Xâm nhập mặn tấn công, nông dân Bến Tre chủ động ứng phó

Thành Nhân |

Đã có kinh nghiệm để ứng phó hạn mặn lịch sử mùa khô 2019-2020 nên năm nay xảy ra xâm nhập mặn, những nông dân ở tỉnh Bến Tre đã chủ động lên phương án để đối phó hạn mặn, dự phòng nước để tưới cho cây ăn trái nên thiệt hại ít.

Chủ động ứng phó xâm nhập mặn

Làng hoa kiểng Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) được ví như là “vương quốc hoa Kiểng” ở Miền Tây. Nơi đây, quanh năm đa số người dân trồng hoa kiểng và chiết giâm cành để mua bán cây giống.

Theo ghi nhận của PV Báo Lao Động, dọc theo Quốc lộ 57 từ phà Tân Phú (huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) về huyện Mỏ Cày Nam (tỉnh Bến Tre) hai bên đường người dân trồng cây kiểng và cây giống. Đã có kinh nghiệm để ứng phó hạn mặn lịch sử mùa khô 2019-2020 nên năm nay xảy ra xâm nhập mặn, những nông dân ở đây đã chủ động lên phương án để ứng phó.

Anh Nguyễn Ngọc Danh (xã Long Thới, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) cho biết, đã có kinh nghiệm để ứng phó hạn mặn lịch sử mùa khô 2019-2020, giờ đây nông dân ở làng hoa kiểng Chợ Lách đã có giải pháp để tìm nguồn nước ngọt khi hạn mặn xảy ra. Do đó, hầu hết nông dân ở đây không lo lắng.

“Khi nghe cơ quan chức năng dự báo về hạn mặn sẽ xảy ra, gia đình tôi đã kiểm tra lại máy bơm nước và giếng khoan để sẵn sàng lấy nước nếu mặn xâm nhập vào sâu. Khi địa phương đóng tất cả cống lại, gia đình sẽ sử dụng nước giếng khoan để tưới cây. Còn nước sinh hoạt thì sử dụng nước ở trạm cấp nước nên không lo lắng thiếu nước”, anh Danh chia sẻ.

Lá cây Sầu Riêng bị héo dần, nhưng không thiệt hại lớn. Ảnh: Thành Nhân
Lá cây sầu riêng bị héo dần, nhưng không thiệt hại lớn. Ảnh: Thành Nhân

Có 2 ha vườn sầu riêng, ông Nguyễn Văn Nghĩa (61 tuổi, ngụ ở huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết: “Cây sầu riêng không chịu được nước mặn. Nhưng do thiếu nước ngọt, ông và người dân ở đây không còn cách nào khác phải lấy nước có độ mặn dưới 0.2‰ để tưới. Nếu không tưới cây sẽ khát nước mà chết”.

Theo ông Nghĩa, việc tưới nước có độ mặn dưới 0,2‰ đã khiến diện tích trồng sầu riêng của ông bị cháy lá đang bị héo dần. Hiện tại, cây đang cho trái sắp thu hoạch nếu nước kênh Bến Rớ độ mặn kéo dài cây có nguy cơ chết.

Nông dân tích trữ nước ở mương và bốn chứa để tưới tiêu. Ảnh: Thành Nhân
Nông dân tích trữ nước ở mương và bốn chứa để tưới tiêu. Ảnh: Thành Nhân

Ông Nghĩa cũng chia sẻ, do diện tích cây ăn trái đang vào thời điểm gần thu hoạch phải cần nước ngọt để tưới nên ông đã có giải pháp tích trữ nước ở mương ruộng. Đây cũng là biện pháp trước mắt. Còn nếu mặn cứ tiếp tục dài hạn thì bà con nơi đây đã tính đến phương án đấu nối ống kéo nước ngọt về để tưới cây ăn trái.

Ít thiệt hại nhờ chủ động ứng phó

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Đoàn Văn Đảnh​ – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết, theo dự báo của cơ quan chức năng, trong 2 tháng tới đây hạn mặn sẽ giảm xuống.

Liên quan đến vấn đề nước tưới tiêu và nước sinh hoạt cho người dân, ông Đoàn Văn Dảnh cho hay, nhà máy nước của Bến Tre và nhà máy nước của Châu Thành đã có phương án đóng cống bơm bổ sung. Khi cần tích trữ, sở sẽ chỉ đạo các nhà máy trên bơm bổ sung để phục vụ sinh hoạt.

Riêng nước phục vụ tưới tiêu cho cây trồng, từ tháng 12.2022, sở đã khuyến cáo bà con nông dân tích trữ nước ở trong ao, mương để phục vụ tưới tiêu, đặc biệt tại khu vực huyện Châu Thành một số người dân do chưa có tích trữ nước ngọt để tưới tiêu nên khi lấy nước ở sông, kênh có thời điểm gặp nước mặn để tưới cây đã xảy ra cháy lá nhưng không ảnh hưởng chết cây.

Theo Viện khoa học Thủy lợi Miền Nam, xâm nhập mặn lớn nhất mùa khô năm nay trên các cửa chính sông Cửu Long đã đến trong tháng 3 với ranh giới mặn 1g/l vào sâu nhất là 60 - 65 km từ biển.

Dự báo xu thế xâm nhập mặn trên các cửa sông chính sẽ giảm trong 2 tháng tới. Tháng 4, mặn 1g/l vào sâu giảm 3 - 10 km trên các cửa sông chính, nửa cuối tháng 5 ranh mặn cao nhất còn ở khoảng cách 35 - 40 km.

Để đề phòng các rủi ro do hạn, mặn gây ra, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam khuyến cáo với các địa phương cần chủ động các giải pháp ứng phó, chủ động tích nước cho sinh hoạt và cây trồng cạn, tích trữ nước trong các hệ thống kênh rạch trước các kỳ mặn lên cao.

Thành Nhân
TIN LIÊN QUAN

ĐBSCL: Mặn có thể vào sâu 65-75km, khuyến cáo trữ nước, bảo vệ cây ăn trái

Thành Nhân |

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, dự báo vùng ven biển ĐBSCL mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát mặn.

Liên kết để ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Hạn mặn tại ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, độ mặn tiếp tục lấn sâu hơn vào nội đồng. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động của xâm nhập mặn đến thành quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn 2023 tại ĐBSCL

NHÓM PV |

Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 1 tỉ USD  năm 2023; Miền Tây: Triệt phá hàng trăm vụ tệ nạn xã hội dịp Tết Quý Mão; Cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2023 tại ĐBSCL; Vì sao Cần Thơ không có vụ tai nạn giao thông trong dịp nghỉ Tết?; Ngư dân miền Tây kỳ vọng vào chuyến ra khơi đầu năm là những nội dung sẽ có trong Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.

Mỹ công bố chi tiết gói viện trợ mới 2,6 tỉ USD cho Ukraina

Thanh Hà |

Ngày 4.4, Lầu Năm Góc công bố khoản hỗ trợ quân sự trị giá 2,6 tỉ USD, bao gồm 3 radar giám sát trên không, tên lửa chống tăng và xe tải nhiên liệu cho Ukraina. 

Cơ chế xin cho trong vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Do bị nhũng nhiễu, để được tổ chức các chuyến bay giải cứu, doanh nghiệp phải tăng giá vé, chi phí để có tiền "bôi trơn" cho lãnh đạo các bộ, ngành cả trăm tỉ đồng.

Nghệ An: Bị đóng cửa hàng loạt, chủ quán karaoke kêu cứu

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Bị cơ quan chức năng đóng cửa, yêu cầu dừng hoạt động do không đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy, nhiều chủ cơ sở karaoke "kêu cứu" vì khó khăn chồng chất.

Cảnh sát giao thông Hà Nội lập tổ công tác đặc biệt xử lý xe quá tải

Tô Thế |

Hà Nội - 5 tổ công tác đặc biệt thuộc Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT, Công an TP Hà Nội) thực hiện nhiệm vụ tuần tra, xử lý vi phạm liên quan đến tải trọng. Địa bàn hoạt động là tất cả khu vực tuyến đường do Phòng CSGT và cả những tuyến quốc lộ, tỉnh lộ do các quận, huyện quản lý.

Loạt ồn ào của Lệ Quyên, Hiền Hồ: Nghệ sĩ Việt hồn nhiên và bản năng?

Mi Lan |

Từ việc Lệ Quyên sỉ nhục antifan trên mạng xã hội, Trịnh Thăng Bình khoe ảnh chụp với Hiền Hồ, hay Jack vui vẻ xuất hiện ở sự kiện sau khi vướng scandal... cho thấy, nghệ sĩ Việt đang hoạt động với sự “hồn nhiên”, thiếu định hướng về chiến lược hình ảnh.

ĐBSCL: Mặn có thể vào sâu 65-75km, khuyến cáo trữ nước, bảo vệ cây ăn trái

Thành Nhân |

Theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, dự báo vùng ven biển ĐBSCL mặn bất thường, hạn hán thiếu nước có thể xảy ra ở các vùng chưa hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát mặn.

Liên kết để ứng phó xâm nhập mặn

PHƯƠNG ANH |

Hạn mặn tại ĐBSCL đang diễn biến phức tạp, độ mặn tiếp tục lấn sâu hơn vào nội đồng. Ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng phó nhằm hạn chế tác động của xâm nhập mặn đến thành quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Miền Tây Chào Ngày Mới: Cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn 2023 tại ĐBSCL

NHÓM PV |

Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 1 tỉ USD  năm 2023; Miền Tây: Triệt phá hàng trăm vụ tệ nạn xã hội dịp Tết Quý Mão; Cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2023 tại ĐBSCL; Vì sao Cần Thơ không có vụ tai nạn giao thông trong dịp nghỉ Tết?; Ngư dân miền Tây kỳ vọng vào chuyến ra khơi đầu năm là những nội dung sẽ có trong Miền Tây Chào Ngày Mới hôm nay.