Giá điện sẽ tăng cao nếu EVN chấp thuận yêu cầu của chủ đầu tư điện khí

Cường Ngô |

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhà máy điện khí muốn được cam kết huy động sản lượng dài hạn, nhưng điều này có thể gây rủi ro tài chính, tạo áp lực lên giá điện.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ nêu lên một số vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án điện khí LNG tại Quy hoạch Điện VIII.

Theo EVN, trong giai đoạn vừa qua, EVN với vai trò là đơn vị mua điện đã và đang thực hiện đàm phán Hợp đồng mua bán điện (PPA) với một số chủ đầu tư dự án LNG. Đồng thời, EVN cũng nhận được nhiều kiến nghị, đề xuất của các chủ đầu tư dự án còn lại liên quan đến các điều kiện để triển khai đầu tư loại hình nhà máy điện này.

Theo EVN, doanh nghiệp này đã đàm phán hợp đồng mua bán điện (PPA) với dự án điện khí Nhơn Trạch 3 và 4, bắt đầu đàm phán với Nhà máy Điện khí Hiệp Phước.

Tuy nhiên, qua quá trình làm việc, EVN cho biết có một số vướng mắc, cần được xử lý sớm để tránh ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư các nguồn điện khí LNG tại Quy hoạch điện VIII.

Theo EVN, do giá thị trường điện không ổn định, trong quá trình đàm phán PPA, các chủ đầu tư dự án điện khí LNG luôn đề nghị EVN thống nhất tỉ lệ điện năng qua hợp đồng mua bán điện dài hạn ở mức từ 72% - 90% trong toàn bộ thời hạn hợp đồng.

Các bên cung ứng và vận chuyển nhiên liệu LNG cũng thường yêu cầu quy định tỉ lệ huy động để đảm bảo ổn định về lượng và giá nhiên liệu trong dài hạn. Việc này giúp họ lên kế hoạch vận tải đường biển quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam là thị trường mới và nhỏ với các nhà cung ứng LNG quốc tế.

Tuy nhiên, EVN cho rằng chấp thuận điều kiện này sẽ gây rủi ro làm tăng giá điện. Trong đó, LNG có giá thành cao, ở mức 12-14 USD một triệu BTU (một đơn vị năng lượng) khi nhập khẩu về đến cảng của Việt Nam. Theo đó, giá thành phát điện của nhà máy điện khí sử dụng nhiên liệu LNG nhập khẩu sẽ ở mức 2.400-2.800 đồng một kWh, cao hơn nhiều so với các nguồn điện khác.

Đồng thời, theo Quy hoạch điện VIII, dự kiến đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện khí LNG chiếm khoảng 15% tổng công suất nguồn điện quốc gia. Với giá thành phát điện cao, độ biến động lớn, cùng yêu cầu cam kết sản lượng dài hạn như trên, chi phí mua điện đầu vào của EVN sẽ bị ảnh hưởng lớn, tác động mạnh đến giá bán lẻ điện đầu ra khi các nguồn điện LNG này vào vận hành.

"Việc chấp thuận tỷ lệ ở mức cao như đề nghị của các chủ đầu tư sẽ tạo rủi ro tài chính với EVN, đặc biệt là những năm có nhu cầu sử dụng điện không cao", EVN cho biết.

Theo Quy hoạch điện VIII đến năm 2030, nguồn nhiệt điện khí trong nước và khí hóa lỏng (LNG) sẽ đạt hơn 37.000 MW, tương ứng gần 25% tổng công suất nguồn điện. Trong đó, điện khí hóa lỏng (LNG) khoảng 24.000 MW, chiếm khoảng 15%.

Cũng theo quy hoạch này, tới năm 2030 sẽ có 13 dự án điện khí LNG được phát triển, song đều không theo kịp với tiến độ đề ra. Hiện, mới có nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4, tổng công suất 1.500 MW đang thi công, dự kiến vận hành cuối năm sau và giữa 2025.

Theo tính toán của EVN, đến 2023, trường hợp các nguồn điện khí không vận hành đúng tiến độ sẽ ảnh hưởng tới cung ứng điện. Sản lượng điện thiếu hụt kể từ 2028 khoảng 800-1,2 tỉ kWh. Trường hợp nhu cầu tăng cao có thể dẫn tới thiếu hụt tới 3 tỉ kWh mỗi năm sau 2030.

Để tránh nguy cơ thiếu điện, EVN cho rằng xác định rõ một tỷ lệ điện năng qua hợp đồng dài hạn nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích các bên là cần thiết.

Do đó, EVN này kiến nghị Thủ tướng quyết định tỉ lệ ở mức phù hợp trong giai đoạn trả nợ của dự án. Điều này nhằm đảm bảo khả thi trong thu hút đầu tư các dự án điện khí LNG, tránh tác động mạnh lên giá bán lẻ và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình nguồn khác.

"Mức này cần được quyết định bởi cơ quan nhà nước, để áp dụng chung cho các dự án", EVN nêu, đề xuất con số này có thể khoảng 65%.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Tăng tốc điện khí hóa lỏng

Hà Chiến - Hùng Nguyễn |

Hàng loạt các dự án điện khí hóa lỏng LNG rục rịch triển khai trong thời gian gần đây cho thấy những động thái mới để điện khí kịp về đích đúng với Quy hoạch điện VIII, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Quảng Ninh yêu cầu khởi công dự án Nhà máy điện khí 2,272 tỉ USD quý 3.2024

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Được khởi động vào tháng 10.2021 và dự kiến đi vào hoạt động thương mại trong quý 3.2027, nhưng đến nay, dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh tại TP Cẩm Phả vẫn chưa thể khởi công xây dựng. Tỉnh Quảng Ninh cho biết, nếu không đáp ứng mục tiêu theo chỉ đạo tiến độ của Bộ Công Thương, sẽ thu hồi dự án.

Dự án điện khí 1,4 tỉ USD ở Đồng Nai bế tắc vì một kênh xả nước làm mát

Lâm Chiến |

Dự án Nhà máy điện (NMĐ) Nhơn Trạch 3 và 4 nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 1,4 tỉ USD đang có nguy cơ chậm tiến độ thêm vài năm do chưa thoả thuận được với đơn vị cho thuê đất. Cuối tháng 1.2024, Ban quản lý dự án NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4 cũng như chủ đầu tư là PV Power đã liên tục có văn bản gửi các cấp có thẩm quyền để kiến nghị tháo gỡ.

Áp lực bán gia tăng khiến thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ

Gia Miêu |

Kết phiên chiều 19.4, chỉ số VN-Index tiếp tục mất hơn 18 điểm về mức 1.174,85 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt giá trị hơn 23,7 nghìn tỉ đồng.

Phương Tây lo ngại chiến tuyến Ukraina có thể sớm sụp đổ

Ngọc Vân |

Phương Tây lo ngại Nga có thể chọc thủng tuyến phòng thủ của Ukraina trong những tuần tới.

Đề xuất thay tuyến buýt nhanh BRT thành đường sắt trên cao liệu có khả thi?

Hoàng Xuyến |

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội cho biết, Thành phố có kế hoạch sẽ thay thế tuyến buýt nhanh BRT bằng tuyến đường sắt đô thị. Đề xuất này đã nhận được nhiều ý kiến của chuyên gia và người dân.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở Quảng Ninh, Kiên Giang, Thanh Hóa

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần qua (từ ngày 15.4 - 19.4), các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Kiên Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Quảng Bình, Đồng Tháp... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, bầu cán bộ chủ chốt.

"Ép học sinh không thi lớp 10" và câu chuyện phân luồng sau bậc THCS

NGUYỄN VĂN LỰC (GIáo viên Trường THCS TRỊNH PHONG, KHÁNH HOÀ) |

Việc phân luồng học sinh sau bậc THCS là điều nên làm nhưng nó không đồng nghĩa ép học sinh yếu kém không dự thi vì đây là quyền của các em.

Tăng tốc điện khí hóa lỏng

Hà Chiến - Hùng Nguyễn |

Hàng loạt các dự án điện khí hóa lỏng LNG rục rịch triển khai trong thời gian gần đây cho thấy những động thái mới để điện khí kịp về đích đúng với Quy hoạch điện VIII, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Quảng Ninh yêu cầu khởi công dự án Nhà máy điện khí 2,272 tỉ USD quý 3.2024

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Được khởi động vào tháng 10.2021 và dự kiến đi vào hoạt động thương mại trong quý 3.2027, nhưng đến nay, dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh tại TP Cẩm Phả vẫn chưa thể khởi công xây dựng. Tỉnh Quảng Ninh cho biết, nếu không đáp ứng mục tiêu theo chỉ đạo tiến độ của Bộ Công Thương, sẽ thu hồi dự án.

Dự án điện khí 1,4 tỉ USD ở Đồng Nai bế tắc vì một kênh xả nước làm mát

Lâm Chiến |

Dự án Nhà máy điện (NMĐ) Nhơn Trạch 3 và 4 nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 1,4 tỉ USD đang có nguy cơ chậm tiến độ thêm vài năm do chưa thoả thuận được với đơn vị cho thuê đất. Cuối tháng 1.2024, Ban quản lý dự án NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4 cũng như chủ đầu tư là PV Power đã liên tục có văn bản gửi các cấp có thẩm quyền để kiến nghị tháo gỡ.