Mối nguy từ "quên" chăm lo cho F0 đến thuốc điều trị COVID-19 trôi nổi

Thiều Trang |

Trước thực trạng số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tăng cao trở lại, nhiều trường hợp F0 qua nhiều ngày không được chăm sóc y tế, phải loay hoay tự lo cho mình, không ít người dân tự truy tìm thuốc phòng, điều trị COVID-19 để điều trị hoặc dự trữ. Nhiều loại thuốc chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép lưu hành vẫn ngang nhiên bán buôn, thậm chí "cháy hàng" trên thị trường. Theo các bác sĩ, dược sĩ, điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng với người sử dụng.

Tác hại không thể lường trước

Như Lao Động đã đưa tin, trên thị trường hiện nay xuất hiện hàng loạt các loại thuốc được quảng cáo là phòng, điều trị COVID-19 được rao bán trôi nổi với mức giá khác nhau, dẫn đến tình trạng giá thuốc liên tục "nhảy múa".

Theo khảo sát, loại thuốc Arbidol màu đỏ 200mg - được quảng cáo là hàng xách tay của Nga đang công khai rao bán trên thị trường và được nhiều người dân tìm mua.

Thuốc được quảng cáo là phòng và điều trị COVID-19. Ảnh: TT
Thuốc được quảng cáo là phòng và điều trị COVID-19. Ảnh: TT

Sau khi xem vỏ thuốc Arbidol màu đỏ 200mg, bác sĩ Trần Thị Tâm – từng công tác tại Khoa Khám bệnh Cấp cứu Bệnh viện Nhà Bè (TPHCM) cho biết, loại thuốc này không có trong danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế.

Theo bác sĩ Tâm, đây là loại thuốc trôi nổi trên thị trường, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng, chưa xác minh nguồn gốc xuất xứ. Vì vậy, việc người dân tự ý mua thuốc sử dụng sẽ dẫn đến nhiều tác hại không thể lường trước.

“Bản chất thuốc chưa được kiểm chứng, việc tự ý mua thuốc để phòng, điều trị COVID-19 không theo khuyến cáo của bác sĩ sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy. Thuốc chỉ là một phần trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh sẽ trải qua nhiều giai đoạn bệnh với các triệu chứng khác nhau, vì vậy thuốc sử dụng cho bệnh nhân có nhiều loại, tùy theo triệu chứng bệnh và giai đoạn bệnh.

Theo đó, việc uống sai thuốc, sai liều lượng sẽ không có kết quả, thậm chí ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể" - bác sĩ Tâm cho biết.

Ông Lê Xuân Cường – dược sĩ tại Hà Nội cũng cho biết, những loại thuốc chưa được kiểm chứng nguồn gốc, chưa cấp phép sử dụng đồng nghĩa với việc không xác minh được thành phần. Nếu thuốc chứa các thành phần có hại, không phù hợp với thể trạng người bệnh sẽ gây hại cho sức khỏe.

“Không có loại thuốc nào có thể tự mua, tự điều trị, phải có sự tư vấn, kê đơn của bác sĩ” – dược sĩ Cường nhấn mạnh.

Không tự ý sử dụng thuốc phòng, điều trị COVID-19

Tại Việt Nam, các cơ quan chức năng ngành y tế đã đưa ra khuyến cáo người dân khi mắc COVID-19. Theo đó, điều trị COVID-19 không đơn thuần là dùng thuốc. Không nên nhầm lẫn giữa mục đích là cần có thuốc hay mục đích là điều trị bệnh. Vì thuốc chỉ là một phần trong quá trình điều trị bệnh.

Theo bà Đỗ Thị Dung - điều dưỡng tuyến đầu chống dịch tại Hà Nội, nhiều trường hợp F0 không triệu chứng chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng bệnh sẽ tự khỏi, chưa cần dùng tới thuốc. Vì vậy, người dân không nên lo lắng thái quá, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc phòng, điều trị COVID-19 theo lời quảng cáo trên mạng.

"Biện pháp phòng chống dịch COVID-19 hữu hiệu nhất là tiêm vaccine và thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K. Nếu phát hiện mình là F0, phải khai báo và tự cách ly. Nếu là F0 không triệu chứng chưa cần dùng thuốc, nên ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, ăn các loại hoa quả nhiều vitamin C để tăng sức đề kháng. Đặc biệt, khi phát hiện dấu hiệu ho sốt, khó thở, mất khứu giác phải báo ngay với cơ sở y tế gần nhất.

Đặc biệt, người dân không được tự ý sử dụng thuốc được quảng cáo phòng, chống hay điều trị COVID-19” - điều dưỡng Dung nhấn mạnh.

Lợi dụng dịch bệnh, nhiều đối tượng đã rao bán thuốc điều trị COVID-19 chưa được cấp phép. Ảnh: YH
Lợi dụng dịch bệnh, nhiều đối tượng đã rao bán thuốc điều trị COVID-19 chưa được cấp phép. Ảnh: YH

Là người có kinh nghiệm đồng hành cùng các F0 điều trị tại nhà ở TPHCM, bác sĩ Trần Thị Tâm cho biết, người dân phải thật bình tĩnh khi phát hiện mình là F0, nhanh chóng tự cách ly, thực hiện tốt 5K. Đặc biệt, phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tổ tư vấn, nhân viên y tế hỗ trợ.

"Trong mọi trường hợp, nguyên tắc quan trọng cần ghi nhớ là uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ" - bác sĩ Tâm nhấn mạnh.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Người dân đổ xô tìm mua, giá thuốc phòng và điều trị COVID-19 "nhảy múa"

Thiều Trang - Đức Mạnh |

Trên thị trường hiện nay xuất hiện hàng loạt các loại thuốc được quảng cáo là phòng, điều trị COVID-19 được rao bán trôi nổi với mức giá khác nhau, dẫn đến tình trạng giá thuốc liên tục "nhảy múa".

Xử lý nghiêm việc "tuồn" thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm ra ngoài

Thùy Linh |

Ngày 7.12, Cục Quản lý Dược có công văn gửi Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh về việc tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.

Tự mua thuốc điều trị COVID-19, tiền mất tật mang

NHẬT HỒ |

Lo sợ bị nhiễm COVID-19, “chê” gói thuốc điều trị F0 không triệu chứng, nhiều người ở tỉnh Bạc Liêu tự tìm mua thuốc điều trị COVID-19 về sử dụng. Hậu quả bệnh càng tăng và tác dụng phụ của thuốc khiến gia đình thêm lo lắng.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Người dân đổ xô tìm mua, giá thuốc phòng và điều trị COVID-19 "nhảy múa"

Thiều Trang - Đức Mạnh |

Trên thị trường hiện nay xuất hiện hàng loạt các loại thuốc được quảng cáo là phòng, điều trị COVID-19 được rao bán trôi nổi với mức giá khác nhau, dẫn đến tình trạng giá thuốc liên tục "nhảy múa".

Xử lý nghiêm việc "tuồn" thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm ra ngoài

Thùy Linh |

Ngày 7.12, Cục Quản lý Dược có công văn gửi Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh về việc tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.

Tự mua thuốc điều trị COVID-19, tiền mất tật mang

NHẬT HỒ |

Lo sợ bị nhiễm COVID-19, “chê” gói thuốc điều trị F0 không triệu chứng, nhiều người ở tỉnh Bạc Liêu tự tìm mua thuốc điều trị COVID-19 về sử dụng. Hậu quả bệnh càng tăng và tác dụng phụ của thuốc khiến gia đình thêm lo lắng.