Vì sao nhiều người Hà Nội cố bám xe máy, "quay lưng" với xe buýt?

PHẠM ĐÔNG |

Với việc mất quá nhiều thời gian, nhiều hành khách đành từ bỏ xe buýt để đi xe máy với thời gian 30 phút. Bởi lẽ cuối ngày, mọi người chỉ nghĩ đến việc làm sao để về nhà nhanh nhất có thể, vì thế, xe buýt không phải sự lựa chọn. Nguyên nhân chính làm hành khách “quay lưng” với xe buýt là do chưa hấp dẫn, tiện ích và văn hóa ứng xử.

Hành khách dần chia tay xe buýt, vì sao?

Như Lao Động đã phản ánh, tại Hà Nội, hành trình xe buýt chậm hơn biểu đồ giờ từ 15-20 phút vì kẹt xe. Xe buýt là phải nhanh, đúng giờ và an toàn nhưng giờ giấc không đảm bảo, khách bỏ xe buýt là điều khó tránh khỏi.

Thực tế đặt ra là lượng hành khách đi lại bằng xe buýt đang có xu hướng sụt giảm.

Khi người dân đi xe cá nhân, xe ôm công nghệ thay cho xe buýt, nhiều ý kiến đánh giá phương tiện giao thông công cộng này đang không đáp ứng được vai trò của mình. Bởi lẽ, rời văn phòng lúc 17h30 nhưng đặt chân về tới nhà cũng đã 19h, nhiều người dân đã bỏ luôn ý tưởng đi xe buýt. Theo tính toán, họ đã phải mất 30 phút chờ đợi, 40 phút đứng - ngồi trên xe, 15 phút đi bộ.

Với việc mất quá nhiều thời gian, nhiều hành khách đành từ bỏ xe buýt để đi xe máy với thời gian 30 phút. Bởi lẽ cuối ngày, mọi người chỉ nghĩ đến việc làm sao để về nhà nhanh nhất có thể, vì thế, xe buýt không phải sự lựa chọn.

Ít người dân dùng xe buýt làm phương tiện di chuyển hàng ngày.
Ít người dân dùng xe buýt làm phương tiện di chuyển hàng ngày.

Thực tế, hiện có rất nhiều bến xe buýt ở Thủ đô có chất lượng phương tiện xuống cấp, chưa tiện lợi, hay bị phản ánh về thái độ phục vụ, đội ngũ nhân viên lái xe... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của xe buýt trong lòng người dân. Văn hoá xe buýt dù được nhắc đi nhắc lại hay được chấn chỉnh nhiều lần nhưng đến nay câu chuyện vẫn chưa có hồi kết.

"Khi không đi xe buýt thì tôi thấy xe khói đen kịt, tài xế lượn lách, chèn ép, 2 xe buýt dàn hàng ngang, nhìn đã thấy rất phản cảm. Khi buộc phải đi thì thấy xe xóc đau cả đầu" - bạn đọc Thanh Xuân chia sẻ.

Vì rất nhiều lý do, bạn đọc Hương Lan thẳng thắn cho rằng "đường Hà Nội đi xe máy vẫn là thượng sách".

Bạn đọc phàn nàn về chất lượng xe buýt.
Bạn đọc phàn nàn về chất lượng xe buýt.

So sánh với loại hình xe buýt điện, người dân cho biết chất lượng dịch vụ tốt hơn hẳn, nhân viên thái độ niềm nở, tài xế chạy xe cẩn thận từ tốn, tại các điểm dừng đỗ đều kiên nhẫn chờ cho khách lên/xuống xe...

"Trần tình" của lái xe, công ty xe buýt

Mới đây một tài xế xe buýt thường đã có "tâm thư" gửi trên mạng xã hội. Trong đó tài xế này lý giải việc họ chạy "như thiêu thân" là bởi những quy định của đơn vị quản lý.

"Tại sao buýt điện họ cứ thong dong đi trong khi chúng tôi phải đuổi giờ, đuổi từ đầu ca tới cuối ca vẫn âm giờ. Xin ăn cơm còn không quá 10 phút từ khi xe về bến. Lý do là tại quy định chuyến lượt. Bỏ lượt nào trừ tiền lượt ấy", đoạn nội dung được tài xế xe buýt truyền thống chia sẻ.

Về việc một số tài xế chạy ẩu, một tài xế chạy tuyến buýt số 32 chia sẻ, có những thời điểm tắc đường, người tài xế về đến điểm cuối phải chạy tiếp ngay, không có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống.

Trung bình, mỗi hành trình kéo dài khoảng 70-75 phút, mỗi ca bình quân mỗi tài xế phải chạy 5-7 lượt, sau mỗi lượt chỉ được nghỉ chừng 3-4 phút. Thời gian làm việc thực tế của một số tài xế có thể lên đến 12 tiếng/ngày, có khi âm giờ vẫn phải chạy cho đủ số chuyến trong ca.

"Giao thông Hà Nội thì ngày nào cũng tắc đường. Gặp tắc là coi như chậm chuyến, âm giờ. Nhiều hôm đã tan ca làm rồi nhưng chưa đủ chuyến nên tôi cùng phụ xe phải chạy cố" - tài xế bày tỏ và cho biết vì áp lực công việc, họ mong muốn được hưởng mức lương cao hơn. Hiện tại dù làm đã nhiều năm nhưng lương vẫn chỉ dao động ở khoảng 7-9 triệu đồng/tháng. Khi có lương ổn định chăm lo cho gia đình sẽ tận tình hơn trong công việc.

Hành khách chưa chọn xe buýt sử dụng thường xuyên vì nhiều lý do.
Hành khách chưa chọn xe buýt sử dụng thường xuyên vì nhiều lý do.

Ông Ngô Xuân Phú - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), đơn vị quản lý và khai thác xe buýt Hà Nội cho biết, hiện đơn vị quản lý trên 1.000 phương tiện với khoảng 4.500 lao động trực tiếp là công nhân lái xe và nhân viên bán vé.

Với những ý kiến phản ánh về ý thức, thái độ phục vụ không tốt của lái, phụ xe Tổng công ty luôn cầu thị, tiếp thu và kiểm tra xác minh kịp thời để có những biện pháp chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.

Cùng với việc tiếp nhận, giải đáp và xử lý kịp thời các thông tin phản ánh của khách hàng, việc đảm bảo kỷ cương, kỷ luật là nội dung trọng tâm trong quản lý chất lượng dịch vụ của đơn vị với biện pháp thường xuyên duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát trên tuyến, kịp thời phát hiện những vi phạm, lập biên bản để xử lý theo đúng quy định.

Trong 6 tháng đầu năm, Transerco đã lập 310 biên bản các loại, xử lý kỷ luật 519 lượt, sa thải 13 trường hợp vi phạm quy chế.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Khách hàng quay lưng, xe buýt vô vọng?

Phạm Đông - Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Hành trình xe buýt chậm hơn biểu đồ giờ từ 15-20 phút vì kẹt xe. Xe buýt là phải nhanh, đúng giờ và an toàn nhưng giờ giấc không đảm bảo, khách bỏ xe buýt là điều khó tránh khỏi.

Nóng Sài Gòn: Xe buýt "ế" khách, nằm phơi sương phơi nắng

Tô Thế - Vũ Linh |

TPHCM - Tăng tốc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em; Đưa 10 người mắc kẹt trong đám cháy nhà trọ 5 tầng ra ngoài an toàn; Xét xử ông trùm đường dây buôn lậu xăng dầu; Xe buýt "ế" khách, nằm phơi sương phơi nắng...

Người đàn ông khuyết tật bị xe buýt "bỏ qua": Hội Người khuyết tật nói gì?

ANH THƯ |

Clip về người đàn ông khuyết tật ở Nghệ An “đội nắng” gần 2 tiếng đồng hồ nhưng không có xe buýt nào cho lên xe đã làm dậy sóng dư luận.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Hà Nội: Khách hàng quay lưng, xe buýt vô vọng?

Phạm Đông - Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Hành trình xe buýt chậm hơn biểu đồ giờ từ 15-20 phút vì kẹt xe. Xe buýt là phải nhanh, đúng giờ và an toàn nhưng giờ giấc không đảm bảo, khách bỏ xe buýt là điều khó tránh khỏi.

Nóng Sài Gòn: Xe buýt "ế" khách, nằm phơi sương phơi nắng

Tô Thế - Vũ Linh |

TPHCM - Tăng tốc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em; Đưa 10 người mắc kẹt trong đám cháy nhà trọ 5 tầng ra ngoài an toàn; Xét xử ông trùm đường dây buôn lậu xăng dầu; Xe buýt "ế" khách, nằm phơi sương phơi nắng...

Người đàn ông khuyết tật bị xe buýt "bỏ qua": Hội Người khuyết tật nói gì?

ANH THƯ |

Clip về người đàn ông khuyết tật ở Nghệ An “đội nắng” gần 2 tiếng đồng hồ nhưng không có xe buýt nào cho lên xe đã làm dậy sóng dư luận.