Ấm lòng bữa cơm bệnh viện

Lê Đình Vũ |

Đến căng-tin Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, tôi đã được chứng kiến những câu chuyên thật cảm động. Những con người gầy gò, xanh sao, ốm yếu đang xếp hàng, tay cầm một lá phiếu đi nhận cơm trưa miễn phí. Gần 4 năm qua, hơn 10 ngàn suất cơm như vậy đã đến được tận tay bệnh nhân nghèo.
Ấm lòng người bệnh

10h trưa. Cô y tá cầm trên tay một xấp giấy màu xanh bước đến trước cửa phòng bệnh của bệnh nhân khoa Cấp cứu chống độc, nhẹ nhàng nói: Người nhà bệnh nhân Nguyễn Thị Linh, Hồ Văn Tú… đến nhận phiếu để lên căng-tin bệnh viện lấy cơm miễn phí.

Đang ngồi gật gà bên giường bệnh, chợt nghe tiếng ai đó gọi tên mẹ mình, chị Hạnh - con gái bà Linh - đứng phắt dậy, tay dụi dụi mắt, hỏi: “Cái chi, ai cho mẹ tui cơm à?” Cả phòng bệnh, người cười, người nói, ai nấy đều vui lắm, riêng Hạnh vẫn chưa hiểu chuyện gì, vì mẹ Hạnh mới nhập viện vào lúc sáng. Hạnh bảo: “Mấy năm ni (nay) chạy hết viện ni sang viện khác, có ai cho cơm ăn mô (đâu) mà dừ (giờ) lại có cơm miễn phí được?”.

Thấy Hạnh có vẻ rất ngạc nhiên, cô y tá tiến lại gần giải thích: “Bệnh viện có quỹ “Bữa ăn cho bệnh nhân nghèo”, xét thấy gia đình chị có hoàn cảnh rất khó khăn nên quỹ quyết định phát cơm trưa và cơm tối miễn phí cho mẹ con chị”. Cầm lá phiếu trên tay, chị Hạnh ú ớ không nói thành lời, mắt rưng rưng: “Không phải nhịn đói nữa mô mẹ à!”.

Xuống căngtin nhận một suất cơm, một hộp đựng đồ ăn nóng hổi, một túi canh mà không mất một đồng tiền nào, Hạnh xúc động: “Mấy lần trước, đi viện mô cũng nhịn đói. Suất cơm 20 nghìn đồng lấy tiền mô mà ăn, ăn cơm rồi lấy tiền mô mà mua thuốc”. Hỏi sao không nhận 2 suất, Hạnh thật thà: “Vô viện nhiều người nghèo lắm, em trả lại một phiếu để dành cho người bệnh khác. Mẹ có cơm ăn để lấy sức uống thuốc là hạnh phúc lắm rồi, em còn khỏe nên nhịn được”.

Trong gần 20 người xếp hàng đợi cơm vào trưa hôm ấy, tôi nhận ra có người dường như đã quá quen với bữa cơm miễn phí của bệnh viện, cũng có những người mới được nhận cơm lần đầu. Luống cuống cầm tờ phiếu màu xanh, ông Trần Văn Vĩnh (52 tuổi, một bệnh nhân bị gãy tay) vểnh tai lên nhờ cô gái đứng hàng phía sau đọc lại một lần thông tin trên lá phiếu, nghe đến từ “Trần Văn Vĩnh”, ông Vĩnh nở một nụ cười rất tươi: “Đúng là tên mình”, rồi yên tâm xếp hàng đợi lấy cơm.

Đặt suất cơm nóng hổi lên bàn, ông Vĩnh cẩn thận lau lại đôi đũa rồi từ từ ăn. Vừa ăn ông vừa kể, nhà ông ở tận huyện Hương Sơn, ở quê không có việc làm nên ông xuống TP.Hà Tĩnh sắm bộ đồ nghề đi đánh giày. Mấy hôm trước, đang đi sang đường, bị một thanh niên đi xe máy tông phải khiến ông ngã ra đường, gãy cánh tay trái và chấn thương nhẹ ở đầu.

Không có người thân chăm sóc, không có tiền mua cơm, hàng ngày ông Vĩnh phải xin cơm thừa của những bệnh nhân cùng phòng. “Vợ mất gần 10 năm rồi, con cái đứa mô cũng nghèo nên không dám nói cho mấy đứa biết, may nhờ bệnh viện cho ăn cơm miễn phí nên đỡ được nhiều lắm”, ông Vĩnh chia sẻ.

Sau mỗi bữa cơm miễn phí nơi bệnh viện, tôi nhận thấy niềm vui, niềm hạnh phúc hiện rõ trên khuôn mặt từng người bệnh. Có người cảm động đến rơi nước, có người cúi gật đầu chào, cũng có người lên tận ban giám đốc để xin viết tâm thư cảm ơn những nhà hảo tâm. Như trường hợp của bà Nguyễn Thị Xuân (48 tuổi, quê Lộc Hà), suốt hơn một tháng điều trị bệnh suy thận, ngày nào bà cũng được ăn cơm miễn phí. Đến ngày ra viện, bà xuống căng tin ôm chầm những người phục vụ khóc nức nở: “Từ ngày chồng mất tới giờ, có ai quan tâm lo lắng chi cho tui mô mà giờ lại được ăn cơm miễn phí cả tháng ở bệnh viện. Không có những bữa cơm này chắc tui cũng kiệt quệ rồi”.

Cán bộ công đoàn bệnh viện quyên góp cho quỹ “Bữa ăn cho bệnh nhân nghèo”. 

Trăn trở…

Là lãnh đạo bệnh viện lại có một thời gian dài làm công tác chuyên môn, nên hơn ai hết, ông Nguyễn Viết Đồng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh - hiểu rất rõ nỗi khó khăn, thiếu thốn của những người bệnh. Ông kể, cách đây 7 năm, một cô gái tên Hà (quê Can Lộc) bị bệnh tiểu đường đến bệnh viện điều trị, vì quá nghèo không có tiền mua cơm, không tiền thuốc thang nên sau mỗi lần nhập viện Hà phải xin vào rửa bát cho một quán cơm để lấy tiền ăn, hoàn cảnh đó khiến những người đang ngày ngày chăm lo sức khỏe cho người bệnh như ông không khỏi ngậm ngùi, chua xót.

Hay như trường hợp của bà Hương (quê Cẩm Xuyên), vì nhà chỉ có hai mẹ con, người mẹ bị bệnh thận nên phải thường xuyên vào viện chạy thận, kinh tế quá khó khăn, mỗi lần vào viện cả hai mẹ con phải nhịn ăn cả ngày, nhiều bữa đói quá, cậu con trai đi khắp bệnh viện xin cơm thừa. “Có những người nghèo đến mức cơm không có ăn, áo không có mặc, mỗi lần như vậy anh chị em cán bộ trong bệnh viện lại chung tay quyên góp để giúp đỡ cho họ. Nhìn thấy bệnh nhân đã ốm yếu lại phải nhịn đói, thiếu thốn trăm đường, những người chăm sóc họ như chúng tôi đau lòng lắm”, ông Đồng chia sẻ.

Từ những sự thấu hiểu đó, Ban giám đốc bệnh viện và cán bộ, công nhân viên chức trong công đoàn bệnh viện đã quyết định thành lập quỹ “Bữa ăn cho bệnh nhân nghèo”, quỹ chính thức ra mắt vào ngày 1.11.2011.

Nhớ lại những ngày đầu tiên ấy, bác sĩ Trần Thị Dung - Phó giám đốc bệnh viện - tâm sự: Những ngày đầu, để quỹ có kinh phí hoạt động, chúng tôi đã kêu gọi anh chị em cán bộ, công nhân viên chức trong bệnh viện cùng đóng góp. Về sau, biết được chương trình này của bệnh viện, nhiều tổ chức cá nhân, nhà hảo tâm đã cùng chung tay, góp sức ủng hộ cho quỹ để giúp đỡ bệnh nhân nghèo. Ban đầu, mỗi suất cơm 15.000 đồng, nay nâng lên mỗi suất 20.000 đồng để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người bệnh, những bệnh nhân không ăn cơm có thể đổi sang ăn phở, ăn cháo hay uống sữa theo đúng mệnh giá. “Nhìn những người bệnh nghèo, người bệnh neo đơn hay người thân bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn có được suất ăn miễn phí, đầy đủ dinh dưỡng, để họ yên tâm trị bệnh mà vui đến rơi nước mắt”, bác sĩ Dung bày tỏ.

Mới đây, những bệnh nhân trong vụ sập giàn giáo ở dự án Formosa Hà Tĩnh chuyển đến điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cũng được hỗ trợ cơm miễn phí từ quỹ “Bữa ăn cho bệnh nhân nghèo”. Có cùng bác sĩ Dung đến tận nơi thăm hỏi từng bệnh nhân nghèo, đến tận nơi chứng kiến sự vất vả chuẩn bị bữa cơm, sự giám sát chất lượng bữa cơm chặt chẽ, cẩn thận của cán bộ khoa Dinh dưỡng mới biết những người sáng lập ra quỹ đã tâm huyết, lo lắng cho người bệnh nghèo đến nhường nào.

Tôi hỏi, với số bệnh nhân đông như vậy, quỹ đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, bác sĩ Dung hướng đôi mắt buồn nhìn xa xăm: “Kinh phí ít mà bệnh nhân hoàn cảnh khó khăn thì quá nhiều, chúng tôi phải phối hợp với từng khoa, lấy danh sách bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn nhất để phát cơm miễn phí. Mỗi lúc quỹ hết tiền, anh chị em trong công đoàn lại cùng chung tay quyên góp để duy trì quỹ, nhiều lúc kinh phí của quỹ cạn kiệt, phải đưa cả chục trường hợp bệnh nhân nghèo ra xét để chọn ra một vài người được nhận cơm mà buồn, mà xót xa lắm”, bác sĩ Dung trăn trở.

Trước lúc chia tay bác sĩ Đồng, bác sĩ Dung, tôi bị níu chân bởi hình ảnh một đứa bé 8 tuổi cùng mẹ đến viện khám bệnh, khi nhìn thấy chiếc thùng kính có ghi “Thùng quyên góp vì Bữa ăn cho bệnh nhân nghèo” đã đứng với chân nhét vào thùng tờ 2.000 đồng cũ kỹ. Chỉ một khoảng thời gian ngắn thôi, tôi, bác sĩ Dung, bác sĩ Đồng đã được chứng kiến rất nhiều hành động đẹp đến từ chính tay những người bệnh nghèo.

Lê Đình Vũ
TIN LIÊN QUAN

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.