Xâm nhập mặn tấn công, nông dân cần dự trữ nước ngọt để tưới tiêu

Thành Nhân |

Xâm nhập mặn đã vào sâu, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia khuyến nghị các địa phương ở vùng ĐBSCL cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp, bảo vệ vườn cây ăn trái.

Tích trữ nước ngọt để bảo vệ vườn cây ăn trái

Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Bến Tre, trên sông Cửa Đại, độ mặn 4‰ đã xâm nhập đến ấp Hoà Thạnh (xã Giao Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), cách cửa sông 39km.

Ngoài ra, độ mặn 1‰ đã xâm nhập đến ấp 6 (xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), cách cửa sông 44km. Còn trên sông Hàm Luông, độ mặn 4‰ xâm nhập đến ấp 6 (xã Phước Long, huyện Giồng Trôm) - xã Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam), cách cửa sông 37-38km.

Bên cạnh đó, độ mặn 1‰ xâm nhập đến ấp Hoà Chánh (xã Sơn Đông, huyện Châu Thành) - ấp Thanh Xuân 1 (xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc), cách cửa sông 53km.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa (62 tuổi, ngụ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết, hiện nay độ mặn tại kênh Bến Rớ kết quả đo được sáng nay là 0,1‰. Do đó, người dân đã ngăn mặn không cho nước vào ruộng nữa để bảo vệ vườn cây ăn trái.

“Tôi có 2ha trồng sầu riêng mà loại cây này không chịu được nước mặn. Trước đó nghe dự báo mặn tấn công sau Tết Giáp thìn 2024 nên đã cho dự trữ nước ngọt trong mương ruộng để tưới tiêu” - ông Nghĩa cho hay.

Theo ông Nghĩa, giải pháp tích trữ nước ở mương ruộng cũng là biện pháp trước mắt. Còn nếu mặn cứ tiếp tục dài hạn thì bà con nơi đây đã tính đến phương án đấu nối ống kéo nước ngọt về để tưới cây ăn trái.

Đồng quan điểm với ông Nghĩa, ông Huỳnh Văn Thiết (64 tuổi, ngụ ở xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho hay, những tháng qua, nước mặn xâm nhập vào sâu kênh Bến Rớ. Nước ở trong kênh Bến Rớ đã có độ mặn là 0,1‰.

Để đối phó với việc mặn xâm nhập, gia đình ông đã làm một bồn chứa nước ngọt và tích trữ nước ở mương ruộng để tưới tiêu.

Tăng cường dự trữ nước ngọt nếu có thể

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, dự báo xu thế xâm nhập mặn từ ngày 11-20.2.2024, ở ĐBSCL tiếp tục tăng dần tới giữa tuần sau đó giảm dần. Chiều sâu ranh mặn 4‰ tại Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây thì phạm vi xâm nhập mặn 50-60km; Còn tại Sông Cửa Tiểu, Cửa Đại thì phạm vi xâm nhập mặn 32-37km và Sông Hậu thì Phạm vi xâm nhập mặn 50-57km.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia khuyến nghị các địa phương ở vùng ĐBSCL cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh.

“Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong tháng 2-3.2024 (từ 10-13.2, từ 22-27.2, từ 7-12.3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4.2024 (từ 7-12.3, từ 22-27.3, từ 7-12.4, từ 21-26.4). Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Do đó, các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn”, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo và khuyến nghị.

Ông Bùi Văn Thắm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre - cho biết, đối với việc nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân thì sở đã có yêu cầu nhà máy nước trên địa bàn lên các phương án để cung cấp nước ngọt kịp thời, đầy đủ cho người dân trên địa bàn.

“Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh để ngăn mặn. Đồng thời, đề nghị các nhà máy nước trên địa bàn lên phương án để cung cấp nước ngọt vừa phục vụ nước ngọt sinh hoạt của người dân, vừa để tưới tiêu vườn cây ăn trái trên địa bàn” - ông Thắm thông tin.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho hay, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người dân trên địa bàn tiếp tục tích cực trữ nước ngọt bằng nhiều hình thức, sử dụng tiết kiệm nước.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Nông dân hạ nguồn sông Tiền bảo vệ vườn cây trái khi xâm nhập mặn tấn công

Thành Nhân |

Xâm nhập mặn đã vào sâu khoảng 40km, nông dân ở dưới hạ nguồn sông Tiền đã tích trữ nước để đối phó với thực trạng trên, bảo vệ vườn cây ăn trái.

Xâm nhập mặn vào sâu, nông dân tích trữ nước để ứng phó

Thành Nhân |

Xâm nhập mặn đã vào sâu khoảng 40km, nông dân ở dưới hạ nguồn sông Tiền đã tích trữ nước đối phó với thực trạng trên để bảo vệ vườn cây ăn trái.

Sau giám định bảo hiểm sẽ hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng xâm nhập mặn

Đoàn Hưng |

Đã 3 năm trôi qua, gần 10ha ruộng tại xã Hải Tiến, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bị nhiễm mặn không còn canh tác được. Nguyên nhân là do các nhà thầu thi công cao tốc Tiên Yên - Móng Cái hạng mục cống 5 cửa ngăn nước mặn gây ra.

Trình Bộ Chính trị đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong tháng 3

PHẠM ĐÔNG |

Ngày 19.2, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 57/TB-VPCP thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Xung đột Trung Đông leo thang ảnh hưởng tới giá dầu

Nguyễn Thúy |

Phiên giao dịch ngày 20.2 (giờ Việt Nam), giá dầu dao động nhẹ do lo ngại về nguồn cung từ căng thẳng ở Trung Đông.

Doanh thu phòng vé Việt mùa Tết khởi sắc

Ngọc Dủ |

Sau gần 9 ngày chiếu Tết, phòng vé Việt ghi nhận mức doanh thu khoảng 450 tỉ đồng (tính cả phim Việt và phim ngoại). Trong đó, “Mai” của Trấn Thành đóng góp lớn nhất khi mang về hơn 311 tỉ đồng (tính đến sáng 19.2).

Tiền vệ Hoàng Đức và Quả bóng vàng Việt Nam 2023 đến từ ảnh hưởng cá nhân

HOÀNG HUÊ |

Bình luận viên Quang Tùng khẳng định, sức ảnh hưởng của cá nhân trong câu lạc bộ có thể là lí do giúp tiền vệ Hoàng Đức giành danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam 2023.

Cô gái Hà Nội bức xúc kể lại diễn biến vụ thú cưng chết sau ca phẫu thuật 37 triệu đồng

KHÁNH AN |

Vũ Nguyễn Trâm Anh (23 tuổi, Hà Nội) cho biết, cảm thấy bức xúc về dịch vụ và cách hành xử của nhân viên tại bệnh viện thú y quốc tế A, khi thú cưng của cô chết sau ca phẫu thuật 37 triệu đồng tại đây.

Nông dân hạ nguồn sông Tiền bảo vệ vườn cây trái khi xâm nhập mặn tấn công

Thành Nhân |

Xâm nhập mặn đã vào sâu khoảng 40km, nông dân ở dưới hạ nguồn sông Tiền đã tích trữ nước để đối phó với thực trạng trên, bảo vệ vườn cây ăn trái.

Xâm nhập mặn vào sâu, nông dân tích trữ nước để ứng phó

Thành Nhân |

Xâm nhập mặn đã vào sâu khoảng 40km, nông dân ở dưới hạ nguồn sông Tiền đã tích trữ nước đối phó với thực trạng trên để bảo vệ vườn cây ăn trái.

Sau giám định bảo hiểm sẽ hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng xâm nhập mặn

Đoàn Hưng |

Đã 3 năm trôi qua, gần 10ha ruộng tại xã Hải Tiến, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bị nhiễm mặn không còn canh tác được. Nguyên nhân là do các nhà thầu thi công cao tốc Tiên Yên - Móng Cái hạng mục cống 5 cửa ngăn nước mặn gây ra.