Vỉa hè Hà Nội bị tái chiếm sau 5 tháng ra quân giành lại cho người đi bộ

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Sau thời gian ra quân tổng kiểm tra và xử lý, đến nay, tình trạng lấn chiếm vỉa hè ở các quận trung tâm vẫn tiếp tục tái diễn.

Đã 5 tháng kể từ khi TP Hà Nội yêu cầu các đơn vị đồng loạt ra quân xóa bỏ các điểm lấn chiếm vỉa hè để làm nơi buôn bán, trông giữ phương tiện. Tuy nhiên trên nhiều tuyến phố Thủ đô tình trạng lấn chiếm vỉa hè vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Theo ghi nhận của Lao Động, trên nhiều tuyến phố như Nguyễn Đình Thi, Thuỵ Khuê, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Khang,... vỉa hè vẫn đang bị người dân, các hộ kinh doanh “bức tử”, gây khó khăn cho người đi bộ.

Điển hình trên phố Nguyễn Đình Thi (quận Tây Hồ), tuy không ghi nhận tình trạng các chủ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè để buôn bán, nhưng có tình trạng ôtô ngang nhiên đỗ lên vỉa hè, bất chấp có vạch kẻ.

Hàng loạt ôtô ngang nhiên đỗ trên vỉa hè phố Nguyễn Đình Thi. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Hàng loạt ôtô ngang nhiên đỗ trên vỉa hè phố Nguyễn Đình Thi, Hà Nội. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tại đường Thuỵ Khuê (quận Tây Hồ), vỉa hè cũng không “khá khẩm” hơn. Vỉa hè ở khu vực này, nếu không bị hàng quán bủa vây thì cũng bị xe máy lấn chiếm.

Hàng hoá, xe máy la liệt trên vỉa hè đường Thuỵ Khuê. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Hàng hoá, xe máy la liệt trên vỉa hè đường Thuỵ Khuê. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Còn tại đường Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình), vỉa hè đây như biến mất. Các hộ kinh doanh ngang nhiên bày bán hàng hoá. Điều này vừa mất mỹ quan đô thị, vừa gây nguy hiểm cho việc đi lại của người dân.

Chị Nguyễn Trường Giang (35 tuổi, Nghĩa Đô, Cầu Giấy) cho biết, vỉa hè dọc đường Hoàng Hoa Thám từ lâu đã trở thành "đất" của các hộ kinh doanh.

"Bệnh viện Phổi Trung ương và Bệnh viện Quân y 354 nằm tại đây nên lượng phương tiện di chuyển qua đường Hoàng Hoa Thám rất lớn, thế nhưng vỉa hè lại trở thành nơi buôn bán và đẩy người đi bộ xuống lòng lòng đường. Biết là nguy hiểm nhưng không đi xuống lòng đường cũng không còn lựa chọn nào khác" - chị Giang bức xúc.

Vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám gần như đã biến mất. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vỉa hè đường Hoàng Hoa Thám gần như đã biến mất. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tại đường Lạc Long Quân (quận Tây Hồ), người dân vẫn buôn bán kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, tràn ra lòng đường, gây mất mỹ quan đô thị.

Vỉa hè đường Lạc Long Quân gần như không còn tồn tại. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vỉa hè đường Lạc Long Quân gần như không còn tồn tại. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Tại đường Nguyễn Khang (quận Cầu Giấy), các hàng quán thi nhau lấn chiếm vỉa hè. Vào giờ trưa, nhiều hàng ăn, quán nước... lấn kín vỉa hè để làm nơi bày bàn ghế, chỗ dựng xe máy phục vụ khách.

Dọc tuyến phố này, nhiều đoạn, một số hộ kinh doanh còn tận dụng vỉa hè làm thành nơi nấu nướng.

Xe máy được trông giữ phục vụ khách hàng trên đường Nguyễn Khang. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Xe máy được trông giữ phục vụ khách hàng trên đường Nguyễn Khang. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Một quán cơm trên đường Nguyễn Khang ngang nhiên đặt bếp nướng trên vỉa hè. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Một quán cơm trên đường Nguyễn Khang ngang nhiên đặt bếp nướng trên vỉa hè. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo Ban Chỉ đạo 197, tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường đã có nhiều chuyển biến, song chưa bền vững, nhiều điểm đã xử lý nhưng không duy trì được dẫn đến tình trạng tái chiếm.

Thời gian tới, Ban Chỉ đạo 197 sẽ chú trọng trách nhiệm người đứng đầu thành viên Ban chỉ đạo ở các địa phương. Ngoài ra, địa phương phải có phương án sắp xếp các hộ kinh doanh vỉa hè, các điểm trông giữ xe, chợ tự phát để vừa đảm bảo trật tự đô thị, vừa đảm bảo cuộc sống của người dân.

Vỉa hè đường Thuỵ Khuê trở thành nơi tập kết hàng. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Vỉa hè đường Thuỵ Khuê trở thành nơi tập kết hàng. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo kế hoạch, đợt tổng kiểm tra lập lại trật tự vỉa hè chia 3 giai đoạn:

Giai đoạn một đến hết ngày 28.2 sẽ tuyên truyền, vận động người dân trả lại nguyên trạng vỉa hè, lòng đường.

Giai đoạn hai đến 31.3, là xử lý hành vi lấn chiếm.

Giai đoạn ba kéo dài đến tháng 11, các lực lượng duy trì kiểm tra, xử lý, không để vi phạm tái diễn.

Trong 6 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã lập biên bản hơn 32.000 trường hợp vi phạm trật tự đô thị, phạt tiền hơn 17,7 tỉ đồng. Vi phạm chủ yếu là sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè để kinh doanh ăn uống, buôn bán.

Vĩnh Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Vỉa hè Hà Nội: Sau 2 tháng ra quân, nơi thông thoáng, nơi vẫn bị chiếm dụng

Việt Dũng |

Hà Nội - Sau hơn 2 tháng ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhiều tuyền phố thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên, có nơi còn thụ động dẫn đến vỉa hè vẫn bị chiếm dụng để kinh doanh.

10 năm - 5 lần ra quân, vỉa hè Hà Nội vẫn dành cho đỗ xe, bán hàng

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều năm qua Hà Nội vẫn loay hoay với bài toán dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh gây mất trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị. Trong đó, lực lượng chức năng đã 5 lần ra quân. Tuy nhiên, sau mỗi lần ra quân xử lí rầm rộ thì đâu lại vào đấy.

Chấn chỉnh vỉa hè Hà Nội: Không đánh đổi quyền lợi người đi bộ lấy kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang từng bước giành lại vỉa hè phong quang cho người đi bộ. Theo chuyên gia, việc tổ chức sắp xếp phương tiện trên vỉa hè cần phải đảm bảo việc đi lại của người dân, không thể đánh đổi quyền lợi của người đi bộ lấy lợi ích kinh tế.

Dấu hiệu điều động thiết bị trái quy định của Công ty Bách Long tại Bắc Giang

Nhóm phóng viên |

Mặc dù không được phép huy động thiết bị qua lại giữa các dự án cùng thời điểm triển khai, tuy nhiên, Công ty Cổ phần Bách Long vẫn điều động thiết bị trùng lặp tại 3 gói thầu ở huyện Lạng Giang và Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.

Dự kiến sáp nhập 6 quận ở TPHCM: Người dân lo phiền hà khi phải ngược xuôi đổi giấy tờ

HỮU CHÁNH - CHÂN PHÚC |

Nhiều ý kiến lo ngại nếu TPHCM sáp nhập 6 quận nội thành và 142 phường, xã sẽ gây nhiều xáo trộn, nhất là việc người dân phải tốn thời gian, công sức để thay đổi thông tin hồ sơ, giấy tờ.

Công nhân thất nghiệp chạy đôn chạy đáo đi tìm việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Công nhân thất nghiệp ở Bình Dương cầm hồ sơ chạy đôn chạy đáo khắp nơi gõ cửa doanh nghiệp tìm việc làm. Tuy nhiên, thời điểm này gần như các doanh nghiệp không tuyển lao động phổ thông, nhiều người mang nỗi thất vọng nặng trĩu ra về.

Vì sao chỉ làm rõ được thiệt hại 2/6 gói thầu tại Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh?

Việt Dũng |

6 gói thầu các Công ty của Hoàng Thị Thuý Nga trúng tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Ninh có trị giá hơn 660 tỉ đồng, song cơ quan chức năng chỉ làm rõ được thiệt hại của 2 gói.

Bản tin công đoàn: Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024; Hơn 54.300 đơn vị, doanh nghiệp tại Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Chủ trọ ở Bình Dương thất thu khi công nhân thất nghiệp về quê; Nhờ tổ chức công đoàn hỗ trợ, nhiều lao động đã có được căn nhà mơ ước...

Vỉa hè Hà Nội: Sau 2 tháng ra quân, nơi thông thoáng, nơi vẫn bị chiếm dụng

Việt Dũng |

Hà Nội - Sau hơn 2 tháng ra quân giành lại vỉa hè cho người đi bộ, nhiều tuyền phố thực hiện nghiêm túc, tuy nhiên, có nơi còn thụ động dẫn đến vỉa hè vẫn bị chiếm dụng để kinh doanh.

10 năm - 5 lần ra quân, vỉa hè Hà Nội vẫn dành cho đỗ xe, bán hàng

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều năm qua Hà Nội vẫn loay hoay với bài toán dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh gây mất trật tự, an toàn giao thông, văn minh đô thị. Trong đó, lực lượng chức năng đã 5 lần ra quân. Tuy nhiên, sau mỗi lần ra quân xử lí rầm rộ thì đâu lại vào đấy.

Chấn chỉnh vỉa hè Hà Nội: Không đánh đổi quyền lợi người đi bộ lấy kinh tế

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang từng bước giành lại vỉa hè phong quang cho người đi bộ. Theo chuyên gia, việc tổ chức sắp xếp phương tiện trên vỉa hè cần phải đảm bảo việc đi lại của người dân, không thể đánh đổi quyền lợi của người đi bộ lấy lợi ích kinh tế.