Các quận huyện ở Hà Nội bị điểm tên vì xử lý vi phạm vỉa hè thấp

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã kiểm tra, xử lý 14.252 trường hợp vi phạm giao thông, 5.921 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị. Tuy nhiên quận Cầu Giấy, quận Tây Hồ, huyện Đan Phượng là một số đơn vị có kết quả kiểm tra, xử lý thấp, chưa tương xứng với tình hình vi phạm trên địa bàn.

Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội vừa có kết quả kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm giao thông, vi phạm về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố.

Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã thành lập Đoàn kiểm tra, đôn đốc, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng với hai tổ.

Bên cạnh đó, bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội còn cử tổ công tác trực tiếp đi kiểm tra, ghi nhận hiện trạng trên các tuyến phố hàng ngày.

Theo đó, tính đến ngày 15.3 (sau khi kết thúc giai đoạn 1 và 15 ngày của giai đoạn 2), với yêu cầu tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm theo hình thức "cuốn chiếu" làm từng tuyến phố, từng khu vực, không bỏ sót vi phạm, bộ mặt đô thị đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Nhiều trường hợp cố tình vi phạm, chống đối đã bị xử lý kiên quyết, cưỡng chế, hoặc thu giữ phương tiện, đồ vật vi phạm, tháo dỡ các biển quảng cáo, mái che, mái vẩy chiếm dụng hè phố, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị theo đúng quy định của pháp luật.

Kết quả, sau nửa tháng đã kiểm tra, xử lý 14.252 trường hợp vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, tăng 4.221 trường hợp (tương đương 42%) so với 15 ngày liền kề trước đó, phạt thành tiền 9,7 tỉ đồng.

Vi phạm chủ yếu là nồng độ cồn, dừng đỗ sai quy định, vi phạm về tải trọng. Trong đó một số đơn vị có kết quả xử lý cao là: thị xã Sơn Tây,  quận Tây Hồ, quận Bắc Từ Liêm...

Về trật tự đô thị, những hành vi lấn chiếm lòng đường, hè phố để kinh doanh, buôn bán, trông giữ phương tiện sai quy định, tập kết vật tư, vật liệu xây dựng, dựng lều lán, mái che, họp chợ, xây bục bệ cầu dẫn xe, treo đặt biển quảng cáo, băng rôn sai quy định... bị xử phạt hàng loạt.

Ban Chỉ đạo 197 các địa phương đã xử lý 5.921 trường hợp vi phạm về trật tự đô thị, tăng 3.123 trường hợp (tương đương 89,6%) so với 15 ngày liền kề trước đó, phạt thành tiền 2,65 tỉ đồng.

Vi phạm chủ yếu là chiếm dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh ăn uống, buôn bán hàng hóa. Trong đó, cưỡng chế vi phạm đối với 310 trường hợp, xử lý 35 trường hợp tái phạm.

Một số đơn vị có kết quả kiểm tra, xử lý cao là: quận Hoàng Mai, quận Nam Từ Liêm, quận Hà Đông, huyện Thanh Trì. Bên cạnh đó, một số đơn vị có kết quả kiểm tra, xử lý thấp, chưa tương xứng với tình hình vi phạm trên địa bàn như: quận Cầu Giấy (chỉ xử lý được 89 trường hợp vi phạm), quận Tây Hồ (79 trường hợp), huyện Đan Phượng (9 trường hợp).

Trước đó, ngày 3.3, Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai và ra quân tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng trên toàn địa bàn thành phố.

Thường trực Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội cho biết, đã yêu cầu 100% các quận, huyện, thị xã, phường, xã tổ chức thực hiện tuân thủ theo ba giai đoạn.

Giai đoạn 1, từ ngày 15.2 - 28.2, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức chấp hành các quy định, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng.

Giai đoạn 2, từ 1.3 - 30.3, ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm.

Giai đoạn 3, từ 30.3 - 1.11 kiểm tra, duy trì trật tự trên các lĩnh vực giao thông, văn minh đô thị.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Giành lại vỉa hè ở Hà Nội: Nơi quyết liệt, nơi bỏ trống

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Về việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ, lãnh đạo Công an TP.Hà Nội chỉ ra thực trạng, một số quận, huyện chưa vào cuộc một cách quyết liệt. Có nơi làm, có nơi bỏ trống; có nơi quyết liệt, có nơi còn thụ động dẫn đến vỉa hè bị chiếm dụng.

Giành vỉa hè cho người đi bộ: Quản không được, cho thuê chỉ thêm nhếch nhác

PHẠM ĐÔNG |

Tình trạng vỉa hè ở Hà Nội biến thành hàng quán, bãi xe diễn ra nhiều năm qua khiến người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường, gây mất an toàn giao thông. Nếu cho thuê vỉa hè sẽ gây ra nhiều hệ lụy, không có được lề thông, hè thoáng, đường phố sạch đẹp để thu hút người đi bộ.

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Phạt răn đe, quy trách nhiệm hiệu quả hơn "ra quân"

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều năm qua, Hà Nội đã loay hoay với bài toán dẹp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh. Tình trạng lấn chiếm hè phố vẫn diễn ra tràn lan, có nơi khi vắng bóng lực lượng công an thì vỉa hè lập tức tái phạm.

Xếp hàng săn quà, trải nghiệm tour thực tế tại Lễ hội Du lịch Hà Nội

Ý Yên |

Khách đến với Lễ hội Du lịch Hà Nội có cơ hội săn tour du lịch, vé máy bay khuyến mại và tour trải nghiệm thực tế kết nối di sản.

Đàn trâu hoang liên tiếp tấn công người, công nhân vừa làm vừa run

HƯNG THƠ |

Những ngày gần đây, đàn trâu hoang xuất hiện ở thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) trở nên hung dữ hơn, khi liên tiếp tấn công công nhân đang trồng cây, khai thác nhựa thông, khiến ai cũng khiếp đảm.

U23 Việt Nam có thể xoay tua đội hình khi đối đầu U23 UAE

Thanh Vũ |

Do không đặt nặng vấn đề thắng thua nên nhiều khả năng huấn luyện viên Troussier sẽ xoay tua đội hình khi U23 Việt Nam đối đầu U23 UAE tại Doha Cup 2023.

Nam Bộ nắng nóng gay gắt, có nơi trên 36 độ C

HẠ MÂY |

TPHCM - Trong ngày 25.3, nắng nóng tiếp tục diễn ra tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành Nam Bộ.

Tiếp diễn tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu xử lý rác thải Sông Công

Nhóm PV |

Thái Nguyên - Hàng chục hộ dân sống gần khu chôn lấp, xử lý rác thải Sông Công (TP. Sông Công) vẫn đang từng ngày sống chung với khói bụi, mùi hôi thối bởi vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây chưa được giải quyết dứt điểm.

Giành lại vỉa hè ở Hà Nội: Nơi quyết liệt, nơi bỏ trống

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Về việc giành lại vỉa hè cho người đi bộ, lãnh đạo Công an TP.Hà Nội chỉ ra thực trạng, một số quận, huyện chưa vào cuộc một cách quyết liệt. Có nơi làm, có nơi bỏ trống; có nơi quyết liệt, có nơi còn thụ động dẫn đến vỉa hè bị chiếm dụng.

Giành vỉa hè cho người đi bộ: Quản không được, cho thuê chỉ thêm nhếch nhác

PHẠM ĐÔNG |

Tình trạng vỉa hè ở Hà Nội biến thành hàng quán, bãi xe diễn ra nhiều năm qua khiến người đi bộ bị đẩy xuống lòng đường, gây mất an toàn giao thông. Nếu cho thuê vỉa hè sẽ gây ra nhiều hệ lụy, không có được lề thông, hè thoáng, đường phố sạch đẹp để thu hút người đi bộ.

Dẹp lấn chiếm vỉa hè: Phạt răn đe, quy trách nhiệm hiệu quả hơn "ra quân"

PHẠM ĐÔNG |

Nhiều năm qua, Hà Nội đã loay hoay với bài toán dẹp vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh. Tình trạng lấn chiếm hè phố vẫn diễn ra tràn lan, có nơi khi vắng bóng lực lượng công an thì vỉa hè lập tức tái phạm.