Đề xuất rút 8% BHXH 1 lần: Cần có lộ trình, không gây sốc cho lao động

ANH THƯ |

Bạn đọc bày tỏ quan điểm liên quan đến đề xuất người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần chỉ được nhận phần mình đóng (tức 8%), khoản 14% do người sử dụng lao động đóng thì để lại quỹ thay vì hưởng cả 22% như hiện nay.

Bàn luận về vấn đề này, bạn đọc Nguyễn Minh Hiệp cho rằng: "So với quy định hiện hành, thì đương nhiên là người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần như đề xuất sẽ bị thiệt thòi hơn. Nếu mọi thứ đều thuận lợi, người lao động muốn đóng đều bảo hiểm xã hội để có lương hưu về già. Song vì một lý do nào đó mà người lao động phải rút bảo hiểm thì nên đảm bảo quyền lợi cho họ".

Còn bạn đọc Nguyễn Liên bày tỏ: "Người lao động đi làm quanh năm chỉ có đủ trang trải cuộc sống hằng ngày. Khi có chút tuổi tác, mắt mờ, chân chậm, họ muốn về quê sinh sống, nuôi gà, nuôi heo hay đóng tiếp để hưởng hưu là tùy theo nguyện vọng của mỗi người. Nếu muốn làm ăn thì cần một khoản vốn để từ những năm đóng bảo hiểm xã hội".

Cũng đưa ra quan điểm của mình về đề xuất trên, bạn đọc Võ Ngọc Doanh cho rằng: "Đề xuất chỉ được rút bảo hiểm xã hội 8% không biết vì lợi ích của ai chứ không phải lợi ích của người lao động. Nếu vì người lao động, ít ra 14% còn lại phải để cho chính họ khi họ hết tuổi lao động. Cơ quan liên quan cần phân tích rõ khoản 14% còn lại khi đủ tuổi nghỉ hưu người lao động có được hưởng hay không?"

"Theo tôi đề xuất rút 8% bảo hiểm xã hội cho một lần là không khuyến khích cho người lao động ở lại với hệ thống mà đang làm giảm quyền lợi của người lao động. Ở đây, cơ quan quản lý nên tính toán giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội xuống thấp hơn sẽ động viên, tạo điều kiện cho người dân sẽ hướng tới để hưởng lương hưu" - bạn đọc Đào Văn Hiếu chia sẻ.

Bạn đọc Trần Thanh Tuấn lại cho rằng: "Người lao động khi gặp khó khăn mới rút bảo hiểm xã hội một lần. Khi đó, dù chỉ được nhận 8% phần họ đóng thì họ vẫn quyết tâm rút bảo hiểm xã hội. Ở đây, bảo hiểm xã hội cần tăng tính hấp dẫn để người dân tham gia nhiều hơn.

Nếu quy định trên được thông qua chắc chắn có nhiều người rút một lần trước khi luật hiệu lực. Vì vậy, đề nghị cơ quan nhà nước cần có lộ trình, tính toán làm sao tránh gây sốc cho người lao động. Nếu không, họ sẽ chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội thương mại vì thời gian rút ngắn hơn, có lãi suất".

Theo bạn đọc Nguyễn Luận, nhiều công nhân sau khi làm công ty được vài năm muốn về quê làm ăn. Nếu chỉ rút được 8% thì cũng không đủ vốn để kinh doanh. Vì vậy, cơ quan quản lý nên có những chính sách linh động, hỗ trợ người lao động.

Đưa ra quan điểm khác, bạn đọc Bế Thị Yến bày tỏ: "Đề xuất trên sẽ giúp giảm rút bảo hiểm xã hội một lần. Doanh nghiệp đóng một phần lớn bảo hiểm xã hội là để người lao động tiếp tục cống hiến, đến khi về hưu sẽ được hưởng quyền lợi. Nếu người lao động chọn nơi khác để làm việc thì chỉ được rút phần bản thân mình đóng".

Bạn đọc Lương Kiều Phong bình luận: "Người lao động khi về già không có lương hưu rất vất vả, sống phụ thuộc, là gánh nặng cho toàn xã hội. Vì vậy, mọi người cân nhắc việc rút bảo hiểm xã hội một lần".

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội 1 lần: Có nên không?

Anh Thư - Bảo Hân |

Nhiều ý kiến trái chiều của chuyên gia và người lao động về đề xuất người lao động khi chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay.

Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội 1 lần: Đẩy phần khó về người lao động?

Quế Chi |

Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất người lao động khi chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay.

Đề xuất rút 8% bảo hiểm xã hội 1 lần: Chia sẻ rủi ro khi về già với người lao động

ANH THƯ |

Liên quan đến đề xuất chỉ được rút bảo hiểm xã hội một lần 8% thay vì nhận 22% như hiện nay, chuyên gia lý giải, đây là một trong những phương án đảm bảo chia sẻ rủi ro khi về già với người lao động.

Dân chơi xe bán tải ngán ngẩm tháo đồ để đi đăng kiểm

Quý An |

Xe bán tải là một trong những loại phương tiện bị ảnh hưởng nhất khi đăng kiểm siết chặt, do trước đó đã được lắp thêm nhiều phụ kiện.

"Bức tường thành" cứu mạng tài xế khi xe vượt đèo dốc Kon Tum

THANH TUẤN |

Liên tục các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng trên đèo dốc Kon Tum, cơ quan chức năng đã mở thêm đường cứu nạn, lắp hệ thống hộ lan… để hỗ trợ, cảnh báo cánh tài xế khi chẳng may phương tiện gặp sự cố.  

Cấp cứu 115: Những người vận chuyển giữa lằn ranh sinh tử

THÙY TRANG |

Đà Nẵng - Cấp cứu ngoại viện – công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, trong khi mức lương của các nhân viên y tế chưa thể lo toan trọn vẹn gia đình. Dù vậy các y bác sĩ tại Trung tâm Cấp cứu 115 cũng như hàng vạn nhân viên y tế trên cả nước, vẫn tự động viên nhau, động viên chính mình để yêu nghề, ở lại với nghề.

Chiêu thông thầu, nâng giá thiết bị giáo dục ở Quảng Ninh của nữ doanh nhân

Việt Dũng |

Hoàng Thị Thuý Nga sau khi hoạt động ở Quảng Ninh, vạch ra quy trình 93 bước để thông thầu rồi chỉ đạo nhân viên tiêu huỷ chứng cứ, nhằm đối phó với cơ quan chức năng.

Dự kiến triệu tập 1.100 đại biểu chính thức dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Linh Nguyên - Hải Nguyễn |

Hà Nội – Ngày 27.2, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ 33 (khoá XII) dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Đình Khang – Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Một trong những nội dung của Hội nghị là bàn về công tác Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Đại diện các ban Xây dựng Đảng Trung ương tới dự.

Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội 1 lần: Có nên không?

Anh Thư - Bảo Hân |

Nhiều ý kiến trái chiều của chuyên gia và người lao động về đề xuất người lao động khi chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay.

Đề xuất chỉ được rút 8% bảo hiểm xã hội 1 lần: Đẩy phần khó về người lao động?

Quế Chi |

Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất người lao động khi chưa đến tuổi nghỉ hưu mà yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì chỉ được rút phần mình đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là 8% thay vì nhận 22% như quy định hiện nay.

Đề xuất rút 8% bảo hiểm xã hội 1 lần: Chia sẻ rủi ro khi về già với người lao động

ANH THƯ |

Liên quan đến đề xuất chỉ được rút bảo hiểm xã hội một lần 8% thay vì nhận 22% như hiện nay, chuyên gia lý giải, đây là một trong những phương án đảm bảo chia sẻ rủi ro khi về già với người lao động.