy cơ xóa sổ ở Bạc Liêu

Văn Sỹ |

Tỉnh Bạc Liêu hiện có gần chục làng nghề truyền thống tồn tại trên dưới 100 năm. Mặc dù nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương, song, do những nguyên nhân khác nhau mà đến nay có nhiều nghề đã dần mai một và có nguy cơ bị xóa sổ trong những năm tới như nghề đan đát ở xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long; Nghề dệt chiếu và rèn dao ở thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân.