Chuyện về những phóng viên tác nghiệp xuyên Tết tại ổ dịch COVID Hải Dương

Vũ Long (thực hiện) |

Chiều mùng 2 Tết, từ tâm dịch COVID-19 tại Hải Dương, 3 đồng nghiệp trẻ đã chia sẻ cảm xúc, công việc với PV Lao Động. Đây là những phóng viên thuộc nhóm truyền thông của Bộ Y tế có nhiệm vụ phản ánh tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở tâm ổ dịch. Họ có một cái Tết xa gia đình rất khó quên.

Nguyễn Huy Hoàng (Phóng viên phòng Đời sống-Xã hội - Báo Gia đình & Xã hội thuộc Bộ Y tế):

PV Huy Hoàng phỏng vấn bác sĩ tại tâm dịch COVID-19 Hải Dương. Ảnh: KD
PV Huy Hoàng phỏng vấn bác sĩ tại tâm dịch COVID-19 Hải Dương. Ảnh: KD

13 giờ 30 phút ngày 28.1, tôi nhận được cuộc gọi của trưởng phòng, hỏi: "Em sẵn sàng đi vào tâm dịch Hải Dương không”? 30 phút sau tôi có mặt tại toà soạn tham gia cuộc họp khẩn. Trong cuộc họp gấp với Ban Biên tập, lãnh đạo Báo lại hỏi: "Đây là chuyến công tác đặc biệt, anh muốn xác nhận lại một lần nữa ý kiến từ em".

Không chần chừ, tôi đồng ý sẵn sàng lên đường.

3 giờ chiều, vừa kịp gấp xong quần áo thì yêu cầu từ toà soạn phải lên đường gấp nên tôi chủ động đi xe máy để di chuyển. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đặt chân đến Hải Dương nên vừa đi vừa phải dùng ứng dụng bản đồ trên điện thoại.

Đến Hải Dương, gặp được đồng nghiệp tạm trú tại đây, tôi mới dám gọi điện thoại về cho bố mẹ. Đầu dây bên kia mẹ bật khóc vì quá bất ngờ và lo lắng. Trầm ngâm một lát, bố động viên: "Nghề báo những lúc này dân mình cần nhất con ạ".

PV Huy Hoàng phỏng vấn các bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh: KD
PV Huy Hoàng thăm hỏi, phỏng vấn 2 mẹ con bệnh nhân tại bệnh viện dã chiến số 2 Hải Dương, bệnh nhân bé 6 tuổi. Ảnh: KD

Ngay sáng hôm sau, tôi cùng các đồng nghiệp đã vào cuộc để đến các điểm nóng Trung tâm Y tế Chí Linh. Khoảnh khắc đáng nhớ nhất là lần đầu tiên mặc bộ đồ bảo hộ để vào trực tiếp khu điều trị chụp ảnh. Mồ hôi ướt như tắm. Bấm máy ảnh qua 2 lớp kính bảo hộ có tấm chắn giọt bắn thực sự như việc “săn may mắn”.

Ở tại tâm dịch ngay từ những ngày đầu tiên tôi mới thấy thực sự cảm phục sự hy sinh của các y bác sĩ, các sinh viên nơi tuyến đầu chống dịch. Nhiều y bác sĩ bố đang điều trị ung thư, con chưa đầy 1 tuổi. Nhiều sinh viên giấu bố mẹ viết đơn tình nguyện khiến chúng tôi không kìm lòng khi phỏng vấn. Các kíp làm việc nhiều khi xuyên đêm, kéo dài hàng chục giờ đồng hồ. Rồi những bữa ăn vội, những giấc ngủ chập chờn. Đâu đâu cũng là những chất liệu sống động cho bài viết với mồ hôi, gian khổ và hy sinh của những chiến sĩ mặc áo blouse trắng.

30 Tết, anh em xác định sẽ đón giao thừa ngay tại tâm dịch. Nỗi nhớ gia đình là điều không tránh khỏi nhưng chúng tôi đành nén lại. Đêm 30 Tết chúng tôi xuyên đêm tác nghiệp và trở về phòng lúc 2 giờ 30 sáng.

Khoảnh khắc hạnh phúc nhất là khi những dòng tin tức được chuyển đi. Trong thời gian tác nghiệp tâm dịch, tôi đã tham gia sản xuất gần 50 tin bài để cung cấp cho Bộ Y tế và toà soạn. Sau nhiều bài viết về các cơ sở điều trị, khu cách ly người dân thấu hiểu thêm về ngành y về sự vất vả của những "người lính trong chiến hào". Nhiều độc giả ở Hải Dương sau khi đọc bài viết đã vận động phong trào ủng hộ cho các địa điểm này.

"Nghề báo - nghề nguy hiểm" bài học các giảng viên nói ở trường nhưng đến thời điểm này tôi mới thấu hiểu. 16 ngày ở tâm dịch, sau mỗi lần xét nghiệm là mỗi lần anh em mừng không xiết. Sợ dương tính thì ít mà sợ ảnh hưởng đến mọi người và công việc thì nhiều hơn.

Vượt qua những khó khăn, tôi thấy đây là một cơ hội quý giá để mình có thể trưởng thành. Chưa bao giờ tôi được tiếp lửa nghề mạnh mẽ đến vậy.

Đinh Kim Dung (29 tuổi, phóng viên chuyên trang điện tử Thời đại Plus - Báo Gia đình & Xã hội):

Đêm giao thừa, em gọi video call về, mẹ rưng rưng nước mắt vì có hai đứa con năm nay chẳng đứa nào về ăn tết. Em trai em là chiến sĩ biên phòng cũng ở lại trực, chúng em phải động viên mẹ rằng, sau khi dịch bệnh đỡ hơn, cả 2 đứa sẽ cùng về rồi cả nhà ăn Tết bù sau.

Đêm 30 Tết bọn em vẫn tác nghiệp tại bệnh viện cùng đội ngũ y bác sĩ và bệnh nhân. Ngày mùng 1, mùng 2 vẫn làm việc như ngày thường, trước đó thứ 7 chủ nhật cũng vậy. Những ngày sau đó quay cuồng trong công việc, không còn khái niệm hôm nay là thứ mấy, ngày tháng là gì.

PV Kim Dung tác nghiệp trong vùng dịch COVID-19. Ảnh: HH
PV Kim Dung tác nghiệp trong vùng dịch COVID-19. Ảnh: HH

Khi đi vào vùng dịch, cảm giác ngần ngại khi tác nghiệp ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như nơi lấy mẫu xét nghiệm hay khu điều trị bệnh nhân COVID-19 đều tan biến, vì công tác bảo hộ đều được các y bác sĩ chỉ bảo tận tình để giảm thiểu nguy cơ. Có những hôm, cả đội tác nghiệp tại CDC Hải Dương tới gần 2 giờ sáng nhưng hầu như không thấy vất vả, ngược lại còn thấy háo hức vì phát hiện được những góc nhìn mới để gửi tới bạn đọc.

Tôn Trung Sơn (24 tuổi, phóng viên chuyên trang điện tử Thời đại Plus- Báo Gia đình & Xã hội):

Em cũng xung phong chuyến công tác và đã 17 ngày ở lại vùng dịch, mỗi ngày đều mang đến cho em cảm xúc mới mẻ về cuộc sống, công việc, tình người.

4 giờ chiều nay (mùng 2 Tết) chúng em cùng đoàn bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai vào thăm bệnh nhân mắc COVID-19 ở Bệnh viện dã chiến 2. Mỗi ngày thấy tình trạng sức khỏe bệnh nhân tốt dần lên đều tăng thêm sức mạnh cho chúng em, giúp chúng em tin tưởng sẽ khống chế được dịch bệnh, chúng em sẽ khỏe mạnh về bên gia đình và đồng nghiệp.

Phút yêu đời của Sơn và đồng nghiệp tại vùng dịch COVID-19 Chí Linh, Hải Dương. Ảnh: HH
Phút yêu đời của Sơn và đồng nghiệp tại vùng dịch COVID-19 Chí Linh, Hải Dương. Ảnh: HH

Ban đầu mới xuống tâm dịch em cũng hơi lo lắng vì đây là chủng virus mới, tốc độ lây lan nhanh hơn chủng cũ. Nhưng vì bản thân còn trẻ, khỏe, lại đi công tác cùng đoàn của ngành y tế nên em cũng vượt qua được những ngần ngại ban đầu. Hiện tại chúng em rất ổn, mỗi ngày gửi hàng loạt tin bài về với nhiều góc nhìn khác nhau, góp phần cho bạn đọc những thông tin mới mẻ, đa chiều về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Chúng em xác định sẽ bám trụ lâu dài, khi nào Hải Dương hết dịch thì chúng em sẽ về.

Vũ Long (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Diễn biến đợt dịch COVID-19 mới bùng phát tại Việt Nam

Lệ Hà - Thắng Thiện |

Sau gần 2 tháng không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, ngày 27.1.2021 Việt Nam lại ghi nhận ca mắc COVID-19 tại Hải Dương. Tốc độ lây lan nhanh, chỉ trong vòng 15 ngày dịch COVID-19 đã lan ra 13 tỉnh, thành.

Việt Nam đề xuất tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng gìn giữ hòa bình

Thanh Hà |

Nhóm bạn bè về gìn giữ hòa bình đã tổ chức thảo luận không chính thức ngày 12.2 về sáng kiến Hành động vì Gìn giữ hòa bình (A4P) của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và vaccine COVID-19.

Du lịch TPHCM năm 2021 và 3 kịch bản ứng phó với dịch COVID-19

AN NGUYÊN |

Vừa khởi động tour du lịch Tết với nhiều khởi sắc thì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến hàng loạt tour bị huỷ. Ngành du lịch TPHCM đang cần gỡ khó để duy trì hoạt động và phát triển trong thời gian tới.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Diễn biến đợt dịch COVID-19 mới bùng phát tại Việt Nam

Lệ Hà - Thắng Thiện |

Sau gần 2 tháng không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, ngày 27.1.2021 Việt Nam lại ghi nhận ca mắc COVID-19 tại Hải Dương. Tốc độ lây lan nhanh, chỉ trong vòng 15 ngày dịch COVID-19 đã lan ra 13 tỉnh, thành.

Việt Nam đề xuất tiêm vaccine COVID-19 cho lực lượng gìn giữ hòa bình

Thanh Hà |

Nhóm bạn bè về gìn giữ hòa bình đã tổ chức thảo luận không chính thức ngày 12.2 về sáng kiến Hành động vì Gìn giữ hòa bình (A4P) của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc và vaccine COVID-19.

Du lịch TPHCM năm 2021 và 3 kịch bản ứng phó với dịch COVID-19

AN NGUYÊN |

Vừa khởi động tour du lịch Tết với nhiều khởi sắc thì dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến hàng loạt tour bị huỷ. Ngành du lịch TPHCM đang cần gỡ khó để duy trì hoạt động và phát triển trong thời gian tới.