Hà Nội: Khách hàng quay lưng, xe buýt vô vọng?

Phạm Đông - Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Hành trình xe buýt chậm hơn biểu đồ giờ từ 15-20 phút vì kẹt xe. Xe buýt là phải nhanh, đúng giờ và an toàn nhưng giờ giấc không đảm bảo, khách bỏ xe buýt là điều khó tránh khỏi.
Hành khách “quay lưng” xe buýt do chưa hữu ích, tiện lợi.

Khi người dân quay lưng với xe buýt

6h30 sáng, đứng chờ xe buýt cạnh cổng Trường THCS Yên Hoà, anh Triệu Đức Thái (24 tuổi, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) tỏ ra sốt ruột, sợ sẽ đến muộn giờ làm. Vì đang trong giờ cao điểm cùng quãng đường đi làm xa nên anh Thái đã phải có mặt ở điểm buýt từ rất sớm. Thế nhưng, vào mỗi giờ cao điểm, anh đều phải chờ từ 20 đến 30 phút mới có một chuyến.

Quãng đường từ nhà tới văn phòng của anh khoảng 7 km. Nếu sử dụng xe máy, anh đi chậm rãi mất khoảng 30 phút cho mỗi lượt. Còn đi xe buýt, anh phải mất gần 1 giờ đồng hồ.

Anh Triệu Đức Thái chia sẻ với PV.
Anh Triệu Đức Thái chia sẻ với PV.

Từ nhà anh ra trạm xe buýt gần nhất mất khoảng 20 phút đi bộ, và từ trạm xe buýt tới văn phòng cũng chừng đó thời gian. Là một người ủng hộ mạnh mẽ việc giảm phương tiện cá nhân, nhưng phương tiện công cộng cũng không phải là lựa chọn của anh Thái. "Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến việc dùng xe buýt làm phương tiện di chuyển hàng ngày", anh Thái nói.

Theo lý giải của anh, đường đông, xe máy còn khó đi nữa là cồng kềnh như xe buýt. Cuối ngày, mọi người chỉ nghĩ đến việc làm sao để về nhà nhanh nhất có thể, vì thế, xe buýt không phải sự lựa chọn được ưa chuộng.

Tương tự anh Thái, dù rất ưu tiên sử dụng xe buýt, nhưng vì chất lượng phục vụ, giờ giấc thất thường của xe buýt hiện nay nên chị Nguyễn Thị Duyên (33 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) không thể coi xe buýt là phương tiện di chuyển chính được nữa.

“Chuyến xe 09B tôi hay đi có rất ít chuyến, phải chờ rất lâu mới có 1 lượt xe. Bình thường là 25 phút, có lần tắc đường phải hơn 40 phút mới có xe, nhất là vào khoảng thời gian 6h sáng mỗi ngày và giờ tan tầm buổi chiều” - chị Duyên nói.

Chị Nguyễn Thị Duyên phải chờ đợi rất lâu nếu muốn sử dụng xe buýt.
Chị Nguyễn Thị Duyên phải chờ đợi rất lâu nếu muốn sử dụng xe buýt.

Theo chị Duyên, dựa trên mặt lợi ích đối với người sử dụng, xe buýt không còn đáp ứng được nhu cầu về thời gian và sự cơ động đối với người dân đô thị. Trước đây, khi có ít lựa chọn, người dân mặc định sẽ chọn xe buýt bởi hiệu quả về kinh tế. Nhưng hiện nay họ cần cả những lợi ích khác, không đơn thuần là tiết kiệm tiền.

Bỏ xe buýt vì nhiều lý do

Lên tuyến xe 84 KĐT Linh Đàm - Lê Trọng Tấn - Tây Sơn - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Hàm Nghi - Cầu Diễn vào giờ cao điểm, chúng tôi cũng chứng kiến cảnh chen chúc nhau giữa xe buýt với các phương tiện khác như ôtô, xe máy... Đặc biệt, lúc xe buýt di chuyển qua các cổng trường học, tuyến đường có nhiều ôtô, xe máy dừng, đỗ lộn xộn gây cản trở giao thông.

Giống như nhiều tuyến khác, giá tuyến buýt 84 chỉ 7.000 đồng.
Giống như nhiều tuyến khác, giá tuyến buýt 84 chỉ 7.000 đồng.

Trên trục đường 32 đoạn Hồ Tùng Mậu, Xuân Thủy, Cầu Giấy là tuyến đường chính nên có rất nhiều xe buýt. Các điểm xe tại các trục đường Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy dù không phải giờ cao điểm nhưng cũng luôn đông người đứng chờ. 

Với tuyến xe buýt số 32 (Nhổn - Giáp Bát), trung bình cứ 5-10 phút sẽ có 1 chuyến tới điểm dừng. Đây là tuyến có lộ trình dài mà hành khách đi lại thường xuyên. Trong đó, người sử dụng chủ yếu là sinh viên, người cao tuổi một số người đi làm. Đoạn từ Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Cầu Giấy - Kim Mã - Trần Phú - Giải Phóng có mật độ hành khách đông hơn những điểm khác.

Các xe buýt 32 hiện nay là xe cũ, xe đi rất xóc. Nếu xe đông người, hệ thống điều hòa trên xe không thể làm mát cho toàn bộ không gian.

Không chỉ cơ sở vật chất trên xe có dấu hiệu xuống cấp, một số xe buýt hiện nay vẫn còn tình trạng nhân viên phục vụ trên xe có thái độ không thân thiện, thậm chí là quát nạt hành khách.

Sử dụng xe buýt làm phương tiện đi làm hàng ngày, ông Hoàng Xuân Cơ (72 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi thường xuyên đi xe buýt đi làm. Có một số trường hợp phụ xe khó tính, quát mắng khách hàng. Xe mới thì điều hòa mát, nhưng một số xe cũ thì điều hòa không còn hoạt động tốt nên chỉ cần xe hơi đông người là không khí rất nóng”.

Ông Hoàng Xuân Cơ ngao ngán vì xe buýt.
Ông Hoàng Xuân Cơ ngao ngán vì xe buýt.

Thường di chuyển bằng xe buýt mỗi ngày để lấy hàng về đi chợ, bà Tạ Thị Nhương (83 tuổi, Cầu Giấy) cho biết: “Những xe mới như xe E05 của Vinbus thì đi rất êm, lên xuống xe có người chào, rất thân thiện nhiệt tình. Nhưng một số xe buýt cũ, lái xe, phụ xe khó tính lắm.

Tôi có tuổi rồi, tay chân chậm chạp mà nhiều chú phụ xe cứ quát mắng rồi giục nhanh lên. Nhiều lần xe còn bỏ bến, đi thẳng qua điểm dừng mà không mở cửa đón khách. Còn có trường hợp người lớn tuổi phải đuổi theo xe buýt, thế mà họ cũng không dừng để cho lên".

Bà Tạ Thị Nhương chia sẻ với Lao Động.
Bà Tạ Thị Nhương chia sẻ với Lao Động.

Ngoài ra, tại một số điểm dừng xe buýt có đường thoát nước nằm chính giữa, không có nắp, gây nguy hiểm cho hành khách đứng chờ xe. Vào những ngày nắng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Những ngày mưa, nước dâng lên che lấp miệng cống gây ngập úng, mất vệ sinh môi trường.

Có thể thấy, trong nhiều năm qua, dù Hà Nội đã có nhiều hình thức hỗ trợ, ưu tiên, nhưng xe buýt vẫn chưa trở thành một phương tiện vận tải văn minh và tiện lợi được xã hội lựa chọn. Để "thượng đế bỏ đi" là bài toán mà thành phố và nhiều doanh nghiệp xe buýt loay hoay chưa tìm được đáp án.

Phạm Đông - Vĩnh Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Nghịch lý xe buýt trợ giá vẫn lỗ, hành khách thờ ơ

Vương Trần |

Một nghịch lý, trong nhiều năm qua, dù các thành phố đã có nhiều hình thức hỗ trợ, ưu tiên, nhưng xe buýt vẫn chưa trở thành một phương tiện vận tải chủ yếu. Nhiều người vẫn "quay lưng" với xe buýt, nhiều doanh nghiệp vẫn kêu lỗ dù được trợ giá.

Điều gì khiến xe buýt điện "được lòng" người dân?

Tô Thế - Phong Linh |

Cuối năm 2021, các tuyến buýt điện đầu tiên ở Hà Nội được triển khai, đến nay đã có 8 tuyến được đưa vào khai thác. Từ lúc xuất hiện loại hình vận tải công cộng hoàn toàn mới này, người dân Thủ đô có thêm lựa chọn phương tiện đi lại hàng ngày.

Xe buýt trợ giá vẫn “chết yểu” - ngăn ngừa tình trạng vỡ tuyến

PHẠM ĐÔNG |

Tính hiệu quả của cơ chế trợ giá xe buýt đang thực sự nóng sau khi Công ty TNHH Bắc Hà chính thức ngừng vận hành 5 tuyến xe buýt ở Hà Nội có trợ giá do thua lỗ và cạn kiệt nguồn lực. Trong khi các tuyến xe buýt không được trợ giá ở một số địa phương phát triển tốt, thì Hà Nội cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài, đảm bảo vận tải hành khách bằng xe buýt của thành phố phát triển bền vững.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Nghịch lý xe buýt trợ giá vẫn lỗ, hành khách thờ ơ

Vương Trần |

Một nghịch lý, trong nhiều năm qua, dù các thành phố đã có nhiều hình thức hỗ trợ, ưu tiên, nhưng xe buýt vẫn chưa trở thành một phương tiện vận tải chủ yếu. Nhiều người vẫn "quay lưng" với xe buýt, nhiều doanh nghiệp vẫn kêu lỗ dù được trợ giá.

Điều gì khiến xe buýt điện "được lòng" người dân?

Tô Thế - Phong Linh |

Cuối năm 2021, các tuyến buýt điện đầu tiên ở Hà Nội được triển khai, đến nay đã có 8 tuyến được đưa vào khai thác. Từ lúc xuất hiện loại hình vận tải công cộng hoàn toàn mới này, người dân Thủ đô có thêm lựa chọn phương tiện đi lại hàng ngày.

Xe buýt trợ giá vẫn “chết yểu” - ngăn ngừa tình trạng vỡ tuyến

PHẠM ĐÔNG |

Tính hiệu quả của cơ chế trợ giá xe buýt đang thực sự nóng sau khi Công ty TNHH Bắc Hà chính thức ngừng vận hành 5 tuyến xe buýt ở Hà Nội có trợ giá do thua lỗ và cạn kiệt nguồn lực. Trong khi các tuyến xe buýt không được trợ giá ở một số địa phương phát triển tốt, thì Hà Nội cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài, đảm bảo vận tải hành khách bằng xe buýt của thành phố phát triển bền vững.