Phóng sự

Cuộc sống thương hồ của người lao động nhập cư ở TPHCM những ngày nắng nóng

Minh Tâm - Như Quỳnh |

TPHCM - Lấy ghe làm nhà, nhiều năm nay, tuyến đường Trần Xuân Soạn dọc Kênh Tẻ (Quận 7, TPHCM) là nơi tập trung của hàng chục lao động nhập cư từ miền Tây lên sống và mưu sinh.

Thí sinh tố cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Đất Việt có dấu hiệu mua bán giải

Nhóm PV |

Nhiều thí sinh dự thi Hoa hậu doanh nhân Đất Việt do Công ty TNHH Hãng truyền thông Topstar tổ chức đã lên tiếng tố cuộc thi này có dấu hiệu mua bán giải lên đến cả tỉ đồng.

Nỗi niềm của người thợ sửa chữa tàu cá giỏi bậc nhất Hà Tĩnh

Quỳnh Trang |

“Thầy lang thuyền” là biệt danh thân thương mà ngư dân vùng biển Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) gọi ông Nguyễn Kim Tài - một thợ sửa tàu có tiếng trong vùng với hơn 40 năm gắn bó với nghề.

Những buổi tuyên truyền đặc biệt ở vùng cao biên giới

ĐỨC DUẨN - THÀNH CHƯƠNG |

Từ nhiều năm qua, để đưa pháp luật đến với người dân vùng cao biên giới, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã áp dụng những phương pháp tuyên truyền đặc biệt.

20 bảo vệ giữ gần 14.000ha rừng nghèo ở biên giới Ia Mơr

THANH TUẤN |

Gia Lai – 20 bảo vệ rừng chịu đựng khó khăn, thiếu thốn để bảo vệ 14.000ha rừng nghèo ở xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, Gia Lai. Trong đó, có gần 4.700ha đất có rừng đang trình lên Quốc hội xem xét có được phép chuyển đổi mục đích sang đất nông nghiệp - làm vùng tưới cho đại công trình thủy lợi Ia Mơr có vốn đầu tư 3.000 tỉ.  

Những đứa trẻ ở Tà Xùa

KIM THUYÊN |

Chúng - những đứa trẻ với ánh mắt đượm cảm xúc sinh ra nơi đây - Tà Xùa (Bắc Yên, Sơn La) - vùng đất nổi tiếng với rừng chè cổ thụ, nơi khơi nguồn cảm hứng tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, “Bài ca trên núi”… Nơi đây - Tà Xùa, cuộc sống người dân thấm đượm bản sắc người Mông. Họ cần cù, thật thà, bình dị. Cái bản lưng dãy núi hùng vĩ quanh năm mây phủ này là nơi những đôi trai gái mê đắm yêu đương, miệt mài “truyền giống”… Và những đứa trẻ ra đời và luôn biết cách tự sinh tồn.

“Mẹ rằng quê mẹ Bảo Ninh“

LÊ NGÂN GIANG |

Qua cầu Nhật Lệ là đã sang địa phận xã Bảo Ninh, quê hương của mẹ Suốt - người phụ nữ nổi tiếng chèo đò chở “quân sang đêm ngày” thời kháng chiến chống Mỹ. Thật khó để so sánh những hình ảnh hiện tại ta thấy với những câu thơ của Tố Hữu: “...Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình. Mẹ rằng: quê mẹ Bảo Ninh, mênh mông sóng biển, lênh đênh mạn thuyền...”.

Có một bauxite khác

NGUYỄN TRI THỨC |

Hơn 1 tháng trước, thông tin tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng lỗ gần 3.700 tỉ đồng chỉ sau 3 năm hoạt động cũng không khiến nhiều người ngỡ ngàng, hoang mang. Có chăng, chỉ là thêm sự khẳng định những dự đoán, mối lo, sự quan ngại bấy lâu… là đúng. Lại là dịp để “thức dậy” những âu lo về bùn đỏ, môi trường... Thế nhưng đến Lâm Đồng, thêm chừng 120km nữa để đến huyện miền núi Bảo Lâm, thấy một không khí khác, khá an yên.

Những mảnh đời khuyết tật, dưới ánh đèn, giữa ngã tư...

LONG NGUYỄN - PHẠM ĐÔNG |

Dạo trên các tuyến phố thủ đô vào mỗi tối, thỉnh thoảng vẫn bắt gặp những đoàn nhân đạo đang say sưa biểu diễn văn nghệ trên các sân khấu tạm bợ. Giữa dòng người ngược xuôi tất bật, chẳng mấy người đứng xem, có chăng, chỉ là qua quýt cho vài đồng tiền lẻ rồi đi. Sân khấu văn nghệ đã buồn bã là vậy, sân khấu cuộc đời khi vắng ánh đèn màu của những phận đời này lại càng ảm đạm hơn…

Kể chuyện năm 1975: “Xé rào” cho “sĩ quan biệt phái”

LỤC TÙNG |

Cuối tháng 4.2017, trong một sự kiện, tôi thấy thầy Đặng Văn Khai đến trước mặt ông Nguyễn Văn Kán (cựu Trưởng phòng Giáo dục huyện Phú Tân), trang trọng: “Thay mặt bạn bè là “sĩ quan biệt phái” (SQBP) ở huyện Phú Tân năm xưa, gửi lời cảm ơn vì đã bảo lãnh cho họ đi dạy học ngay năm 1975”. Bất ngờ, ông Kán đáp: “Tôi chỉ là người thừa hành, anh Bảy Nhị mới là người nghĩ ra và tổ chức thực hiện. Nếu muốn cảm ơn thì nên cảm ơn anh Bảy”.

Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời kinh doanh... đạo lý

TRÀM CHIM |

Là doanh nghiệp tư nhân, nhưng từ nhiều năm qua, Cty CP Tập đoàn Lộc Trời (TĐLT) không chỉ tiên phong quan tâm xây dựng “Chuỗi giá trị sản xuất chất lượng cao” hỗ trợ nông dân hạ giá thành sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, qua đó tăng lợi nhuận... mà còn là doanh nghiệp (DN) đầu tiên đầu tư và tìm đường đưa nông sản Việt vươn ra biển lớn bằng hành động cụ thể để hướng tới nền nông nghiệp có thương hiệu và bền vững. Vì vậy sẽ không có gì quá lời khi gọi đó là kiểu kinh doanh... đạo lý.

Chuyện chưa kể bên cầu Hiền Lương

LÂM HƯNG THƠ |

Suốt cuộc trò chuyện với người cựu chiến binh có 10 năm “tuổi” nghề - gác cầu ở vĩ tuyến 17 những năm đôi bờ Hiền Lương (Quảng Trị) chia cắt, chẳng mấy khi ông nhắc đến chuyện bom đạn ác liệt thời chiến. Ông say sưa kể về một người lính Cộng hòa cộc cằn, thô lỗ làm nhiệm vụ ở bờ Nam giới tuyến: Dù khởi đầu bằng những cuộc cãi vã, tưởng chừng không có hồi kết, nhưng rồi tiếng nói, màu da đã đưa những người lính ở hai bên bờ sông Bến Hải xích lại gần nhau...

Ông Cua lúa thơm

NHẬT HỒ |

Suốt cuộc đời gắn bó với đồng đất ĐBSCL, ở tuổi 64, ông Hồ Quang Cua vẫn miệt mài với các dự án của mình. Không còn làm quản lý, đối với ông đó là cơ hội để toàn tâm, toàn ý nghiên cứu lúa thơm. 15 năm đưa cây lúa thơm vào cánh đồng Việt, ông đã làm thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, đem lại cuộc sống khấm khá hơn cho hàng triệu nông dân.

Ông Võ Kim Cự và “cơn bão” cuối cùng

LÊ ANH ĐẠT |

Giữa cơn bão dư luận, giữa dồn dập thông tin kỷ luật, cách chức những người liên quan sự cố môi trường biển miền Trung, ông Võ Kim Cự - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, người gắn với dự án Formosa - đã dành cho PV Báo Lao Động một cuộc gặp riêng.

Sạt lở trái mùa tại ĐBSCL: Quốc lộ 30 đang bị đe dọa

LỤC TÙNG |

Chỉ chưa đầy 1 tuần lễ, lần lượt Đồng Tháp rồi An Giang cùng ban bố nóng về sạt lở đất sau khi liên tiếp hứng chịu nạn sạt lở nghiêm trọng bờ sông Tiền và sông Hậu. Thực sự rất đáng lo, bởi đây là thời điểm “trái mùa” của sạt lở.

60 năm làm “King Kong” ở Ca Liệng

LÃNG QUÂN |

Suốt 60 năm qua, từ lúc còn là cậu bé loắt choắt, đến giờ là ông già gồ ghề 71 tuổi, ông Lâm Văn Sạch, ở bản Ca Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng bị “giời hành”, phải đi lại bằng cả tứ chi. Bà con trong bản bảo “giống con trâu đi đủng đỉnh ở rông núi”, nhóm bạn làm từ thiện của tôi gặp ông thì gạt nước mắt, ví “giống King Kong” trong phim “Đảo đầu lâu” (“Kong: Skull Island”).

“Hiệp sĩ” không biết báo cáo thành tích

HOÀNG VĂN MINH |

Đang lang thang ngoài Huế, nhận tin ông Nguyễn Nhiên - nguyên Giám đốc Trung tâm Hợp tác quốc tế UBND TP.Huế (tiền thân là Ban Đối ngoại, Phòng Đối ngoại thành phố) - được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương “Cành cọ Hàn lâm” cấp độ Hiệp sĩ. Nhắn tin hỏi “phải báo cáo thành tích dày mấy trang, nặng mấy ký?”. Ông cười, “mình có làm bao giờ mô mà biết nặng với dày…”.

Hỏa thiêu gỗ nghiến để phi tang chứng cứ phá rừng

TÂM AM - NINH VŨ |

Sau khi đăng loạt phóng sự về nạn chặt phá rừng nghiến tại một số địa phương thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Báo Lao Động đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ cơ quan hữu trách. Hàng trăm mét khối gỗ nghiến quý hiếm đã được thu hồi từ đống đổ nát, vụ án phá rừng đã được khởi tố… Tuy nhiên, rừng nghiến cổ thụ vẫn chưa bình yên. Nhận được tin báo, chúng tôi quyết định trở lại Na Hang, vào rừng xã Năng Khả và chứng kiến những thảm trạng kinh hoàng...

Ước mong mái ấm của công nhân nghèo

THANH HẢI |

Chỉ trong thời gian ngắn, hàng vạn con em nông dân khu vực miền Trung đã trở thành công nhân. Tuy vậy, mặt bằng thu nhập, lương của phần lớn CN ở khu vực này vẫn còn thấp, chưa đủ để trang trải cuộc sống, tích lũy. Chính vì thế, nhiều CN ở miền Trung vẫn còn khó khăn về nhà ở. Có người ở nhờ bố mẹ tại quê nhà, nhưng nhiều CN khác phải thuê ở trong những căn nhà trọ chật hẹp, không đủ các điều kiện thiết yếu cho sinh hoạt đời sống. Ước mơ về một căn nhà vẫn còn quá xa vời đối với nhiều người.

Còn đâu suối Đạ Cọ trên đỉnh Tôn K’Long

K' Liệp |

Dòng suối Đạ Cọ tại buôn Tôn K’Long, xã Đạ Pal, huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) còn chảy, hàng trăm hộ dận nơi đây còn có nguồn nước sinh hoạt, nước tưới cây trồng... Tuy nhiên, khi đầu nguồn suối Đạ Cọ bị chặn dòng, phía thượng nguồn, nước khô cạn, đời sống người dân bị ảnh hưởng nặng nề, “hơn 2 năm nay, người dân nơi đây phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt, nước tưới... cuộc sống gặp nhiều khó khăn”, ông K’ Brèo - mặt trận thôn nói.