Dự đoán xu hướng dịch bệnh, biến đổi của cơ cấu bệnh tật bằng công nghệ số

Thùy Linh |

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, trong 3 năm qua khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành y tế có nhiều đổi mới sáng tạo hơn. Điển hình là sự ra đời của các ứng dụng công nghệ về giám sát bộ gene, chia sẻ dữ liệu về dịch bệnh, phát triển y tế từ xa...

Hơn 1.000 bác sĩ tham gia với hơn 11.300 phiên khám online

Y tế là một trong những ngành được ưu tiên chuyển đổi số hàng đầu trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Đỗ Trường Duy - Giám đốc Trung tâm Thông tin Y tế quốc gia (Bộ Y tế) cho biết: Hiện Trung tâm đẩy mạnh các nền tảng như hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa Vteleheath, hồ sơ sức khỏe điện tử, quản lý tiêm chủng và quản lý trạm y tế. Các ứng dụng này có thể dễ dàng tích hợp với các nền tảng của cơ sở y tế khác.

Trong đó, ứng dụng Vteleheath đã thu hút hơn 1.000 bác sĩ tham gia với hơn 11.300 phiên khám, tư vấn bệnh được thực hiện, giảm tải cho cơ sở y tế và thúc đẩy chuyển đổi số y tế.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Nguyễn Hoàng Bắc - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - cho biết bệnh viện này đã xây dựng và phát triển bệnh án điện tử hoàn chỉnh.

Phần mềm bệnh án điện tử với nhiều phân hệ chức năng như nội trú, ngoại trú, dược, quản lý hồ sơ, bảo hiểm y tế, tài chính… Các phân hệ này liên thông với nhau không chỉ phục vụ chuyên môn mà còn nâng cao công tác quản trị, phục vụ khách hàng.

"Mỗi người bệnh điều trị tại đây đều được ghi đầy đủ hồ sơ sức khỏe cá nhân với các thông tin bệnh lý, tiền sử cá nhân, thông tin dị ứng thuốc cũng như phương pháp điều trị đã thực hiện" - ông Bắc nói.

Hiện, bệnh viện còn thực hiện khám chữa bệnh từ xa, phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) trong chẩn đoán, tiên phong triển khai hệ thống lưu trữ và quản lý hình ảnh, xây dựng mới và số hóa quy trình chuyên môn, điều trị và chăm sóc người bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Trần Duy Đông nghe ông Đỗ Trường Duy - Giám đốc Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia (Bộ Y tế) giới thiệu về các nền tảng y tế số. Ảnh: Anh Cường
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn và Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Trần Duy Đông nghe ông Đỗ Trường Duy - Giám đốc Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia (Bộ Y tế) giới thiệu về các nền tảng y tế số. Ảnh: Anh Cường

5 mũi nhọn trong chuyển đổi số ngành y tế

Chia sẻ về vấn đề nghiên cứu, ứng dụng công nghệ y tế trong chăm sóc sức khoẻ, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: Mục tiêu của Bộ Y tế trong thời gian tới là tiếp tục hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật, nghiên cứu, ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho y tế từ xa, đặc biệt là triển khai các nền tảng số y tế.

Đổi mới sáng tạo trong y tế bao gồm việc phát triển và áp dụng các ý tưởng, công nghệ, quy trình và giải pháp mới cải thiện chất lượng và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học trong y học. Ngành y tế đã tiên phong trong đổi mới trong một số khía cạnh như:

Thứ nhất, đổi mới công nghệ, như phát triển các thiết bị y tế mới, thiết bị chẩn đoán, các giải pháp y tế từ xa, hồ sơ sức khoẻ điện tử, hệ thống thông tin y tế.

Thứ hai, ứng dụng kỹ thuật số: Việc tích hợp các công nghệ kỹ thuật số trong thiết bị y tế giúp theo dõi sức khỏe liên tục, từ xa, tiếp nhận kịp thời thông tin tư vấn y tế.

Thứ ba, dự đoán xu hướng dịch bệnh qua phân tích dữ liệu lớn: Phân tích dữ liệu và công nghệ dữ liệu lớn đang được sử dụng trong trích xuất thông tin giúp dự đoán sự bùng phát dịch bệnh và xu hướng biến đổi của cơ cấu bệnh tật trong cộng đồng.

Thứ tư, công nghệ sinh học: Đổi mới công nghệ sinh học liên quan đến việc điều khiển các quá trình sinh học để phát triển các phương pháp, kỹ thuật mới trong điều trị, các liệu pháp tiến tiến như liệu pháp gene, tế bào gốc, y học tái tạo.

Thứ năm, y học từ xa những đổi mới về y học từ xa đã mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cho phép tư vấn từ xa với các nhà cung cấp dịch vụ, giảm nhu cầu thăm khám trực tiếp, cải thiện việc cung cấp dịch vụ cho vùng sâu, vùng xa, hải đảo, y tế cơ sở và trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế đòi hỏi sự phối hợp giữa các chuyên gia y khoa, các nhà công nghệ, hoạch định chính sách, nhà đầu tư nhằm mang lại thay đổi tích cực trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Thông tin về người bệnh sẽ được đưa lên hệ thống dữ liệu y tế toàn dân

Thùy Linh |

Bộ Y tế đang đẩy mạnh triển khai các nền tảng y tế số, trong đó tập trung 4 nền tảng là: Hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; quản lý tiêm chủng; hồ sơ sức khỏe điện tử và quản lý trạm y tế.

Nếu bỏ giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh, làm gì để tuyến trên không quá tải?

Nhóm PV |

Theo các đại biểu Quốc hội, nếu hủy bỏ thủ tục giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh sẽ có nguy cơ bệnh nhân vượt tuyến, chuyển hết lên tuyến trên để khám chữa bệnh dẫn đến tuyến trên quá tải. Do vậy, cần có giải pháp căn cơ, tạo niềm tin cho bệnh nhân với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới.

Để xảy ra tình trạng thiếu thuốc là có tội với nhân dân

Thùy Linh (thực hiện) |

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế tại nhiều địa phương, nhiều bệnh viện trên cả nước, thậm chí ở bệnh viện tuyến trung ương đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) bên hành lang Quốc hội sáng 24.10.

Messi lần thứ 8 giành Quả bóng vàng

TAM NGUYÊN |

Lionel Messi có lần thứ 8 được France Football vinh danh ở hạng mục Quả bóng vàng.

Mong Báo Lao Động tiếp tục đồng hành cùng kế toán trường học

HƯƠNG NHA - BẢO HÂN |

Khi danh mục hợp đồng lao động theo Nghị định 68 không có kế toán, nhiều nhân viên kế toán trường học tại huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội rất có thể về làm nhân viên bảo vệ hoặc phục vụ. Phòng Nội vụ, UBND huyện Phúc Thọ bày tỏ mong mỏi Báo Lao Động tiếp tục phản ánh, đồng hành với đội ngũ nhân viên trường học để họ được hưởng quyền lợi xứng đáng của mình.

Hàng chục người dân ở Thái Bình lâm vào nợ nần khi cho người quen vay tiền

LƯƠNG HÀ |

Thế chấp toàn bộ tài sản, nhà cửa; dồn hết tiền tiết kiệm… để cho một người phụ nữ quen biết vay nhưng đến nay, hàng chục người dân ở thị trấn Diêm Điền (huyện Thái Thụy) lâm vào tình cảnh nợ nần, có người còn rao bán nhà để lấy tiền chạy chữa bệnh.

Vẫn rầm rộ tổ chức đánh bạc qua ví điện tử MoMo

Trần Tuấn |

Mặc dù nhiều đường dây đánh bạc qua ví điện tử MoMo đã bị lực lượng Công an triệt phá nhưng theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, những nhà cái mới vẫn liên tục xuất hiện.

Người lao động bức xúc vì bị nợ lương thời gian dài

Quế Chi |

Sau khi Báo Lao Động đăng tải bài viết phản ánh Công ty Cổ phần Cơ khí lắp máy Sông Đà nợ lương người lao động, thêm người lao động tiếp tục phản ánh bị công ty nợ lương kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.

Thông tin về người bệnh sẽ được đưa lên hệ thống dữ liệu y tế toàn dân

Thùy Linh |

Bộ Y tế đang đẩy mạnh triển khai các nền tảng y tế số, trong đó tập trung 4 nền tảng là: Hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; quản lý tiêm chủng; hồ sơ sức khỏe điện tử và quản lý trạm y tế.

Nếu bỏ giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh, làm gì để tuyến trên không quá tải?

Nhóm PV |

Theo các đại biểu Quốc hội, nếu hủy bỏ thủ tục giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh sẽ có nguy cơ bệnh nhân vượt tuyến, chuyển hết lên tuyến trên để khám chữa bệnh dẫn đến tuyến trên quá tải. Do vậy, cần có giải pháp căn cơ, tạo niềm tin cho bệnh nhân với các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới.

Để xảy ra tình trạng thiếu thuốc là có tội với nhân dân

Thùy Linh (thực hiện) |

Tình trạng thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị y tế tại nhiều địa phương, nhiều bệnh viện trên cả nước, thậm chí ở bệnh viện tuyến trung ương đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để. Phóng viên Lao Động đã có cuộc trao đổi với Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội) bên hành lang Quốc hội sáng 24.10.