Dạy học online cấp tiểu học: Bỏ không nỡ, ở không xong

Lục Tùng |

“Bỏ không nỡ, ở không xong” là tâm trạng rối bời của câu chuyện dạy học online đối với học sinh cấp tiểu học, nhất là ở địa bàn khó khăn, vùng biên giới.

Kết quả khảo sát trên hệ thống Zalo nội bộ từng lớp học của nhiều trường Tiểu học ở An Giang cho thấy, gần như tất cả phụ huynh đều có chung nguyện vọng tiếp tục duy trì mô hình dạy học online. Tuy nhiên sự "ủng hộ" này không xuất phát từ chất lượng của loại hình hình dạy học, mà vì lý do “chẳng đặng đừng”.

Một phụ huynh ở TP. Long Xuyên (An Giang) có 2 con đang theo học cấp Tiểu học chia sẻ: “Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đặc biệt là nhiều ngày qua, số ca nhiễm duy trì ở mức 500 - 600 ca/ngày, khiến chúng tôi không thể không lo với việc dạy học trực tiếp”.

Thầy Nguyễn Hồng Chí - giáo viên môn Tin học  Trường THCS Quốc Thái (An Phú - An Giang) trong giờ dạy học online. Ảnh: LT
Thầy Nguyễn Hồng Chí - giáo viên môn Tin học Trường THCS Quốc Thái (An Phú - An Giang) trong giờ dạy học online. Ảnh: LT

Bởi theo phụ huynh này, bên cạnh nỗi lo các cháu thuộc diện chưa được tiêm vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất, còn có nỗi lo khác, đó là trẻ trong độ tuổi này chưa thật sự đủ hiểu biết để thực hiện nghiêm quy định về 5K để tự bảo vệ trước các nguy cơ...

Tuy chưa áp lực nặng nề như người lao động xa nhà tại các địa phương có nhiều khu công nghiệp quy mô lớn như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, nhưng cũng như nhiều phụ huynh có con học các lớp Tiểu học ở các địa phương ven biên giới Tây Nam như: Kiên Giang, Đồng Tháp..., vị này bày tỏ lo ngại về những rắc rối của việc học online của trẻ.

Đó không chỉ là sự bất cập về sóng chập chờn, có thể xảy ra rớt sóng bất cứ lúc nào, dễ gây ức chế tâm lý cho cả người dạy và người học... mà còn là chuyện ảnh hưởng đến phụ huynh.  Bởi các em quá nhỏ để có thể tự kết nối trở lại sau khi rớt sóng. Vì vậy, ngoài việc cậy nhờ người thân trông coi, hoặc gửi về quê cho ông bà trông coi phụ... hầu hết các phụ huynh có con dưới 12 tuổi, học online đều bị phân tán tâm lý...

Cận cảnh giáo án dạy học online. Ảnh: LT
Cận cảnh giáo án dạy học online. Ảnh: LT

Trong khi đó, ở góc độ quản lý, lại lo hơn về chuyện thiết bị học online, đặc biệt là những địa phương nông thôn, ven biên, miền núi, dân tộc như huyện An Phú, Tri Tôn, Tịnh Biên. Ông Võ Hoàng Lâm, Trưởng Phòng GDĐT huyện An Phú  (An Giang) cho biết, theo thống kê đầu năm học, toàn huyện có trên 1.000 học sinh thiếu thiết bị học online.

“Sau khi huyện đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ điện thoại di động cho các trường hợp này, thì phát sinh nỗi lo mới” - ông Lâm chia sẻ.

Theo ông Lâm, nhiều gia đình có 1 điện thoại di động, nhưng đó là thiết bị của người lớn, liên quan đến “công ăn, việc làm” vì vậy khi “chủ nhân điện thoại” phải ra ngoài “làm ăn” thì các em này không thể học. Nhiều trường đã phát động phong trào “hỗ trợ bạn cùng học”, nhưng hiệu quả chưa như mong đợi.

Ông Phan Hồng Vũ – Phó Hiệu trưởng Trường THCS Quốc Thái (huyện An Phú) cho biết: “Sau khi được chúng tôi gợi ý, học sinh có thiết bị ổn định đồng ý hỗ trợ bạn gần nhà cùng học, nhưng sau đó vì lo ngại lây dịch, phụ huynh không đồng ý”. Với lý do này thì nhà trường không thể can thiệp gì hơn.

Trong khi đó, bản thân thầy cô, nhà quản lý giáo dục cũng quan ngại đến chất lượng của việc dạy học online. “Dạy học là hệ sinh thái giáo dục, ở đó không chỉ có truyền đạt kiến thức, mà còn có rèn luyện nhân cách, kỹ năng thông qua giờ học và tương tác giữa thầy - trò, học sinh - học sinh và nhiều mối quan hệ nhân văn khác. Đây là điều mà mô hình dạy học online không thể có được” - ông Lâm nhấn mạnh.

Thỉnh thoảng giáo viên dạy online cũng cần sự trợ giúp của đồng nghiệp  do sóng chập chờn. Ảnh: LT
Thỉnh thoảng giáo viên dạy online cũng cần sự trợ giúp của đồng nghiệp do sóng chập chờn. Ảnh: LT

Bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước, thành viên Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang - đã từng bày tỏ lo ngại tại kỳ họp Quốc hội: “Nếu cứ tiếp tục, đa dạng các hình thức học (trực tuyến, từ xa), nhất là ở bậc phổ thông, sau 1 năm, 2 năm, 3 năm…, chất lượng giáo dục và đào tạo cả nước sẽ gặp khó”. Bà Võ Thị Ánh Xuân cũng cho rằng, học sinh phải gắn với trường lớp, với thầy cô mới phát triển toàn diện. Vì thế, vấn đề đặt ra là ngành giáo dục cần “cân đo đong đếm” thật hài hòa để xây dựng chính sách mở cửa chu toàn nhất có thể: Vừa đảm bảo học sinh đi học an toàn về sức khỏe, vừa đảm bảo về hiệu quả giáo dục.

Lục Tùng
TIN LIÊN QUAN

Giáo sư ở Hàn Quốc gây sốc khi vừa tắm vừa dạy học online

Tường Vân (Theo Korea Times) |

Vô tình bật camera trong quá trình giảng bài, một giáo sư tại Đại học Hanyang (Hàn Quốc) gây sốc khi vừa tắm vừa dạy học online.

Giáo viên cần tạo hứng thú khám phá cho trẻ lớp 1 khi dạy học online

Vân Trang |

Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, để nâng cao hiệu quả dạy và học online cho trẻ vào lớp 1, giáo viên cần tạo hứng thú khám phá và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực của trẻ trong mỗi buổi học.

"Tạm dừng đến trường, không dừng việc học" với dạy học online

Hạ Nguyên |

Năm học 2021-2022 sắp bắt đầu với những điều đặc biệt chưa từng có tiền lệ. Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ triển khai dạy - học online cho tất cả các cấp học. Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, học sinh chưa thể đến trường thì việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy, học là giải pháp rất hiệu quả để học sinh “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Giáo sư ở Hàn Quốc gây sốc khi vừa tắm vừa dạy học online

Tường Vân (Theo Korea Times) |

Vô tình bật camera trong quá trình giảng bài, một giáo sư tại Đại học Hanyang (Hàn Quốc) gây sốc khi vừa tắm vừa dạy học online.

Giáo viên cần tạo hứng thú khám phá cho trẻ lớp 1 khi dạy học online

Vân Trang |

Theo PGS.TS Đinh Thị Kim Thoa - Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, để nâng cao hiệu quả dạy và học online cho trẻ vào lớp 1, giáo viên cần tạo hứng thú khám phá và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực của trẻ trong mỗi buổi học.

"Tạm dừng đến trường, không dừng việc học" với dạy học online

Hạ Nguyên |

Năm học 2021-2022 sắp bắt đầu với những điều đặc biệt chưa từng có tiền lệ. Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ triển khai dạy - học online cho tất cả các cấp học. Trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, học sinh chưa thể đến trường thì việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) vào dạy, học là giải pháp rất hiệu quả để học sinh “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”.