Sau giám định bảo hiểm sẽ hỗ trợ các hộ dân bị ảnh hưởng xâm nhập mặn

Đoàn Hưng |

Đã 3 năm trôi qua, gần 10ha ruộng tại xã Hải Tiến, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh bị nhiễm mặn không còn canh tác được. Nguyên nhân là do các nhà thầu thi công cao tốc Tiên Yên - Móng Cái hạng mục cống 5 cửa ngăn nước mặn gây ra.

Người dân 3 năm chờ lời hứa

Sau sự cố, 56 hộ dân bị ảnh hưởng đã được nhận tiền đền bù lần thứ nhất để thau chua rửa mặn cánh đồng cùng lời hứa của đơn vị thi công là sẽ tiến hành hỗ trợ lần tiếp theo sớm nhất có thể. Tuy nhiên, điều người dân quan tâm lúc này là có mốc thời gian cụ thể để ổn định sản xuất.

Cùng phóng viên Báo Lao Động đi tìm hiểu thực tế tại cánh đồng của gia đình, bà Vũ Thị Hợi, thôn 7, xã Hải Tiến cho biết: “Từ năm 2021, khi thi công đường cao tốc, nước biển tràn vào ruộng, khoảng tầm tháng 8-9. Khi bị ngập mặn, chúng tôi cũng quay camera gửi đến chính quyền địa phương, sau đó 1 cuộc họp giữa chính quyền địa phương, bên thi công công trình, 56 hộ dân và thống nhất phương án hỗ trợ, đền bù cho các hộ bị thiệt hại trong năm 2022. Nhưng đến năm 2022, người dân vẫn không nhận được tiền đền bù hỗ trợ.

Đến tháng 6.2023 chúng tôi mới chỉ nhận được một phần số tiền hỗ trợ. Đơn vị thi công cũng hứa hẹn là thời gian gần nhất sẽ chi trả tiền hỗ trợ đền bù lần 2 nhưng không có mốc thời gian cụ thể”.
Cùng chung mong muốn, anh Nguyễn Văn Nhàn, thôn 7, xã Hải Tiến bày tỏ: “Đã 3 năm đồng ruộng của gia đình tôi không cấy được. Chúng tôi mong muốn chính quyền giúp để chúng tôi có được số tiền này thau chua, rửa mặn, để dân chúng tôi đỡ khổ”.

Cần sự vào cuộc của chính quyền

Theo tìm hiểu của phóng viên, tháng 8.2021, các nhà thầu thi công cao tốc Tiên Yên - Móng Cái hạng mục cống 5 cửa ngăn nước mặn đã để xảy ra sự cố tràn nước biển vào phần đất canh tác lúa, hoa màu của các hộ dân.

Kết quả kiểm tra cho thấy, nguyên nhân là do quy trình xử lý của các đơn vị chưa đảm bảo. Hậu quả khiến cho các hộ không thu hoạch được vụ mùa năm 2021, không canh tác được trong năm 2022. Tổng số 56 hộ bị ảnh hưởng, chủ yếu ở thôn 7 với diện tích khoảng 16ha. Năm 2023 đã khắc phục được 4ha, hiện còn 10ha chưa thể trồng, cấy được.

Ngày 18.1, làm việc với phóng viên Báo Lao Động, ông Vũ Viết Duy, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Tiến, cho biết: “Sau khi nhận được phản ánh của người dân, UBND xã đã tiến hành khảo sát kiểm kê mức độ thiệt hại có văn bản ghi nhận sự việc và báo cáo UBND thành phố.

Sau đó, UBND TP Móng Cái đã triển khai cuộc họp gồm đơn vị thi công, Phòng Quản lý đô thị, UBND xã và bà con. Kết quả, đã thống nhất phương án hỗ trợ một phần kinh phí cho bà con sản xuất vụ mùa năm 2021. Đến tháng 6.2023, đơn vị thi công đã chi trả 1 phần kinh phí đợt 1 cho bà con nhân dân với số tiền trên 600 triệu đồng. Đến nay, sau thời gian thau chua rửa mặn đã có một phần diện tích đưa vào canh tác, còn một phần vẫn đang chờ xử lý.

UBND xã sẽ tiếp tục báo cáo thành phố đôn đốc đơn vị thi công hỗ trợ kinh phí còn lại để ổn định canh tác đảm bảo phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn”.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Nguyễn Tuấn Đạt - Trưởng Văn phòng hiện trường khu vực Móng Cái, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vân Đồn (Chủ đầu tư cao tốc Tiên Yên - Móng Cái) - cho biết: "Do sự việc diễn ra từ năm 2021 nên cần nhiều thời gian để giám định bảo hiểm, tham vấn các bên liên quan và xử lý hồ sơ. Ngay khi có phương án chính thức từ bên giám định bảo hiểm, công ty sẽ hỗ trợ chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng xâm nhập mặn do thi công cao tốc".

Khi xảy ra sự cố, đơn vị đã thuê đơn vị bảo hiểm rà soát tính toán thiệt hại xây dựng phương án, mức bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng trên cơ sở báo cáo của phòng Quản lý đô thị thành phố. Việc chi trả đợt 1 đã xong, công ty sẽ tiếp tục đôn đốc đơn vị bảo hiểm để đơn vị có phương án tiếp tục chi trả đợt 2 cho các hộ dân".

Đoàn Hưng
TIN LIÊN QUAN

Hàng nghìn hộ dân ở Thái Bình khốn khổ vì nước sạch nhiễm mặn

Lương Hà |

Nhiều năm trở lại đây, hàng nghìn hộ dân ở xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình phải chấp nhận cảnh sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.

Vườn rau lớn nhất Đà Nẵng héo úa do nước sông nhiễm mặn

Nguyễn Linh |

Chưa năm nào người dân canh tác tại vườn rau La Hường (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) nhìn thấy cảnh vườn rau héo úa do cả nước sông và nước giếng khoan đều bị nhiễm mặn, nhiễm lợ như năm nay.

Nước nhiễm mặn, nông dân Đà Nẵng chỉ biết trông đợi trời mưa

THÙY TRANG |

Nắng nóng cùng với việc nước tại các hồ chứa trên đầu nguồn đang bị cạn kiệt khiến nước sông Cẩm Lệ, Đà Nẵng bị nhiễm mặn. Làng rau La Hường, quận Cẩm Lệ nằm bên bờ sông này cũng đang bị ảnh hưởng khi các hộ dân đang phải tưới nước lợ, nhiễm phèn. Rau màu nhiều loại bị chết gốc, chết khô. Người dân chỉ biết trông chờ vào mưa để rửa mặn.

Truy tố Đặng Thị Hàn Ni vì đưa bí mật cá nhân bà Phương Hằng lên mạng

Anh Tú |

TPHCM - Ngày 23.1, Viện KSND TPHCM đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Trần Văn Sỹ và bị can Đặng Thị Hàn Ni về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Tuyển Việt Nam nên kiên nhẫn với huấn luyện viên Troussier nhìn từ trường hợp ông Shin Tae-yong

AN NGUYÊN |

Trước khi giành chiến thắng trước tuyển Việt Nam và có màn thể hiện tốt tại Asian Cup 2023, huấn luyện viên Shin Tae-yong cũng từng hứng chịu nhiều chỉ trích.

Nhiều học sinh tiểu học ở Hà Nội vẫn đến trường dù rét dưới 10 độ C

HỮU CHÁNH |

Do không có điều kiện ở nhà trông con, nhiều phụ huynh vẫn phải đưa các em đến trường trong ngày Hà Nội rét cắt da cắt thịt.

Giá vàng hôm nay 23.1: Diễn biến trái chiều, ồ ạt mua gom

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 23.1 có xu hướng tăng ở thị trường trong nước. Trong khi đó, giá vàng thế giới đi xuống.

Quý II/2024, Hà Nội dự kiến trình đề án thu phí vỉa hè

THU GIANG |

Đề án thu phí vỉa hè được Sở Xây dựng Hà Nội dự kiến trình vào quý II/2024 nhằm khai thác hiệu quả, bền vững. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, lộ trình thu phí vỉa hè cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, cụ thể hóa dựa trên hạ tầng, đô thị có sẵn.

Hàng nghìn hộ dân ở Thái Bình khốn khổ vì nước sạch nhiễm mặn

Lương Hà |

Nhiều năm trở lại đây, hàng nghìn hộ dân ở xã Thụy Quỳnh, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình phải chấp nhận cảnh sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân.

Vườn rau lớn nhất Đà Nẵng héo úa do nước sông nhiễm mặn

Nguyễn Linh |

Chưa năm nào người dân canh tác tại vườn rau La Hường (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) nhìn thấy cảnh vườn rau héo úa do cả nước sông và nước giếng khoan đều bị nhiễm mặn, nhiễm lợ như năm nay.

Nước nhiễm mặn, nông dân Đà Nẵng chỉ biết trông đợi trời mưa

THÙY TRANG |

Nắng nóng cùng với việc nước tại các hồ chứa trên đầu nguồn đang bị cạn kiệt khiến nước sông Cẩm Lệ, Đà Nẵng bị nhiễm mặn. Làng rau La Hường, quận Cẩm Lệ nằm bên bờ sông này cũng đang bị ảnh hưởng khi các hộ dân đang phải tưới nước lợ, nhiễm phèn. Rau màu nhiều loại bị chết gốc, chết khô. Người dân chỉ biết trông chờ vào mưa để rửa mặn.