Vùng cao Sơn La thiếu nước sản xuất trầm trọng

Minh Nguyễn |

Người dân thiếu nước sinh hoạt, sản xuất bị đình trệ, hoa màu héo úa. Tình trạng khô hạn ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đang trong giai đoạn cao điểm nhất.

Cây cối héo úa vì thiếu nước 

Người dân ở bản Hua Tạt, xã Vân Hồ đang gồng mình chống hạn. Hầu hêt diện tích cây hoa màu như ngô, mận, cam, dâu tây… đều bị héo úa vì thiếu nước tưới.

Ông Tráng A Cao - Bí thư Chi bộ bản Hua Tạt là hộ dân tích cực sản xuất nông nghiệp nhất xã. Vườn cam, vườn quýt và vườn dâu tây của gia đình ông đang vào thời kì ra hoa đậu quả cần rất nhiều nước tưới, vậy mà cái máy bơm của gia đình cứ tậm tịt. Nước lúc có lúc không.

Suốt mấy tháng qua, ông Cao xoay trần với chuyện lo nước tưới cho cây trồng. Vườn quýt đường gần 2.000 cây của ông trồng ở xã Tân Xuân đang thời kì đậu quả bị rụng hàng loạt. Lá cây héo khô, quả khô quắt và rụng dần. “Mọi năm, vườn quýt cho thu 30 tấn quả, năm nay khả năng mất trắng. Không có nước, nên cây không phát triển được”, ông Cao chia sẻ.

Ông Cao ngồi bên ruộng dâu tây đang thời kì cho thu hoạch đang chết dần.
Ông Cao ngồi bên ruộng dâu tây đang thời kì cho thu hoạch đang chết dần.

Ngoài vườn quýt, ông Cao còn trồng cam, trồng dâu tây, cà chua ở bản Hua Tạt. Tổng diện tích lên đến 5ha đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu nước tưới. Mấy nghìn gốc dâu tây, quả héo quắt. Nhiều cây đã chết khô. Vườn cam cạnh đó lá héo rũ, quả non rụng cả đống. “Suốt mấy tháng qua, nơi này không có mưa. Nguồn nước từ khe núi chảy ra giờ cạn kiệt”, ông Cao cho biết thêm.

Không riêng gì ông Cao, 170 hộ dân ở bản Hua Tạt cũng đang đứng trên đống lửa. Vụ gieo ngô, tra đỗ đã qua từ lâu. Vậy mà đồi núi vẫn khô không khốc, không có nổi một giọt nước. Hơn trăm ha ngô mà bà con bản Hua Tạt gieo xuống đã lâu, nay chúng héo úa và chết dần trong cái nắng gắt đầu mùa. Theo ông Cao, nếu tình trạng này kéo dài hết tháng 4, bà con coi như mất trắng vụ ngô.

Nhiều diện tích đất nông nghiệp của huyện Vân Hồ vẫn chưa thể xuống giống do thiếu nước tưới.
Nhiều diện tích đất nông nghiệp của huyện Vân Hồ vẫn chưa thể xuống giống do thiếu nước tưới.

Đi qua các xã Loóng Luông, Tân Xuân, Tô Múa, Song Khủa đặc biệt là ở các bản cao của huyện Vân Hồ, thấy các nương đá trở trọi. Bà con đã dọn sạch cỏ và đợi mưa xuân xuống tra ngô, tra đậu, nhưng suốt nhiều ngày qua, mong ước của người dân vẫn chưa thành hiện thực.

Dân mua nước với giá cao

Nước cho sản xuất đã thiếu trầm trọng, nước cho sinh hoạt của bà con người Mông ở các bản cao cũng đang là vấn đề “nóng”. Đến bản Co Tang, xã Loóng Luông vào những ngày này mới cảm nhận được sự vất vả của bà con nơi đây. Ai cũng nói đến chuyện lo có nước sinh hoạt đã rồi mới tính đến việc khác.

Các cháu mầm non ở bản Co Tang, xã Loóng Luông đang phải sử dụng nước dè xẻn.
Các cháu mầm non ở bản Co Tang, xã Loóng Luông đang phải sử dụng nước dè xẻn.

Gia đình ông Sồng A Sử sáng nào cũng phải chuẩn bị một can nước trước khi đưa cháu nội đến trường mầm non. Một tay ông dắt đứa cháu, phía sau lưng gùi can nước 20 lít.

“Suốt 2 tháng qua, tôi phải đưa nước đến lớp cho cháu nội mình dùng. Ở trường mầm non không còn giọt nước nào”, ông Sử cho biết.

Không riêng gì ông Sử, các gia đình khác trong bản Co Tang có con em đi học cũng đều phải gùi theo can nước. Ở trường mầm non có 2 cái thùng xanh khoảng 3 khối. Phụ huynh đưa con đến lớp, đổ nước vào thùng xong đâu vào đấy mới về.

Cô giáo mầm non Khà Sú lo lắng: “Nhà trường không kiếm đâu ra nước, nên mới phải vận động phụ huynh mang nước đến. Việc này diễn ra được 2 tháng rồi. Mỗi cháu một can nước cũng phải dùng dè xẻn lắm. Nó chỉ đủ cho các cháu rửa mặt và vệ sinh. Nhiều hôm thiếu nước, các cô cũng phải vác can đến các hộ gia đình xin tạm”.

Ông Sử ở bản Co Tang dẫn cháu nội đến lớp phải mang theo một can nước.
Ông Sử ở bản Co Tang dẫn cháu nội đến lớp phải mang theo một can nước.

Xã Loóng Luông có 9 bản đều nằm ở vùng núi đá. Mùa mưa bà con còn tận dụng nước khe. Hiện giờ có tới 60% người dân phải mua nước về dùng. Giá nước chở đến tận nhà là 100.000đ/m3.

Ông Giàng A Dê - Chủ tịch UBND xã Loóng Luông cho biết: “Chưa năm nào trời lại hạn hán như năm nay. Bà con sống ở vùng cao đã nghèo khó, nay lại liên tục phải bỏ tiền ra mua nước cũng khổ. Đặc biệt là bà con người Mông ở 2 bản Lũng Xá và Tà Dê dân phải dùng nước vô cùng tiết kiệm”.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Thái Bá Sinh - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Vân Hồ cho biết: “Hầu hết các diện tích đất nông nghiệp của Vân Hồ phụ thuộc vào nguồn nước mưa. Năm nay trời hạn, nên việc gieo cấy của bà con gặp nhiều bất lợi.

Trong những năm qua, huyện đã vận động bà con chuyển việc trồng ngô, trồng lúa sang trồng cây ăn quả và cây dài ngày. Việc thay đổi mùa vụ cũng giúp bà con tránh được tình trạng thiếu nước tưới như hiện nay”.

Minh Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đầu mùa khô đã lo thiếu nước sạch

NHẬT HỒ |

Không chỉ thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, ngay cả nước mặn để nuôi tôm cũng thiếu. Tình trạng thiếu nước tại tỉnh Cà Mau không mới, diễn ra nhiều năm, nhưng chưa được khắc phục triệt để.

Hà Nội: Người dân khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt

Nguyễn Thúy |

Chủ trương di dời các trường đại học ra ngoại ô khiến lượng sinh viên đổ về khu vực Láng - Hòa Lạc (Thạch Thất) ngày càng đông đúc, tuy nhiên một thực tế đang diễn ra đó là không đủ nước sinh hoạt để cho người dân dùng.

Hàng trăm hộ dân Hòa Bình khốn đốn vì thiếu nước sạch

Hùng Dân |

Hòa Bình - Do không có nước sạch, hàng trăm hộ dân ở Hòa Bình phải sử dụng nguồn nước giếng không đảm bảo suốt hàng chục năm trời.

Xét xử cựu Chủ tịch tỉnh Bình Thuận tại Hà Nội

Việt Dũng |

TAND Hà Nội vừa có quyết định đưa cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai và đồng phạm ra xét xử vào ngày 10.5 tới.

Cao điểm lễ Giỗ Tổ và 30.4, lượt khách đến Tân Sơn Nhất tăng vọt 33%

KHÁNH LINH |

TP Hồ Chí Minh - Theo thông tin mới nhất từ Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong những ngày cao điểm dịp lễ Giỗ Tổ và 30.4-1.5, lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất lên tới 755.910 lượt khách quốc tế và nội địa, tăng gần 33% so với cùng kỳ năm 2022.

Thủ đoạn lừa đảo 2.700 tỉ đồng của "tiến sĩ dạy học làm giàu"

Việt Dũng |

Hà Nội - Phạm Thanh Hải - chủ tịch Công ty IDT lập website "hoclamgiau" tổ chức các hội thảo dạy làm giàu để huy động vốn lên tới 2.725 tỉ đồng, hứa trả lãi suất 40-50%.

Số ca mắc COVID-19 cao nhất từ đầu năm 2023, ai cần tiêm vaccine bổ sung?

AN AN - MINH HÀ |

Trong ngày 22.4 ghi nhận 2461 ca mắc COVID-19 mới - số ca cao nhất trong hơn 6 tháng qua. Trước tình hình trên, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo một số nhóm đối tượng cần tiêm vaccine bổ sung để đảm bảo chất lượng miễn dịch.

Không có chuyện Giám đốc Quỹ tín dụng ở Lâm Đồng vỡ nợ, bỏ trốn

Phan Tuấn |

Rất đông khách hàng, thành viên đang đến rút tiền tại Quỹ Tín dụng Nhân dân Phường II, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), bất chấp việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng khẳng định đơn vị này không liên quan đến các trường hợp vỡ nợ như tin đồn.

Đầu mùa khô đã lo thiếu nước sạch

NHẬT HỒ |

Không chỉ thiếu nước ngọt trong sinh hoạt, ngay cả nước mặn để nuôi tôm cũng thiếu. Tình trạng thiếu nước tại tỉnh Cà Mau không mới, diễn ra nhiều năm, nhưng chưa được khắc phục triệt để.

Hà Nội: Người dân khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt

Nguyễn Thúy |

Chủ trương di dời các trường đại học ra ngoại ô khiến lượng sinh viên đổ về khu vực Láng - Hòa Lạc (Thạch Thất) ngày càng đông đúc, tuy nhiên một thực tế đang diễn ra đó là không đủ nước sinh hoạt để cho người dân dùng.

Hàng trăm hộ dân Hòa Bình khốn đốn vì thiếu nước sạch

Hùng Dân |

Hòa Bình - Do không có nước sạch, hàng trăm hộ dân ở Hòa Bình phải sử dụng nguồn nước giếng không đảm bảo suốt hàng chục năm trời.