Dẹp nạn chăn dắt ăn xin từ sự tố cáo của người dân

LƯƠNG HẠNH |

Người dân khi phát hiện những đối tượng chăn dắt người ăn xin hoặc đóng giả người ăn xin cần thì thu thập bằng chứng, hình ảnh vi phạm và kịp thời trình báo đến ủy ban nhân dân, công an gần nhất để có thể sớm xử lý các đối tượng.

Luật sư Nguyễn Đoàn - Hệ thống Luật sư X (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho rằng hành vi chăn dắt người ăn xin bài bản; tạo ra những hình ảnh cảnh đời khó khăn để lợi dụng sự thương cảm, tấm lòng thiện nguyện, hảo tâm của người đi đường nhằm trục lợi hành vi vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp các đối tượng tổ chức, ép buộc trẻ em đi xin ăn, cho thuê, cho mượn trẻ em hoặc sử dụng trẻ em để xin ăn thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

Luật sư Nguyễn Đoàn - Hệ thống Luật sư X (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Đoàn.
Luật sư Nguyễn Đoàn - Hệ thống Luật sư X (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Đoàn.

Ngoài ra đối tượng vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như là: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em.

Trường hợp các đối tượng lợi dụng hình ảnh, thông tin cá nhân, tình trạng của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật, tổ chức vì người khuyết tật để trục lợi hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Nếu có hành vi lôi kéo, dụ dỗ hoặc ép buộc người khuyết tật thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt với mức phạt từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng theo quy định tại Điều 11, Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

Trường hợp các đối tượng có hành vi ép buộc người cao tuổi làm những việc trái quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo quy định tại Điều 20, Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em.

“Về chế tài hình sự, pháp luật hình sự hiện hành không có một quy định cụ thể, trực tiếp nào xử lý hành vi chăn dắt ăn xin này" -  vị luật sư nhận định.

Tuy nhiên, tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm, nếu các đối tượng có hành vi ép buộc, đối xử tàn ác, đánh đập gây thương tích cho trẻ em, người cao tuổi, khuyết tật… thì có thể bị xử lý về tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự; Tội hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự; Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình theo Điều 185 Bộ luật Hình sự…

Theo luật sư này, trường hợp các mảnh đời khó khăn thực, hoàn cảnh thực, không có khả năng lao động mà bị lợi dụng đi ăn xin thì có thể không bị xem xét xử phạt theo quy định pháp luật. Người dân khi phát hiện cần thu thập bằng chứng, hình ảnh vi phạm và kịp thời trình báo đến ủy ban nhân dân, công an nơi gần nhất để có thể sớm xử lý các đối tượng.

Hoặc gọi đến số 111 - Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016. Đây là những số hàng đầu, ngắn và dễ nhớ, nhằm mục tiêu thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.

Người dân cũng có thể liên hệ các trung tâm bảo trợ xã hội để có thể trợ giúp các trường hợp người già, trẻ em và người khuyết tật không nơi nương tựa, có hoàn cảnh khó khăn.

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Những người vô gia cư không bao giờ ăn xin

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi không ít người ăn xin lợi dụng lòng thương cảm của người khác để trục lợi thì đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, những người vô gia cư cố gắng tìm kế mưu sinh trên khắp các nẻo đường Hà Nội.

Cho tiền người ăn xin: Mặt trái của lòng nhân ái

LƯƠNG HẠNH |

Hơn một lần bắt gặp cảnh người phụ nữ ôm đứa trẻ nằm li bì trên tay ngửa nón ăn xin, người khuyết tật trườn dài trên các nẻo đường Hà Nội... khi biết lòng nhân ái bị đem ra lợi dụng, nhiều bạn đọc nói "không" với hành động cho tiền người ăn xin.

Bố mẹ bắt con đi ăn xin, lang thang kiếm sống bị phạt tới 30 triệu đồng

Văn Thắng |

Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định nhiều hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó có nhiều quy định đáng chú ý như phạt 5-10 triệu nếu cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn gặp gỡ người thân, bạn bè; Phạt 30 triệu đồng nếu bắt trẻ đi ăn xin...

"Ma trận" trung tâm luyện thi đánh giá năng lực khiến thí sinh bối rối

NHÓM PV |

Hiện nay, hàng loạt trung tâm luyện thi đánh giá năng lực mở ra với những lời mời chào hấp dẫn. Tuy nhiên, để tránh mất tiền oan, học sinh chỉ cần ôn luyện và học kĩ bài tập trên lớp là có thể đạt được điểm cao.

Dịch vụ cho thuê người yêu ngày Valentine: Nở rộ nhưng cũng đầy hiểm họa

Minh Ánh - Hà Chi |

Càng gần ngày Valentine, dịch vụ cho thuê người yêu càng nở rộ. Nhiều người đã tìm đến dịch vụ này với mong muốn có người bầu bạn. Tuy nhiên, người sử dụng dịch vụ này cần hết sức tỉnh táo với những hiểm họa khó lường của một nghề chưa được công nhận là một nghề hợp pháp ở Việt Nam.


Thấy gì từ con số hàng trăm nghìn tỉ tồn kho của bất động sản?

Gia Miêu |

Nhiều doanh nghiệp bất động sản công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 cho thấy hàng tồn kho vẫn rất lớn, nguyên nhân là tiến độ các dự án chậm do vướng mắc thủ tục pháp lý, dòng vốn khó, nguồn cầu yếu.

Ở quê khó khăn, cặp vợ chồng trẻ ra Hà Nội xin làm công nhân

Bảo Hân - Minh Phương |

Mặc dù đã quay trở lại sản xuất được gần 2 tuần kể từ sau Tết Nguyên đán 2023, song không ít vợ chồng công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) chỉ đi làm 8 tiếng mỗi ngày, không tăng ca từ đó thu nhập bị ảnh hưởng ít nhiều. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp khác đang cố gắng tìm việc mới để đảm bảo cuộc sống, có tiền chăm sóc con cái ở quê.

Hà Nội thúc tiến độ xây dựng, cải tạo hàng loạt công viên lớn

PHẠM ĐÔNG |

Bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp các công viên hiện có, Hà Nội cũng triển khai xây dựng, thúc tiến độ các công viên theo quy hoạch để phục vụ nhân dân, tăng diện tích cây xanh đô thị.

Những người vô gia cư không bao giờ ăn xin

LƯƠNG HẠNH |

Trong khi không ít người ăn xin lợi dụng lòng thương cảm của người khác để trục lợi thì đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, những người vô gia cư cố gắng tìm kế mưu sinh trên khắp các nẻo đường Hà Nội.

Cho tiền người ăn xin: Mặt trái của lòng nhân ái

LƯƠNG HẠNH |

Hơn một lần bắt gặp cảnh người phụ nữ ôm đứa trẻ nằm li bì trên tay ngửa nón ăn xin, người khuyết tật trườn dài trên các nẻo đường Hà Nội... khi biết lòng nhân ái bị đem ra lợi dụng, nhiều bạn đọc nói "không" với hành động cho tiền người ăn xin.

Bố mẹ bắt con đi ăn xin, lang thang kiếm sống bị phạt tới 30 triệu đồng

Văn Thắng |

Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định nhiều hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình. Trong đó có nhiều quy định đáng chú ý như phạt 5-10 triệu nếu cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn gặp gỡ người thân, bạn bè; Phạt 30 triệu đồng nếu bắt trẻ đi ăn xin...