Nông dân hạ nguồn sông Tiền bảo vệ vườn cây trái khi xâm nhập mặn tấn công

Thành Nhân |

Xâm nhập mặn đã vào sâu khoảng 40km, nông dân ở dưới hạ nguồn sông Tiền đã tích trữ nước để đối phó với thực trạng trên, bảo vệ vườn cây ăn trái.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa (62 tuổi, ngụ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết, hiện nay độ mặn tại kênh Bến Rớ kết quả đo được sáng nay là 0,1‰. Do đó, người dân đã ngăn mặn không cho nước vào ruộng nữa để bảo vệ vườn cây ăn trái.

“Tôi có 2ha trồng sầu riêng mà loại cây này không chịu được nước mặn. Trước đó nghe dự báo mặn tấn công sau Tết Giáp thìn 2024 nên đã cho dự trữ nước ngọt trong mương ruộng để tưới tiêu”, ông Nghĩa cho hay.

Kiểm tra độ mặn tại cống Bến Rớ (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã cho kết quả là 0,1‰. Ảnh: Thành Nhân
Kiểm tra độ mặn tại cống Bến Rớ (huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đã cho kết quả là 0,1‰. Ảnh: Thành Nhân

Theo ông Nghĩa, giải pháp tích trữ nước ở mương ruộng cũng là biện pháp trước mắt. Còn nếu mặn cứ tiếp tục dài hạn thì bà con nơi đây đã tính đến phương án đấu nối ống kéo nước ngọt về để tưới cây ăn trái.

Đồng quan điểm với ông Nghĩa, ông Huỳnh Văn Thiết (64 tuổi, ngụ ở xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết, những tháng qua, nước mặn xâm nhập vào sâu kênh Bến Rớ. Nước ở trong kênh Bến Rớ đã có độ mặn là 0,1‰. Để đối phó với việc mặn xâm nhập, gia đình ông đã làm một bồn chứa nước ngọt và tích trữ nước ở mương ruộng để tưới tiêu.

Vườn cây ăn trái của bà con nông dân ở huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) xanh tốt. Ảnh: Thành Nhân
Vườn cây ăn trái của bà con nông dân ở huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre) xanh tốt. Ảnh: Thành Nhân

Ông Bùi Văn Thắm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre - cho biết, đối với việc nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân thì Sở đã có yêu cầu nhà máy nước trên địa bàn lên các phương án để cung cấp nước ngọt kịp thời, đầy đủ cho người dân trên địa bàn.

“Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh để ngăn mặn. Đồng thời, đề nghị các nhà máy nước trên địa bàn lên phương án để cung cấp nước ngọt vừa phục vụ nước ngọt sinh hoạt của người dân, vừa để tưới tiêu vườn cây ăn trái trên địa bàn”, ông Thắm thông tin.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cũng cho hay, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo người dân trên địa bàn tiếp tục tích cực trữ nước ngọt bằng nhiều hình thức, sử dụng tiết kiệm nước.

Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Bến Tre, trên sông Cửa Đại, độ mặn 4‰ đã xâm nhập đến ấp Hoà Thạnh (xã Giao Hoà, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), cách cửa sông 39km. Ngoài ra, độ mặn 1‰ đã xâm nhập đến ấp 6 (xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre), cách cửa sông 44km.

Còn trên sông Hàm Luông, độ mặn 4‰ xâm nhập đến ấp 6 (xã Phước Long, huyện Giồng Trôm) - xã Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày Nam), cách cửa sông 37-38km. Bên cạnh đó, độ mặn 1‰ xâm nhập đến ấp Hoà Chánh (xã Sơn Đông, huyện Châu Thành) - ấp Thanh Xuân 1 (xã Thanh Tân, huyện Mỏ Cày Bắc), cách cửa sông 53km.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

Độ mặn 4‰ vào sâu cách cửa sông Cửa Đại 36km, các địa phương ứng phó

Thành Nhân |

Trên sông Cửa Đại, độ mặn 4‰ đã xâm nhập cách cửa sông 36km, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu các đơn vị kịp thời tham mưu lựa chọn vị trí đắp đập tạm nhằm đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân trong mùa hạn mặn 2023-2024.

Hạn mặn đe doạ hàng nghìn hécta, ĐBSCL khẩn trương ứng phó

NHÓM PV |

Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào mùa khô 2023-2024 được dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nguy cơ thiếu nước ngọt cục bộ. Để bảo vệ mùa vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân các địa phương đang khẩn trương ứng phó.

Bạc Liêu lên 3 kịch bản ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiều 6.12, UBND tỉnh Bạc Liêu triển khai 3 kịch bản ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023-2024. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đề nghị tăng cường ứng phó, không để người dân tự phát sản xuất trong khi thiếu nước.

Cây mai vàng 60 năm tuổi ở Đồng Nai thưa khách tới ngắm

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, Tết Giáp Thìn 2024, cây mai vàng tròn 60 năm tuổi nổi tiếng cả nước tại đường Ngô Quyền, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc kém sắc hơn những năm trước; thưa vắng khách tới ngắm mai...

Công an họp báo vụ cô gái mất tích, bị phân xác phi tang vào 29 Tết

Anh Tú |

Chiều tối 14.2, Công an TPHCM tổ chức họp báo, thông tin về diễn biến điều tra, truy bắt nghi phạm sát hại cô gái 25 tuổi tại nhà trọ ở TP Thủ Đức (cô gái được gia đình thông báo mất tích vào ngày 29 Tết).

Ủng hộ thu phí trông giữ xe qua mã QR và VETC

Minh Hạnh |

Hà Nội - Dịp Tết Nguyên đán năm nay, điểm trông giữ xe tại Phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ) đã hạn chế sử dụng tiền mặt mà dùng hình thức quét mã QR hoặc thu phí không dừng được đông đảo người dân ủng hộ.

Mùa xuân Hà Giang đẹp như miền cổ tích

Nguyễn Tùng |

Bên cạnh sự hùng vĩ đầy gai góc của bạt ngàn núi đá tai mèo thường thấy, vào mùa xuân, mảnh đất Hà Giang còn khoác lên mình diện mạo của sắc màu và nhịp sống êm đềm.

Hơn 29.000 tài xế vi phạm nồng độ cồn bị xử lý, người chết do tai nạn giảm

Việt Dũng |

Chiều 14.2, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, có 29.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn… bị xử lý.

Độ mặn 4‰ vào sâu cách cửa sông Cửa Đại 36km, các địa phương ứng phó

Thành Nhân |

Trên sông Cửa Đại, độ mặn 4‰ đã xâm nhập cách cửa sông 36km, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu các đơn vị kịp thời tham mưu lựa chọn vị trí đắp đập tạm nhằm đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân trong mùa hạn mặn 2023-2024.

Hạn mặn đe doạ hàng nghìn hécta, ĐBSCL khẩn trương ứng phó

NHÓM PV |

Các tỉnh ĐBSCL đang bước vào mùa khô 2023-2024 được dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nguy cơ thiếu nước ngọt cục bộ. Để bảo vệ mùa vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân các địa phương đang khẩn trương ứng phó.

Bạc Liêu lên 3 kịch bản ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn

NHẬT HỒ |

Bạc Liêu - Chiều 6.12, UBND tỉnh Bạc Liêu triển khai 3 kịch bản ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn vụ mùa 2023-2024. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đề nghị tăng cường ứng phó, không để người dân tự phát sản xuất trong khi thiếu nước.