Bạc Liêu: Xử lý tình trạng tự ý phân lô, tách thửa bán nền

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu -  Tỉnh Bạc Liêu có 16 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trồng lúa, trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản với diện tích gần 64.000m2 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tách thành 587 thửa đất chuyển nhượng hoặc xây dựng nhà không phép, sai quy hoạch, không đúng với mục đích sử dụng đất…

Phân lô, tự lập khu dân cư

Tại thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu có 10 trường hợp tách thửa theo kiểu nêu trên, tương ứng với 10 khu dân cư tự phát. Trên diện tích gần 52.000 m2, 10 hộ gia đình, cá nhân của thành phố Bạc Liêu đã tách thành 329 thửa đất.

Một khu dân cư tự phát tại Phường 5, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Một khu dân cư tự phát tại Phường 5, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ

Nhiều nhất là hộ ông Lý Văn Chạy (Phường 8, TP. Bạc Liêu) có gần 9.000m2 đất nuôi trồng thủy sản đã lập thủ tục tách thành 78 thửa. Kế đó là hộ ông Mã Kệt Vũ (Phường 5), có 10.000m2 đất nuôi trồng thủy sản cũng lập thủ tục tách thành 40 thửa. Hộ bà Đường Thị Ngọc (Phường 7, TP. Bạc Liêu) có 8.687m2 đất trồng cây lâu năm lập thủ tục tách thành 40 thửa. Hộ ông Lê Kỳ Nam có 12.000m2 đất nuôi trồng thủy sản lập thủ tục tách thành 39 thửa và hộ ông Trần Quốc Sử (cùng ở Phường 5) có 5.700m2 đất nuôi trồng thủy sản tách thành 37 thửa. Hộ bà Trần Thị Phượng (Phường 1, TP. Bạc Liêu) có 2 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tách ra thành 22 thửa…

Tại huyện Đông Hải có 3 trường hợp tách thành 204 thửa đất, nhưng không thể hiện rõ diện tích trong hồ sơ quản lý đất đai… Cụ thể, hộ ông Nguyễn Văn Thanh có 2 khu đất NTTS. Khu 1 được cơ quan có thẩm quyền cho phép tách thành 71 thửa, trong đó có 9 thửa đã chuyển mục đích sử dụng đất, sau đó chuyển nhượng cho khoảng 40 hộ dân, có 37 căn nhà cấp 4 đã được xây dựng trên phần đất này. Khu 2 được cơ quan có thẩm quyền cho phép tách thửa đất lớn thành 50 thửa nhỏ và đã chuyển nhượng toàn bộ 50 thửa đã được tách. Hiện tại, các hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng đã xây nhà ở trên phần đất này.

Hộ ông Tô Mến đã tách ra thành 38 thửa, ông Mến đã chuyển nhượng cho một số hộ để cất nhà ở và nuôi chim yến.

Do… lịch sử để lại

UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng: Các trường hợp nêu trên số lượng tách thửa nhiều, có tính chất phức tạp và diễn ra ở nhiều thời điểm khác nhau, có trường hợp diễn ra từ năm 2002 - 2004; xây nhà không có giấy phép và không đúng mục đích sử dụng đất… Vấn đề này có liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh Bạc Liêu đã quyết định thành lập đoàn giám sát việc chấp hành pháp luật về đất đai, xây dựng và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước trong toàn tỉnh, giao lãnh đạo Thanh tra tỉnh làm trưởng đoàn.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu, thời gian gần đây có nhiều trường hợp người dân mua đất, tự ý san lấp mặt bằng, phân lô bán nền và xây dựng nhà ở trên phần đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Các khu dân cư không đảm bảo quyền lợi cũng như các điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt đối với các hộ dân sinh sống... Trước thực trạng trên, Sở Xây dựng đã tham mưu cho UBND tỉnh Bạc Liêu ban hành nhiều văn bản chỉ đạo xử lý. 

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Hàng loạt dự án của FLC tại Bạc Liêu ra sao?

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Tỉnh Bạc Liêu giao cho Tập đoàn FLC tìm hiểu, tiếp cận 10 dự án lớn. Trong đó có 3 dự án có diện tích gần 400ha với mức đầu tư trên 5.500 tỉ đồng, dự kiến khởi công vào tháng 4 này.

Hậu COVID-19, nhiều di tích tại Bạc Liêu rủ nhau xuống cấp

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Trong bối cảnh phải dốc toàn lực cho phòng, chống dịch COVID-19, ngân sách chi cho nâng cấp di tích của tỉnh càng trở nên hạn hẹp. Cả năm qua, tổng kinh phí dành cho công tác tu bổ các di tích quốc gia chỉ có khoảng 150 triệu đồng từ ngân sách không thường xuyên. Do đó, các di tích chỉ có thể triển khai sửa chữa nhỏ như: thay bóng đèn, sơn phết, gia cố cột, kèo hay thay thiết bị nhà vệ sinh…

Bạc Liêu: Sẽ di dời trên 890 hộ dân ra khỏi rừng vào dự án

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Ngày 22.3, ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết sẽ sớm di dời dân ra khỏi rừng, đồng thời đề nghị chủ đầu tư sớm hoàn thiện hạ tầng các khu tái định cư để người dân về nơi ở mới thuận lợi nhất.

Bạc Liêu: Đầu tháng Ba, doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm lao động

NHẬT HỒ |

Hàng chục nghìn vị trí việc làm ngay tại tỉnh Bạc Liêu được các doanh nghiệp tuyển dụng từ sau Tết Nhâm Dần. Tuy nhiên, số lượng lao động vào làm việc không nhiều khiến cho các doanh nghiệp gặp khó.

Chủ tịch Bạc Liêu: Sẽ sớm đưa dân vào Khu tái định cư

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Liên quan đến bài viết “Dự án 5 năm chưa xong, hàng chục hộ dân mỏi mòn sống tạm chờ tái định cư”, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cảm ơn Báo Lao Động đã phản ánh, đồng thời khẳng định tỉnh Bạc Liêu sẽ sớm đưa dự án vào thực hiện.

Bạc Liêu: Học sinh mầm non, tiểu học toàn tỉnh học trực tuyến từ 7.3

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Từ ngày 7.3, học sinh mầm non, tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh quay về học trực tuyến. Các cấp học còn lại vẫn tiếp tục học trực tiếp. Nếu trường nào có trên 50% lớp học trực tuyến thì cả trường tổ chức học trực tuyến.

Dối trá trong kiểm soát giết mổ: Bát nháo như lò mổ lậu

Nhóm PV |

Long An - Mang danh là lò mổ tập trung lớn nhất tỉnh Long An, có quy trình kiểm soát giết mổ đúng quy định, thế nhưng cách thức hoạt động của Lò giết mổ tập trung xã Đức Lập Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An, bát nháo không khác gì các lò mổ lậu. Điều đáng nói, có thương lái từ bỏ lò mổ ở TPHCM để chuyển xuống đây hoạt động, sau đó lại vận chuyển thịt ngược về thành phố tiêu thụ.

Giả danh phóng viên Báo Lao Động xin bỏ qua lỗi vi phạm nồng độ cồn

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Khi bị tổ công tác CSGT dừng xe, thông báo lỗi vi phạm, người đàn ông đi cùng tài xế vi phạm nồng độ cồn tự nhận mình làm việc ở Báo Lao Động để đề nghị được bỏ qua.

Hàng loạt dự án của FLC tại Bạc Liêu ra sao?

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Tỉnh Bạc Liêu giao cho Tập đoàn FLC tìm hiểu, tiếp cận 10 dự án lớn. Trong đó có 3 dự án có diện tích gần 400ha với mức đầu tư trên 5.500 tỉ đồng, dự kiến khởi công vào tháng 4 này.

Hậu COVID-19, nhiều di tích tại Bạc Liêu rủ nhau xuống cấp

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Trong bối cảnh phải dốc toàn lực cho phòng, chống dịch COVID-19, ngân sách chi cho nâng cấp di tích của tỉnh càng trở nên hạn hẹp. Cả năm qua, tổng kinh phí dành cho công tác tu bổ các di tích quốc gia chỉ có khoảng 150 triệu đồng từ ngân sách không thường xuyên. Do đó, các di tích chỉ có thể triển khai sửa chữa nhỏ như: thay bóng đèn, sơn phết, gia cố cột, kèo hay thay thiết bị nhà vệ sinh…

Bạc Liêu: Sẽ di dời trên 890 hộ dân ra khỏi rừng vào dự án

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Ngày 22.3, ông Lê Tấn Cận, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết sẽ sớm di dời dân ra khỏi rừng, đồng thời đề nghị chủ đầu tư sớm hoàn thiện hạ tầng các khu tái định cư để người dân về nơi ở mới thuận lợi nhất.

Bạc Liêu: Đầu tháng Ba, doanh nghiệp vẫn “đỏ mắt” tìm lao động

NHẬT HỒ |

Hàng chục nghìn vị trí việc làm ngay tại tỉnh Bạc Liêu được các doanh nghiệp tuyển dụng từ sau Tết Nhâm Dần. Tuy nhiên, số lượng lao động vào làm việc không nhiều khiến cho các doanh nghiệp gặp khó.

Chủ tịch Bạc Liêu: Sẽ sớm đưa dân vào Khu tái định cư

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu – Liên quan đến bài viết “Dự án 5 năm chưa xong, hàng chục hộ dân mỏi mòn sống tạm chờ tái định cư”, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều cảm ơn Báo Lao Động đã phản ánh, đồng thời khẳng định tỉnh Bạc Liêu sẽ sớm đưa dự án vào thực hiện.

Bạc Liêu: Học sinh mầm non, tiểu học toàn tỉnh học trực tuyến từ 7.3

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Từ ngày 7.3, học sinh mầm non, tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh quay về học trực tuyến. Các cấp học còn lại vẫn tiếp tục học trực tiếp. Nếu trường nào có trên 50% lớp học trực tuyến thì cả trường tổ chức học trực tuyến.