Trà Vinh: 10 năm chưa nhận được tái định cư vẫn phải nộp tiền sử dụng đất

TRẦN LƯU |

Thu hồi đất của dân để làm đường giao thông, nhưng đến nay đã hơn 10 năm, tỉnh Trà Vinh vẫn chưa giao đất tái định cư cho một hộ nào. Lạ lùng hơn là tiền sử dụng đất đối với phần đất tái định cư này đã được thu từ nhiều năm trước...

Con đường nhiều “tai tiếng”

Ngày 20.12, thông tin từ UBND TP.Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) cho biết, cơ quan này đang triển khai làm việc với các hộ dân về việc giao đất tái định cư thuộc dự án tuyến đường số 1, nội ô thành phố Trà Vinh. Đến nay, dù đã hơn 10 năm, nhưng toàn bộ 253 hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án vẫn chưa được giao đất tái định cư, gây ra nhiều bức xúc.

13 năm trước (tháng 8.2006), UBND tỉnh Trà Vinh phê duyệt đầu tư dự án tuyến đường số 1 (thị xã Trà Vinh, nay là TP.Trà Vinh) với tổng mức đầu tư hơn 141 tỉ đồng. Theo phản ánh của người dân, quá trình thi công, tuyến đường này bất ngờ bị “nắn cong”.

Có 253 hộ dân và 3 tổ chức bị thu hồi đất để làm dự án, tổng kinh phí bồi thường hơn 22 tỉ đồng. Trong số này, có hơn 40.700m2 đất thuộc quyền sở hữu của 20 cán bộ và chủ doanh nghiệp trong tỉnh. Chỉ riêng ở Sở GTVT đã có 8 cán bộ bị thu hồi hơn 17.000m2 đất để làm đường.

Một căn nhà lụp xụp nằm ven tuyến đường số 1
Một căn nhà lụp xụp nằm ven tuyến đường số 1. Ảnh: TR.L

UBND tỉnh Trà Vinh khi đó kết luận: Những cán bộ này có dấu hiệu tư lợi cá nhân khi cố tình thực hiện dự án với vị trí và quy mô sai chủ trương và quy hoạch. Một số cán bộ đã cố tình làm thay đổi vị trí, quy mô dự án với mục đích "nắn" con đường vào khu đất của mình để được hưởng bồi thường.

Sau một thời gian yên lắng, tháng 2.2017, tỉnh Trà Vinh cho triển khai lại dự án tuyến đường số 1. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân Bình An bỏ vốn ra để làm đường, khi công trình hoàn thành, doanh nghiệp sẽ được giao 34.420m2 đất hai bên đường để thu hồi vốn.

 
Dù tuyến đường đã hoàn thành, nhưng doanh nghiệp chưa chịu bàn giao cho địa phương vì cho rằng đã bị tỉnh Trà Vinh “bẻ kèo” không giao đất. Ảnh: TR.L

Tuy nhiên, khi tuyến đường hoàn thành vào cuối năm 2018, Sở TNMT tỉnh Trà Vinh lấy lý do doanh nghiệp vi phạm về đấu thầu, nên không giao đất. Còn doanh nghiệp thì khiếu kiện khắp nơi và đến nay vẫn chưa bàn giao dự án.  

Dài cổ chờ tái định cư

Đến nay, tuyến đường số 1 đã hoàn thành, nằm ở vị trí đắc địa ngay trung tâm TP.Trà Vinh. Tuy nhiên, hai bên đường vắng hoe, cỏ mọc um tùm, nhà cửa thưa thớt, xe cộ cũng ít khi qua lại.

Dù nằm ngay trung tâm TP.Trà Vinh, nhưng tuyến đường số 1 vắng hoe, không người qua lại. Trong ảnh: Một khu nghĩa địa nằm ven tuyến đường số 1
Dù nằm ngay trung tâm TP.Trà Vinh, nhưng tuyến đường số 1 vắng hoe, không người qua lại. Trong ảnh: Một khu nghĩa địa nằm ven tuyến đường số 1. Ảnh: TR.L

Gia đình anh Phạm Hùng (khóm 9, phường 6, TP.Trà Vinh) có hơn 1.300m2 đất bị ảnh hưởng bởi dự án. "Suốt nhiều năm qua, chúng tui phải sống trong căn nhà xập xệ, xuống cấp, nhưng không dám sửa chữa, vì đã trúng quy hoạch. Chúng tui chờ dài cổ vẫn không thấy được giao đất tái định cư, cuộc sống không thể yên ổn", vợ anh Hùng nói.

Căn nhà xập xệ nằm trên tuyến đường số 1 của gia đình anh Phạm Hùng
Căn nhà xập xệ nằm trên tuyến đường số 1 của gia đình anh Phạm Hùng

Theo điều tra, tổng số đất bị thu hồi bởi dự án là hơn 264.000m2, tỉnh Trà Vinh dự kiến bố trí tái định cư và phân phối lại quỹ đất 65.029m2 cho 253 hộ gia đình và cá nhân, tất cả đều thuộc diện tái định cư tại chỗ. Song, đã hơn 10 năm kể từ lúc làm dự án, đến nay vẫn chưa có một khu đất tái định cư nào được giao.

Những dãy nhà lụp xụp hai bên đường, người dân hơn 10 năm dài cổ chờ tái định cư
Những dãy nhà lụp xụp hai bên đường, người dân hơn 10 năm dài cổ chờ tái định cư. Ảnh: TR.L

Lạ lùng hơn là dù chưa giao đất tái định cư, nhưng hầu hết các hộ gia đình và cá nhân có đất bị ảnh hưởng đã đóng tiền sử dụng đất tái định cư từ nhiều năm trước.

Ông Dương Hiền Hải Đăng - Chủ tịch UBND TP.Trà Vinh - giải thích: Việc chưa giao tái định cư là do "trục trặc về số liệu". Có những hộ trước đây, theo kế hoạch sẽ được bố trí tái định cư tới 300m2 hoặc nhiều hơn, nhưng bây giờ theo quy định mới, chỉ có thể giao 150m2 đất thổ cư.

"Vừa qua, ở dự án tuyến tránh Quốc lộ 60 (thuộc địa bàn huyện Tiểu Cần) đã xảy ra tình trạng giao đất tái định cư cho người dân vượt hạn mức, dẫn đến sai quy định pháp luật. Giờ ở tuyến đường số 1 cũng xảy ra tình trạng tương tự. Nếu giao đất sẽ giống như trường hợp Quốc lộ 60 vốn đã bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra có nhiều sai phạm" - ông Đăng nói và cho biết, phương án của thành phố là sẽ đàm phán để người dân đồng ý nhận một phần đất nông nghiệp bù vào.

Ông Đăng cũng cho biết, nhiều trường hợp chưa được giao đất tái định cư, nhưng đã đóng tiền sử dụng đất từ nhiều năm trước. "Tôi chưa nắm danh sách và số liệu cụ thể, nhưng tình trạng đó có diễn ra. Đối với những hộ có đất ít, nhưng đã đóng tiền thì thành phố sẽ xem xét trả họ theo lãi suất ngân hàng, kiểu như bù lỗ" - ông Đăng thông tin thêm.

TRẦN LƯU
TIN LIÊN QUAN

Gần 7.000 hộ dân được gỡ nợ tiền tỉ đất tái định cư

Thuỳ Trang |

Giữa tháng 12.2019, cùng với việc Nghị định 79 của Chính phủ sửa đổi việc ghi nợ tiền sử dụng đất của có hiệu lực, chính quyền Đà Nẵng cũng đã linh động để tháo gỡ khó khăn cho gần 7.000 hộ dân nợ tiền đất tái định cư quá hạn.

Nhà đầu tư tố bị "bẻ kèo", Sở bảo dự án có sai sót từ đầu

TRẦN LƯU |

Bỏ ra hàng chục tỉ đồng để xây dựng, đến khi hoàn thành dự án, chủ đầu tư té ngửa vì bị địa phương “bẻ kèo” không thanh toán bằng quỹ đất như đã thỏa thuận…

Chủ đầu tư “bẻ kèo”, người dân nguy cơ mất hàng nghìn lô đất

THUỲ TRANG |

Có hợp đồng mua đất hơn một năm nay, đã đóng tiền cọc đến 95% cho nhà phân phối, nhưng đến thời gian hẹn bàn giao "sổ đỏ" thì người dân tá hoả khi nhà đầu tư “bẻ kèo” với nhà phân phối. Người dân có nguy cơ mất hàng nghìn lô đất.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Gần 7.000 hộ dân được gỡ nợ tiền tỉ đất tái định cư

Thuỳ Trang |

Giữa tháng 12.2019, cùng với việc Nghị định 79 của Chính phủ sửa đổi việc ghi nợ tiền sử dụng đất của có hiệu lực, chính quyền Đà Nẵng cũng đã linh động để tháo gỡ khó khăn cho gần 7.000 hộ dân nợ tiền đất tái định cư quá hạn.

Nhà đầu tư tố bị "bẻ kèo", Sở bảo dự án có sai sót từ đầu

TRẦN LƯU |

Bỏ ra hàng chục tỉ đồng để xây dựng, đến khi hoàn thành dự án, chủ đầu tư té ngửa vì bị địa phương “bẻ kèo” không thanh toán bằng quỹ đất như đã thỏa thuận…

Chủ đầu tư “bẻ kèo”, người dân nguy cơ mất hàng nghìn lô đất

THUỲ TRANG |

Có hợp đồng mua đất hơn một năm nay, đã đóng tiền cọc đến 95% cho nhà phân phối, nhưng đến thời gian hẹn bàn giao "sổ đỏ" thì người dân tá hoả khi nhà đầu tư “bẻ kèo” với nhà phân phối. Người dân có nguy cơ mất hàng nghìn lô đất.