Giá điện khí gần 2.600 đồng/kWh

Anh Tuấn |

Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định phê duyệt khung giá phát điện nhà máy tuabin khí (nhà máy điện khí) chu trình hỗ hợp sử dụng khí hóa lỏng. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 27.5.

Khung giá phát điện cho nhà máy nhiệt điện sử dụng LNG năm 2024 là từ 0 - 2.590,85 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Trong đó, mức giá điện khí trần là 2.590,85 đồng/kWh.

Các thông số sử dụng tính toán mức giá trần này bao gồm: Công suất tinh 1.579.125 kW; suất tiêu hao nhiệt tinh ở mức tải 85% (6.330,2 BTU/kWh); giá LNG (không bao gồm thuế giá trị gia tăng, chi phí tồn trữ, tái hóa và phân phối khí sau tái hóa) là 12,9792 USD/triệu BTU; tỷ giá 24.520 đồng/USD.

Căn cứ vào khung giá phát điện trên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đơn vị phát điện sẽ đàm phán giá mua bán điện chính thức không vượt qua mức giá trần.

Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ, tổng công suất đặt các nguồn điện đến năm 2030 là 150,489GW (cao gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay, khoảng 80GW).

Trong đó tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424MW (khí trong nước là 10 dự án với tổng công suất 7.900MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22.824MW).

Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, hầu hết dự án điện khí đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư vẫn chưa có nhiều tiến triển.

Việc triển khai "giậm chân tại chỗ" một phần nguyên nhân do chưa xác định được giá điện, dẫn đến nhà đầu tư chưa tính toán được hiệu quả suất đầu tư.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng, không chỉ bảo đảm đủ tổng nguồn trong Quy hoạch, mà còn là nguồn điện nền để huy động, khai thác nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời.

Chính vì vậy, trong thẩm quyền của Bộ Công Thương, Bộ sẽ nỗ lực giải quyết vướng mắc, đồng thời kiến nghị Chính phủ, bộ, ngành xem xét tháo gỡ khó khăn, với quyết tâm cao nhất là đảm bảo tiến độ các dự án.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Giá bán lẻ điện có thể tăng cao nếu huy động nhiều điện khí

Cường Ngô |

Hiện các chủ đầu tư điện khí yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) huy động công suất lắp máy từ các nhà máy với tỉ lệ từ 72-90%. Tuy nhiên, TS Nguyễn Huy Hoạch - Hội đồng khoa học Năng lượng Việt Nam - cho rằng, nếu EVN chấp nhận điều kiện này trong đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) sẽ tạo ra tiền lệ mới và không công bằng với các loại hình nhà máy điện khác đang vận hành trong hệ thống điện Việt Nam.

Giá điện khí cao lo ngại rủi ro tài chính cho EVN, nguy cơ tăng giá điện

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện khí thiên nhiên và LNG. Một trong những điểm nổi bật của dự thảo là cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện.

Giá điện sẽ tăng cao nếu EVN chấp thuận yêu cầu của chủ đầu tư điện khí

Cường Ngô |

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhà máy điện khí muốn được cam kết huy động sản lượng dài hạn, nhưng điều này có thể gây rủi ro tài chính, tạo áp lực lên giá điện.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Quốc gia ở EU tuyên bố sẽ tiếp tục nhập nhiều khí đốt Nga

Bùi Minh |

Hungary có thể giảm nhập khẩu khí đốt Nga khi nhà máy điện hạt nhân lớn thứ 2 của đất nước đi vào vận hành đầy đủ. Tuy nhiên, hiện tại, quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này sẽ tiếp tục nhập khẩu năng lượng từ Nga.

Giá bán lẻ điện có thể tăng cao nếu huy động nhiều điện khí

Cường Ngô |

Hiện các chủ đầu tư điện khí yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) huy động công suất lắp máy từ các nhà máy với tỉ lệ từ 72-90%. Tuy nhiên, TS Nguyễn Huy Hoạch - Hội đồng khoa học Năng lượng Việt Nam - cho rằng, nếu EVN chấp nhận điều kiện này trong đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) sẽ tạo ra tiền lệ mới và không công bằng với các loại hình nhà máy điện khác đang vận hành trong hệ thống điện Việt Nam.

Giá điện khí cao lo ngại rủi ro tài chính cho EVN, nguy cơ tăng giá điện

Cường Ngô |

Bộ Công Thương vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định về cơ chế phát triển các dự án điện khí thiên nhiên và LNG. Một trong những điểm nổi bật của dự thảo là cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện.

Giá điện sẽ tăng cao nếu EVN chấp thuận yêu cầu của chủ đầu tư điện khí

Cường Ngô |

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhà máy điện khí muốn được cam kết huy động sản lượng dài hạn, nhưng điều này có thể gây rủi ro tài chính, tạo áp lực lên giá điện.