Hướng dẫn mới nhất về điều kiện dỡ bỏ cách ly đối với trẻ em mắc COVID-19

LƯƠNG HẠNH |

Với số ca mắc COVID-19 tăng liên tục, Bộ Y tế đã có hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em, trong đó có hướng dẫn dỡ bỏ cách ly/xuất viện với trẻ mắc COVID-19.

Theo đó, Bộ Y tế đã có Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em ban hành kèm Quyết định 405/QĐ-BYT.

Với trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà, Bộ Y tế yêu cầu thời gian cách ly, điều trị đủ 07 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính vi rút SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine theo quy định.

Với trẻ mắc COVID-19 điều trị tại cơ sở thu dung, Bộ Y tế yêu cầu thời gian cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung ít nhất là 05 ngày, các triệu chứng lâm sàng đỡ, giảm nhiều, hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.

Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2, người bệnh được ra viện.

Nếu kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ vi rút cao (Ct < 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).

Người bệnh sau khi ra viện tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày; đo thân nhiệt 02 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời.

Ngoài ra, với trẻ cách ly, điều trị tại cơ sở thu dung mà có bệnh nền hoặc bệnh kèm theo cần lưu ý thời gian cách ly, điều trị ít nhất là 5 ngày, sau khi các triệu chứng lâm sàng đỡ, giảm nhiều và hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) từ 3 ngày trở lên.

Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào); hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2.

Khi đủ điều kiện, người bệnh được ra viện hoặc chuyển sang cơ sở khác hoặc khoa điều trị bệnh kèm theo hoặc khoa điều trị bệnh nền (nếu cần) của khoa đó để tiếp tục điều trị và được sàng lọc, theo dõi theo quy định đối với người bệnh nội trú hoặc về chuyển về nhà theo dõi, chăm sóc tại nhà theo quy định.

Nếu kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ vi rút cao (Ct < 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).

LƯƠNG HẠNH
TIN LIÊN QUAN

Hơn 60.000 ca mắc mới COVID-19 trong ngày, Hà Nội vẫn dẫn đầu

Lệ Hà |

Chiều 23.2, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 22.02 đến 16h ngày 23.02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 60.355 ca nhiễm mới. Hà Nội có số ca mắc cao nhất với 7.419 ca.

Vì sao phần lớn xã phường Hà Nội là vùng xanh khi số ca COVID-19 tăng cao?

Phạm Đông |

Hà Nội - Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội tiếp tục tăng cao, lên 6.860 ca trong 24 giờ qua. Trước việc F0 tăng cao, Sở Y tế đã kiến nghị Bộ Y tế thay đổi cách đánh giá cấp độ dịch của thành phố.

Hà Nội: Tạm giữ lô thuốc điều trị COVID-19 chưa được cấp phép

Tô Thế |

Lực lượng chức năng vừa phát hiện, tạm giữ lô hàng là thuốc tân dược mang nhãn hiệu Arbidol (loại thuốc chưa được cấp phép sử dụng điều trị COVID-19 tại Việt Nam) khi chủ hàng đang giao cho khách.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Hơn 60.000 ca mắc mới COVID-19 trong ngày, Hà Nội vẫn dẫn đầu

Lệ Hà |

Chiều 23.2, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 22.02 đến 16h ngày 23.02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 60.355 ca nhiễm mới. Hà Nội có số ca mắc cao nhất với 7.419 ca.

Vì sao phần lớn xã phường Hà Nội là vùng xanh khi số ca COVID-19 tăng cao?

Phạm Đông |

Hà Nội - Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội tiếp tục tăng cao, lên 6.860 ca trong 24 giờ qua. Trước việc F0 tăng cao, Sở Y tế đã kiến nghị Bộ Y tế thay đổi cách đánh giá cấp độ dịch của thành phố.

Hà Nội: Tạm giữ lô thuốc điều trị COVID-19 chưa được cấp phép

Tô Thế |

Lực lượng chức năng vừa phát hiện, tạm giữ lô hàng là thuốc tân dược mang nhãn hiệu Arbidol (loại thuốc chưa được cấp phép sử dụng điều trị COVID-19 tại Việt Nam) khi chủ hàng đang giao cho khách.