Nghề báo

Nghề báo đòi hỏi nhà báo phải kiên trì và có ngọn lửa đam mê

Thái Sơn - Thu Thủy |

Vài năm trở lại đây, ngày càng có nhiều sinh viên báo chí lựa chọn truyền thông sẽ là công việc gắn bó sau ra khi ra trường thay vì báo chí. Theo đó, nhiều bạn cho rằng làm báo chí là một nghề khó, đòi hỏi nhà báo phải có sự kiên trì và đam mê với ngành.

Khi giáo viên viết báo

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Đã hơn 10 năm với gần ba trăm bài viết cho các báo, trong đó có Báo Lao Động, con số tuy nhỏ bé nhưng lại là niềm vui thật lớn với tôi trong sự nghiệp "trồng người". Mỗi ngày trôi qua với tôi thật hạnh phúc khi vừa đi dạy học vừa làm cộng tác viên viết bài cho báo.

TikTok, Gen Z và nghề báo

Thanh Hà |

Báo chí ngày càng quan tâm tới TikTok và Instagram, trong đó có thử nghiệm những cách thông tin bằng video quay dọc và video dạng ngắn, phản ánh mong muốn vươn tới chinh phục đối tượng công chúng dưới 25 tuổi - những người thuộc thế hệ Gen Z (sinh ra vào khoảng năm 1997 tới 2012).

Tổ chức cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023

Hương Mai |

Chiều ngày 14.11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức họp báo cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm 2023.

Chiếc máy scan phủ bụi

Cẩm Văn |

Một thời gần gũi và thường chễm chệ ở vị trí trang trọng nhất giữa phòng thư ký tòa soạn, chiếc máy quét ảnh hiệu Epson giờ nằm im lìm trong kho kỹ thuật ở tầng 4 trụ sở Báo Lao Động trên đường Phạm Văn Bạch (Hà Nội) như dấu tích cho một thời làm báo chật vật, thiếu vắng những công nghệ hỗ trợ hiện đại.

Những câu chuyện dọc đường tác nghiệp

Linh Nguyên |

Với nghề báo, mỗi bài viết phải là một câu chuyện. Có những câu chuyện mang lại niềm vui khi giúp được nhân vật giải quyết vấn đề. Có những câu chuyện khiến người viết trăn trở, cũng có những câu chuyện là nỗi buồn. Và có những câu chuyện dường như mang mối nợ ân tình.

Trải nghiệm một ngày làm cộng tác viên của Báo Lao động

Nhóm PV |

Trong suốt hành trình 93 năm phát triển, Báo Lao Động là cái nôi đào tạo lớp lớp những thực tập sinh, cộng tác viên trở thành phóng viên, vững bước trong hành trình nghề báo của mình.

Sứ mệnh người làm báo trong thời đại mới dưới ánh sáng Tư tưởng Hồ Chí Minh

Phạm Đông |

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ của dân tộc, danh nhân văn hóa của nhân loại mà còn là người sáng lập và chỉ đạo báo chí cách mạng Việt Nam. Báo chí Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, theo dòng chảy của cách mạng, của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng của Người. Học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh để xây dựng, phát triển báo chí cách mạng Việt Nam trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Báo chí dữ liệu, mô hình tổ chức sản xuất tin tức mới của các toà soạn

Nguyễn Tuấn Anh |

Báo chí dữ liệu là một loại hình báo chí đa phương tiện mà ở đó, nhà báo xác minh, sàng lọc, liên kết, phân tích và sắp xếp các dữ liệu thống kê để “kể” một câu chuyện bằng hình ảnh trực quan, dễ hiểu với độc giả.

Hành trình 30 năm trên đất “Chín Rồng”

TRƯỜNG NHÂN |

Ngày 26.5, tại TP.Cần Thơ, Báo Lao Động tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Văn phòng đại diện tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). 30 năm là một cuộc hành trình dài của tập thể Báo Lao Động với nhiều thế hệ nhà báo đều là những cây bút để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc trên mảnh đất “Chín Rồng”.

Chống tin giả, trước hết hãy từ “cuộc chiến” với chính mình

Thế Lâm |

Tin giả không chừa một ai. Trên thực tế, tin giả hiện đã lan tràn trên nhiều loại phương tiện truyền thông, và đoạn cuối trong chu trình lan truyền của nó thường là qua phương tiện truyền thông truyền miệng. Nạn nhân của tin giả cũng có thể là bất cứ ai, ngay cả cơ quan báo chí, nhà báo…

Nhà trường đào tạo căn bản, cơ quan báo chí chấm điểm tư duy, kỹ năng

Đức Thành |

Năm 2019, tôi nhận giúp 3 học sinh THPT luyện các kỹ năng viết để dự thi môn Năng khiếu báo chí, cả 3 đều đỗ và trở thành sinh viên ngành báo. Sau 3 năm học, 2/3 sinh viên đó chưa từng thực tế viết bài dù được tạo điều kiện theo để “học nghề”. Năm 2021, hàng chục bạn sinh viên báo chí đăng ký kiến tập và thực tập tại Báo Lao Động, tuy nhiên, một cuộc điều tra nhỏ của chúng tôi cho thấy, trên 50% các bạn được hỏi khi kết thúc kỳ thực tập hoặc kiến tập cho biết sẽ không theo nghề báo. Lý do chủ yếu: Nghề báo quá vất vả, quá khắc nghiệt, thu nhập không cao như mong muốn…

Đổi mới đào tạo báo chí trong thời đại kỷ nguyên số

Tường Vân - Trà My |

Trước xu thế phát triển của báo chí đa phương tiện, một nhà báo cần hội tụ nhiều kỹ năng, làm được nhiều việc, không chỉ viết báo, mà còn có thể có nhiều kỹ năng khác của phóng viên báo điện tử, báo phát thanh và truyền hình... Làm thế nào để đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng để sinh viên ra trường vừa có tri thức và kỹ năng, vừa biết nhiều kỹ năng nghiệp vụ khác nhưng khác nhưng lại vẫn đảm bảo chuyên sâu là vấn đề đặt ra với các cơ sở đào tạo báo chí hiện nay.

Phóng viên điều tra: Lúc hóa xe ôm, khi hành nghề “đồ tể”

Nhóm PV |

phóng viên (PV) mảng điều tra nên chúng tôi luôn ý thức được lĩnh vực mình đang viết cần tổng hợp nhiều yếu tố về kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh và cách thức triển khai... thì mới có thể khai thác và phơi bày ra ánh sáng những vấn đề được ẩn nấu sâu không phải ai cũng biết.

Khi phóng viên làm công nhân thực thụ

NHÓM PHÓNG VIÊN |

Là phóng viên của tờ báo giữ vị trí số 1 bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, chúng tôi luôn đi sâu sát vào cuộc sống của công nhân, lao động để có chất liệu chân thực nhất đưa vào mỗi bài viết. Phản ánh đời sống thông qua cuộc phỏng vấn ngắn ngủi chắc chắn sẽ không thể thấu hiểu hết những cơ cực mà họ phải trải qua. Vì vậy, chúng tôi quyết định nhập vai làm công nhân để có những trải nghiệm, cảm nhận chân thực nhất. Sau nhiều tháng lăn lộn trong nhà máy, loạt 5 kì “Chuyện chưa kể đằng sau cánh cổng nhà máy” ra đời.